Cô gái 19 t.uổi ở Hà Nội bị khối u quái to 20cm đè bẹp phổi

Một khối u quái có đường kính 20cm, gồm lông, tóc, mỡ, xương… đã được các bác sĩ lấy ra khỏi ngực cô gái trẻ, giải phóng bên phổi bị đè bẹp vì sức nặng của khối u.

Ngày 26/11, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho biết phẫu thuật thành công ca bệnh u trung thất hiếm gặp.

Bệnh nhân là cô gái trẻ 19 t.uổi (Phú Xuyên, Hà Nội). Thời gian gần đây, cô luôn có cảm giác tức ngực, khó thở, đi vài bước chân đã thở gấp.

Khi đi khám tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, bệnh nhân được phát hiện có khối u lớn trong lồng ngực.

Khối u quái có đường kính khoảng 20 cm, nặng hơn 1kg đã đè đẩy tim, chèn ép làm xẹp phổi, dính nhiều cơ quan nội tạng xung quanh.

TS.BS Phan Lê Thắng, Trưởng khoa Ngoại Theo yêu cầu cho biết, với ca bệnh này, phẫu thuật tương đối phức tạp.

co gai 19 tuoi o ha noi bi khoi u quai to 20cm de bep phoi a55 6176479

Vị trí u nằm ở trung thất trước trên bên phải, tổ chức u có cả lông, tóc, mỡ, xương. Khối u to, đè đẩy tim, chèn ép làm xẹp phổi, dính nhiều cơ quan nội tạng xung quanh.

“Sau ca phẫu thuật thành công lấy khối u nặng hơn 1kg đã giúp giải phóng khối u khỏi cơ thể, nở phổi giúp tăng diện tích thở cho bệnh nhân, quan trọng hơn là tránh được những biến chứng nặng sau này về tuần hoàn và tim mạch nếu để u tiếp tục phát triển”, TS Thắng thông tin.

TS Thắng cho biết, u quái ( Teratoma) hay còn gọi là u tế bào mầm (Germ cell tumor) là một khối u bao gồm nhiều loại tế bào xuất phát từ một hoặc nhiều trong 3 lá mầm của phôi thai. Thuật ngữ Teratoma xuất phát từ tiếng Hy Lạp “teras” có nghĩa là quái vật. Mặc dù cái tên nghe đáng sợ nhưng u quái thường là u lành tính. U quái trưởng thành lành tính chứa nhiều loại mô khác nhau như lông, tóc, móng, cơ, răng hoặc xương…. U quái thường hình thành ở buồng trứng, t.inh h.oàn hoặc xương đuôi và ít gặp hơn ở các khu vực khác.

Bất cứ ai, bao gồm cả người cao t.uổi, người trưởng thành, trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh đều có nguy cơ phát triển u quái nhưng lại dễ bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo.

Như trường hợp bệnh nhân này dù có dấu hiệu tức ngực từ cách đây nhiều năm nhưng không đi khám. Trong khi đó nếu đi khám, chỉ một chỉ định chụp X-quang là có thể phát hiện sớm, khi kích thước u nhỏ có thể tiến hành phẫu thuật nội soi.

Vì thế, khi thấy có những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe, mọi người nên đi khám sớm để được phát hiện, điều trị.

Có nên kiểm tra toàn cơ thể tầm soát ung thư?

Chụp chiếu, xét nghiệm toàn bộ cơ thể tìm ung thư gây tốn kém và không hiệu quả, có thể khiến hoang mang hoặc yên tâm giả tạo, theo các bác sĩ.

Tầm soát ung thư là phương pháp phát hiện sớm bệnh ung thư trước khi triệu chứng lâm sàng xuất hiện. Bác sĩ sẽ hỏi t.iền sử bệnh cá nhân, gia đình đồng thời thăm khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm. Từ đó, người dân có kế hoạch chăm sóc, theo dõi sức khỏe và chuẩn bị định hướng điều trị (nếu mắc), giúp tăng cơ hội khỏi bệnh, tăng hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ t.ử v.ong, giảm chi phí chữa bệnh so với việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

“Tuy nhiên, không ai tự dưng đi kiểm tra chụp chiếu, làm xét nghiệm tất cả các bộ phận trên cơ thể để tìm bệnh ung thư. Điều này gây tốn kém và không hiệu quả”, bác sĩ Phạm Văn Thái (Phó giám đốc, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết. Hơn nữa, một số loại bệnh ung thư trong một số trường hợp không có biểu hiện bất thường trên các các phương tiện chẩn đoán khi bệnh ở giai đoạn sớm.

Tầm soát ung thư thường áp dụng trên những đối tượng nguy cơ cao mặc bệnh ung thư nào đó, thường liên quan đến những nhóm t.uổi nhất định, ví dụ: ung thư vú ở phụ nữ trên 40 t.uổi hoặc người có nguy cơ ung thư di truyền.

Cùng quan điểm, bác sĩ Thân Văn Thịnh, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, nhận định nhiều người đi khám tầm soát ung thư với tâm lý lo lắng, sợ hãi nên yêu cầu được xét nghiệm tổng thể. Tuy nhiên, việc kiểm tra chụp chiếu hay làm xét nghiệm tất cả bộ phận trên cơ thể để tìm ung thư không hiệu quả.

“Thậm chí, nhiều gói tầm soát ung thư còn mang tính kinh doanh, không có lợi cho người được tầm soát. Xét nghiệm tràn lan còn gây tâm lý hoang mang hoặc yên tâm giả tạo cho người xét nghiệm”, bác sĩ Thịnh nói.

Để khám sàng lọc ung thư, tùy theo triệu chứng lâm sàng, t.iền sử gia đình của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp và cần thiết như xét nghiệm m.áu, nội soi, siêu âm… Khi có dấu hiệu nghi ngờ sẽ tiến hành chụp CT, chụp MRI, chụp PET/CT… và nhiều xét nghiệm chuyên sâu khác. Các bác sĩ sẽ dựa vào những kết quả này để đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng.

co nen kiem tra toan co the tam soat ung thu 936 6136066

Để có kết quả chẩn đoán bệnh tốt, người dân nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng chuyên môn tốt để đảm bảo việc tầm soát hiệu quả tốt nhất. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Theo bác sĩ, người dân nên khám sàng lọc bệnh ung thư phổ biến như ung thư vú, phổi, gan, dạ dày…

Ung thư vú và ung thư cổ tử cung là hai loại phổ biến gây t.ử v.ong hàng đầu ở nữ giới. Theo Tổ chức ghi nhận Ung thư thế giới (GLOBOCAN 2018), tại Việt Nam, ung thư vú đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc ở nữ giới với 15.229 ca (chiếm 20,6%) và đứng thứ 4 về tỷ lệ t.ử v.ong với 6.113 ca (chiếm 13,87%). Ung thư cổ tử cung đứng thứ 7 về tỷ lệ mắc mới ở nữ giới với 4.177 ca (chiếm 5,65%) và đứng thứ 7 về tỷ lệ t.ử v.ong với 2.420 ca (chiếm 5,50%).

Đối với ung thư vú, yếu tố nổi bật nhất là t.iền sử gia đình có người mắc bệnh này. Ngoài ra có sự liên quan tới đột biến gene, có kinh lần đầu tiên sớm, sinh con đầu lòng muộn. Tự khám vú là phương pháp ít tốn kém và vô hại, có thể thực hiện mỗi tháng một lần và khám sau khi sạch kinh khoảng 5 ngày. Phụ nữ tự khám vú thường xuyên có thể phát hiện bệnh ngay từ khi khối u còn nhỏ. Phụ nữ trên 40 t.uổi được khuyến cáo nên chụp nhũ ảnh mỗi năm một lần.

Trong khi đó, phương pháp chính trong sàng lọc ung thư cổ tử cung là Pap test – lấy tế bào vùng cổ tử cung bằng que (Pap smear) hoặc qua bàn chải nhỏ (Thinprep). Mẫu bệnh phẩm sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi và đ.ánh giá sự bất thường của tế bào cổ tử cung. Nếu phát hiện có tế bào bất thường, bệnh nhân được soi cổ tử cung và sinh thiết giúp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm.

Một số bệnh ung thư khác như ung thư phổi có thể chụp cắt lớp vi tính liều thấp (low-dose CT scan), ung thư gan cần phối hợp siêu âm ổ bụng và bộ ba xét nghiệm m.áu AFP, AFP-L3, PIVKA II.

Ung thư dạ dày thường không có biểu hiện rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường khác. Khi xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng thì cũng là lúc bệnh tiến triển nặng. Bạn nên sàng lọc ung thư dạ dày bằng nội soi dạ dày định kỳ để phát hiện những tổn thương ác tính ở giai đoạn rất sớm.

Tầm soát ung thư có chính xác hay không là băn khoăn của rất nhiều người. Hiện, y học ngày càng phát triển với những kỹ thuật máy móc hiện đại; độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác của các kỹ thuật chẩn đoán được nâng cao. Tuy nhiên, rất khó có một kỹ thuật đảm bảo độ chính xác 100%. Vì vậy, để có kết quả chẩn đoán bệnh tốt, người dân nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng chuyên môn cao giúp việc tầm soát hiệu quả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *