Trên thị trường, nhiều sản phẩm TPCN, thực phẩm bảo vệ luôn có xu hướng quảng cáo quá mức công dụng của sản phẩm, thậm chí quảng cáo như “thần dược”, như thuốc điều trị…
Hàng loạt sản phẩm vi phạm quảng cáo
Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo, phát hiện 2 sản ph ẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo trên website gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh.
Cụ thể, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Sapril Collagen 2G được quảng cáo quá công dụng, gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh trên các website như: https://www.pharmacity.vn; http://shopee.vn; https://www.yes24.vn; https://greenoly.vn; https://japana.vn; https://biocare247.vn; https;//hangnoidianhatcantho.com.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe MR.Z210MG cũng vi phạm quy định quảng cáo, quảng cáo trên website: https://www.cuahangnhapkhau.com; https://aladin.com.vn; https://japana.vn; https://aloola.vn trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo; quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm.
Đáng nói, khi cơ quan chức năng làm việc với Công ty TNHH Phân Phối Phát Việt, Công ty này khẳng định không thực hiện quảng cáo hai sản phẩm Sapril Collagen 2G và MR.Z210MG trên các website nêu trên.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng các sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Sapril Collagen 2G và Thực phẩm bảo vệ sức khỏe MR.Z210MG được quảng cáo vi phạm trên các website nêu trên.
Một sai phạm phổ biến, quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng lại có công dụng chữa bệnh.
Trước đó, Cục An toàn thực phẩm cũng cảnh báo hàng loạt sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Health gain tea, Viêm âm tán Hoàng Cung, Giảm cân Hoàng Anh, Dương Lực Hoàn, Mờ nám – sáng da đang được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo.
Các sản phẩm này được quảng cáo trên các website: https://www.dongnamduochoanganh.com, https://dongnamduochoanganh.vn, https://www.dongyhoanganh.com.
Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm, trong khi Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Health gain tea, Viêm âm tán Hoàng Cung, Giảm cân Hoàng Anh, Dương Lực Hoàn, Mờ nám – sáng da quảng cáo vi phạm trên các trang website nêu trên.
Sai phạm nhiều nhất là quảng cáo như thuốc chữa bệnh
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục an toàn thực phẩm cho biết, các sai phạm liên quan đến thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe gặp nhiều nhất.
Đó là các hành vi quảng cáo TPCN như thần dược, quảng cáo sai sự thật, quảng cáo lừa dối như thuốc chữa bệnh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng; quảng cáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung, quảng cáo không đúng nội dung đã được xác nhận; quảng cáo lợi dụng lời nói, hình ảnh của giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, dược sĩ, bệnh nhân; quảng cáo không có nội dung khuyến cáo “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”… là rất phổ biến.
Vì thế, Cục An toàn thực phẩm đưa ra khuyến cáo để người tiêu dùng nhận diện các sản phẩm vi phạm quảng cáo, nếu thấy bất cứ một trong những dấu hiệu sau, người tiêu dùng có quyền nghi ngờ về sai phạm quảng cáo:
– Dùng cán bộ y tế, danh nghĩa cán bộ y tế để quảng cáo
– Lấy danh nghĩa bài thuốc đông y, lang y nhưng thực chất đó là thực phẩm để quảng cáo chữa khỏi bệnh nọ bệnh kia là quảng cáo sai sự thật.
– Dùng thư, lời cảm ơn, phát biểu của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm chức năng.
– Quảng cáo thực phẩm chức năng nhưng lại khẳng định chữa dứt điểm bệnh nọ, bệnh kia…
“Việc quảng cáo mập mờ gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh rất nguy hiểm”, ông Phong nói.
Cá nhân ông đ.ánh giá vi phạm này rất nghiêm trọng, là quảng cáo lừa dối người tiêu dùng, là những hành vi bất chấp luân thường đạo lý. Vì lợi nhuận mà họ sẵn sàng lừa dối, kể cả những người bệnh đang ở hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. Nhiều người Việt dễ dàng bị đ.ánh lừa bởi những ngôn từ quảng cáo, bỏ ra t.iền trăm, t.iền triệu mua thực phẩm vì ngỡ có tác dụng… chữa bệnh, gây tốn kém, ảnh hưởng đến thời gian vàng điều trị.
Ông Phong cho biết thêm, hầu như ngày nào trên trang website chính thức của Cục An toàn thực phẩm cũng thông tin về việc phát hiện các sản phẩm thực phẩm chức năng quảng cáo gian dối, lừa người tiêu dùng như một loại thuốc chữa bệnh.
Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không tẩy chay thực phẩm chức năng nhưng không tin vào quảng cáo sai sự thật chữa bệnh nọ bệnh kia.
“Người dân cần nhớ, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời. Ngoài ra, người dân có thể tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm”, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo.
Bên cạnh đó, trước khi mua, cần đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe luôn ghi dòng chữ: “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng cho phù hợp và bảo đảm sức khỏe. Chọn mua các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và nhà sản xuất sản phẩm rõ ràng.
Miếng dán sticker được quảng cáo là diệt nCoV không cần rửa tay: Nhiều người lao vào mua nhưng chuyên gia chỉ rõ sự thật không ngờ
Sản phẩm được quảng cáo diệt khuẩn, diệt virus, khử mùi, trong đó có khả năng diệt SARS-CoV-2 nhưng thực tế không có khả năng thần thánh như nhiều người đang nghĩ.
Một sản phẩm được quảng cáo có khả năng diệt khuẩn, diệt virus, diệt cả SARS-CoV-2…
Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang còn nhiều diễn biến phức tạp tại nước ta. Đợt dịch lần thứ 4 này được nhận định phức tạp, khó khăn hơn cả so với những đợt dịch trước vì chủng mới nguy hiểm hơn. Thế nên, việc phòng chống dịch Covid-19 cũng được cảnh báo đến người dân, cần nâng cao mức độ phòng chống lây nhiễm bệnh lên một bước mới.
Bộ Y tế vẫn luôn nhắc nhở rằng cần phải nghiêm túc thực hiện 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bao gồm đeo khẩu trang – rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn – Không tụ tập đông người – Khoảng cách tối thiểu 2m – Khai báo y tế đầy đủ… để phòng bệnh. Mặc dù không bỏ qua khuyến cáo của Bộ Y tế nhưng gần đây, nhiều người bị thu hút bởi 1 sản phẩm được quảng cáo có tác dụng diệt khuẩn.
Như lời quảng cáo, sản phẩm này là một miếng dán được làm từ nguyên liệu Airpurity có công dụng diệt khuẩn/diệt virus/khử mùi. Miếng dán này đặc biệt được quảng cáo có khả năng “diệt virus corona tới 99,99%, để bảo vệ sức khỏe cán bộ nhân viên và làm quà tặng đối tác, khách hàng… trong thời kỳ dịch bệnh nguy hiểm khó lường. Thời hạn diệt khuẩn, diệt virus lên tới 12 tháng” và dẫn kèm theo rất nhiều chứng nhận sáng chế cả ở trong nước lẫn quốc tế.
Theo mô tả, sản phẩm ở dạng sticker dán vào điện thoại, laptop, ipad, dán vào cửa nhà, bàn làm việc… siêu dễ dàng. Theo đó sản phẩm này được quảng cáo là rất dễ sử dụng, chỉ cần xoa tay vào những miếng dán này khi ngồi làm việc, cầm điện thoại, hay ngay cả ở nhà… là đã có hiệu quả diệt virus SARS-CoV-2 đến 99,99%, gần như tuyệt đối.
Những “lời có cánh” ấy đang khiến nhiều người, nhất là chị em phụ nữ sốt xình xịch, muốn mua gấp vài miếng dán để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình trong mùa dịch Covid-19.
Không có sản phẩm nào diệt khuẩn bàn tay, nhất là virus SARS-CoV-2 tốt bằng xà phòng/dung dịch sát khuẩn…
BS Trương Hữu Khanh (trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) khẳng định, không có bất cứ sản phẩm thần thánh nào chỉ cần đặt tay vào là có khả năng diệt khuẩn, diệt virus, bao gồm cả virus SARS-CoV-2. “Chỉ có nước sát khuẩn, dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng được sử dụng khi rửa tay mới đảm bảo công đoạn rửa tay sạch sẽ, ngăn chặn virus SARS-CoV-2 tốt nhất”, chuyên gia khẳng định.
Trả lời thêm về vấn đề này, BS Khanh nhận định, khi rửa tay, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn mới có khả năng luồn lách không chỉ bề mặt của bàn tay mà còn các kẽ ngón tay. Đây là những vùng mà miếng dán diệt khuẩn dù có cố áp mọi ngón tay vào để ngăn chặn nCoV cũng không thể đảm bảo làm được 100%. Trong khi đó, dưới vòi nước xối mạnh, đôi bàn tay được rửa đúng theo các bước với xà phòng, dung dịch sát khuẩn sẽ đảm bảo diệt khuẩn tốt nhất.
“Ở góc độ chuyên gia, tôi không tin những sản phẩm này có thể thay thế xà phòng hay dung dịch sát khuẩn cũng như không cần rửa tay theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Tất nhiên, quyền sử dụng là ở bạn nhưng chắc chắn không đảm bảo tránh lây nhiễm nCoV, thậm chí tạo tâm lý chủ quan, có thể dẫn đến những chuyện đáng tiếc. Nếu bạn vẫn muốn thử thì có thể mua dùng để yên tâm hơn, song song với đó vẫn cần rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn”, chuyên gia khẳng định.
Để đảm bảo rửa tay đúng cách, bạn cần chú ý thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay dưới vòi nước. Cho xà phòng vào lòng bàn tay và xoa đều.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay và các kẽ ngón, móng tay trong vòng ít nhất 20 giây.
Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6: Tráng sạch tay dưới vòi nước. Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn sử dụng một lần.