Kết quả của nghiên cứu mới nhất, được đăng trên tạp chí y khoa Clinical Infectious Diseases, cho thấy những người có nhà ở không ổn định có nguy cơ tái nhiễm cao hơn gấp 2 lần, theo News Medical.
Hầu hết mọi người từng nhiễm Covid-19 đều phát triển phản ứng miễn dịch mạnh mẽ chống lại bệnh, có thể ngăn ngừa sự tái nhiễm trở lại với cùng loại virus này.
Mặc dù vậy, nhiều trường hợp tái nhiễm Covid-19 đã được báo cáo, nhưng các yếu tố nguy cơ tái nhiễm Covid-19 vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Nghiên cứu nói gì?
Trong nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu muốn xem xét tác động của các yếu tố nhân khẩu học và phản ứng kháng thể ở người bị tái nhiễm Covid-19.
Những người có nhà ở không ổn định có nguy cơ tái nhiễm cao hơn gấp 2 lần. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên những bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 và tái nhiễm trở lại từ ít nhất 90 ngày sau lần nhiễm Covid-19 đầu tiên.
Có tổng cộng 75 người dương tính lần 2 sau 90 ngày được xem là tái nhiễm và 1.594 người không bị tái nhiễm – tham gia nghiên cứu.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh trong lần nhiễm đầu tiên, nhân khẩu học và lịch sử điều trị Covid-19 của những người tham gia được lấy từ hồ sơ y tế điện tử của Trung tâm Y tế Boston (Mỹ).
Sau khi sử dụng nhiều phương pháp phân tích, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người có nhà ở không ổn định có nguy cơ tái nhiễm cao hơn gấp 2 lần, theo News Medical.
Tái nhiễm không liên quan đến bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tái nhiễm không liên quan đến bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch
Thông thường, nhiều người nghĩ rằng, người có bệnh nền sẽ dễ bị tái nhiễm hơn, hoặc người mắc bệnh nặng hơn trong lần nhiễm đầu tiên sẽ dễ bị tái nhiễm hơn.
Nhưng điều bất ngờ là, kết quả cho thấy, người có bệnh nền và mức độ nặng nhẹ của bệnh trong lần nhiễm Covid-19 đầu tiên hoàn toàn không liên quan đến việc tái nhiễm, theo News Medical.
Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng mức độ kháng thể và khả năng vô hiệu hóa virus ở cả người tái nhiễm và không tái nhiễm là tương tự nhau trong những tuần đầu sau khi nhiễm Covid-19 lần đầu, và trong suốt 90 ngày tiếp theo và kể cả sau đó.
Điều này cho thấy những người tái nhiễm không bị suy giảm miễn dịch.
Các nhà nghiên cứu lý giải nguyên nhân khiến những người có chỗ ở không ổn định dễ bị tái nhiễm hơn dù họ vẫn còn kháng thể, có thể là do họ dễ tiếp xúc với virus hơn.
Nghiên cứu đã kết luận sự tái nhiễm với Covid-19 có liên quan đến các yếu tố môi trường xã hội, chứ không liên quan đến bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch, theo News Medical.
Tiêm phòng cho bà mẹ mang thai có thể giúp trẻ không nhiễm COVID-19
Trong một nghiên cứu mới từ Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess (BIDMC), các chuyên gia đã đ.ánh giá khả năng sinh miễn dịch của vắc- xin COVID-19 mRNA ở phụ nữ mang thai và cho con bú được tiêm vắc xin COVID-19 Pfizer/Moderna.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cả hai loại vắc- xin đều kích hoạt phản ứng miễn dịch ở phụ nữ mang thai và cho con bú.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và cho con bú không được đưa vào thử nghiệm hiệu quả của vắc xin Pha 3; do đó, dữ liệu về tính an toàn của vắc xin và khả năng sinh miễn dịch còn hạn chế.
Tiêm phòng cho bà mẹ mang thai có thể giúp trẻ sơ sinh không nhiễm COVID-19.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 103 phụ nữ, t.uổi từ 18-45, được tiêm vắc-xin mRNA COVID-19 (54% tiêm Pfizer; 46% tiêm Moderna). Kết quả cho thấy, mức độ tương tự về chức năng kháng thể do vắc-xin và phản ứng của tế bào T ở tất cả phụ nữ không mang thai, đang mang thai và cho con bú sau liều vắc-xin thứ hai. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và không mang thai được tiêm vắc- xin mRNA đều phát triển các phản ứng miễn dịch phản ứng chéo chống lại các biến thể COVID-19 B.1.1.7 và B.1.351.
Theo các nhà nghiên cứu, các kháng thể tạo ra từ vắc-xin trong cả m.áu cuống rốn trẻ sơ sinh và sữa mẹ cho thấy rằng, việc tiêm phòng cho bà mẹ mang thai có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi nhiễm COVID-19. Trong tương lai, nghiên cứu nên tập trung vào việc xác định thời điểm tiêm chủng để tối ưu hóa việc cung cấp kháng thể qua nhau thai và sữa mẹ cho trẻ sơ sinh.