Chiều 29/11: Có 6 doanh nghiệp trong nước nộp hồ sơ đăng ký thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir; Bến Tre thêm 264 F0 cộng đồng

Bộ Y tế cho biết, có 6 doanh nghiệp trong nước nộp hồ sơ đăng ký thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir; Các tỉnh Quảng Bình, Bến Tre thêm nhiều F0 trong cộng đồng;

Có 6 doanh nghiệp trong nước nộp hồ sơ đăng ký thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir

Đến nay Việt Nam đã đưa vào sử dụng nhiều loại thuốc trong điều trị bệnh nhân COVID-19 như thuốc ức chế sự nhân lên của virus: Molnupiravir, Remdesivir, Favipiravir,… Ngoài ra thuốc kháng thể kép cũng đang được đưa vào điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nặng.

Các thuốc hỗ trợ khác như thuốc ức chế phản ứng miễn dịch (Chất ức chế Interleukin-6, Baricitinib), thuốc chống đông, kháng sinh, kháng nấm, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (Xuyên tâm liên) cũng được đưa vào phục vụ điều trị bệnh nhân COVID-19…

Hiện có 6 nhà máy nộp hồ sơ đăng ký thuốc Molnupiravir. Trường hợp Bộ Y tế được UBTV Quốc hội cho cơ chế cấp giấy lưu hành sản phẩm để tháo gỡ khó khăn do quy định tại Điều 56, Điều 87 (khoản 1) và Điều 89 (khoản 1, điểm b khoản 3) của Luật Dược thì các nhà máy trong nước có thể sớm chủ động được nhu cầu thuốc chứa Molnupiravir trong nước.

chieu 2911 co 6 doanh nghiep trong nuoc nop ho so dang ky thuoc dieu tri covid 19 molnupiravir ben tre them 264 f0 cong dong 23c 6181750

Bộ Y tế cho biết, có 6 doanh nghiệp trong nước nộp hồ sơ đăng ký thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir.

Bộ Y tế cũng cho biết chương trình sử dụng thí điểm đưa thuốc Molnupiravir điều trị có kiểm soát F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đã triển khai tại 36 tỉnh/thành phố với số lượng thuốc phân bổ gần 250.000 liều.

Các kết quả báo cáo giữa kỳ cho thấy thuốc có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với tỷ lệ bệnh nhân có kết quả RT-PCR sau 5 ngày âm tính hoặc dương tính với giá trị CT 30 từ khoảng 70% đến 99%; tỷ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02%-0,06% và không có ca nào t.ử v.ong liên quan đến thuốc.

Quảng Bình: Thêm 16 ca COVID-19 tại cộng đồng

Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 28/11 đến 6 giờ ngày 29/11), Quảng Bình ghi nhận thêm 16 ca nhiễm COVID-19 mới, đều trong cộng đồng.

Thống kê của tỉnh Quảng Bình cũng cho thấy từ ngày 7/10- 29/11, Quảng Bình ghi nhận 345 ca dương tính với SARS-CoV-2 là người trở về từ vùng dịch.

Tổng số ca toàn tỉnh Quảng Bình từ trước tới nay hiện là 2.601 ca, trong đó 2.325 ca khỏi, 323 bệnh nhân đang điều trị, 6 ca t.ử v.ong.

Hiện Quảng Bình có 661 trường hợp đang cách ly tập trung, 4.611 trường hợp đang cách ly tại nhà (cả 2 chỉ số này đều tăng so với ngày trước đó).

Thống kê cho thấy hiện có 753.793 người tại Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trong đó 231.434 người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Chỉ số này cho thấy tỉnh đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Quảng Ngãi: Thêm 34 ca dương tính với virus SARS-CoV-2

Sáng 29/11, Sở Y tế Quảng Ngãi thông tin, tiếp tục ghi nhận thêm 34 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó có 1 ca cộng đồng.

Có 29 ca COVID-19 được phát hiện khi đang cách ly y tế do liên quan tới các F0. Trong đó, có 17 ca ở khu vực phong tỏa tại xã Sơn Linh (Sơn Hà) và tổ 3, phường Trần Hưng Đạo (TP.Quảng Ngãi); 9 ca đang cách ly tập trung và 3 ca cách ly tại nhà.

Ngoài ra còn có 4 ca bệnh về từ các tỉnh, thành phố phía nam, gồm 1 ca cách ly tập trung và 3 ca cách ly tại nhà. Từ ngày 26/6 đến nay, Quảng Ngãi ghi nhận 2.710 ca COVID-19.

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa thành lập thêm 2 Bệnh viện Điều trị bệnh nhân COVID-19 tỉnh, nâng tổng công suất giường bệnh điều trị F0 trong toàn tỉnh lên 1.200 giường

Theo đó, UBND tỉnh đã quyết định trưng dụng một phần Trung tâm Y tế huyện Sơn Hà để thành lập Bệnh viện Điều trị bệnh nhân COVID-19 của tỉnh (cơ sở 6), với quy mô 100 giường bệnh nội trú. Đồng thời, trưng dụng Ký túc xá Trường Cao đẳng Việt Nam – Hàn Quốc – Quảng Ngãi ở TX.Đức Phổ làm Bệnh viện Dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 tỉnh (cơ sở 7), với quy mô từ 100-150 giường bệnh nội trú; đơn vị phụ trách chuyên môn là Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm.

Cả hai bệnh viện này đều có chức năng thu dung, điều trị cho người bệnh COVID-19 nhẹ và không có triệu chứng, chịu sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh, Trung tâm Chỉ huy Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh, dưới sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Y tế và Sở Y tế.

Bến Tre: Ghi nhận 264 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Từ 18 giờ ngày 28/11/2021 đến 11 giờ ngày 29/11/2021, tỉnh Bến Tre có 278 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 7.354 ca. Trong đó, có 3.381 ca ra viện, 64 ca t.ử v.ong.

Trong số ca mắc, có 258 ca ghi nhận tại cộng đồng trong tỉnh, 14 ca khu cách ly, ngoài tỉnh 6 ca tại cộng đồng.

Đến nay, tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Bến Tre đạt 96,08% dân số trên 18 t.uổi, trong đó có 65,82% dân số tiêm đủ 2 mũi.

Tỉnh thực hiện cách ly phòng dịch COVID-19 549 trường hợp. Trong đó, có 27 trường hợp cách ly y tế tập trung, 522 cách ly y tế tại nhà, nơi cư trú. Xét nghiệm PCR 951 mẫu.

Bến Tre lập mới 1 khu cách ly tập trung (Bình Đại). Có 177 tổ tuyên truyền, tuần tra phòng chống dịch. Lực lượng tuần tra, kiểm tra 183 cuộc, nhắc nhở 79 lượt người dân, 20 cơ sở kinh doanh.

Kon Tum: Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho gần 66.000 trẻ từ 12 đến 17 t.uổi

Ngày 29/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cho biết, các cơ sở giáo dục trên địa bàn đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 cho gần 66.000 trẻ từ 12 đến 17 t.uổi.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, trẻ trong lứa t.uổi 15-17 t.uổi sẽ được ưu tiên tiêm chủng trước và hạ dần độ t.uổi theo tiến độ phân bổ vaccine của Sở Y tế. Công tác tiêm chủng được thực hiện tại các trường học đủ điều kiện hoặc Trạm Y tế của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Nhà trường và lực lượng y tế sẽ tiến hành khám sàng lọc và phân loại số học sinh đủ tiêu chuẩn; đối với những em có bệnh lý nền hoặc đang điều trị tại bệnh viện, ngành Giáo dục sẽ tổ chức tiêm cho các em tại nơi đang điều trị hoặc bệnh viện cấp huyện, tỉnh để theo dõi và chăm sóc kịp thời.

Trong chiến dịch tiêm chủng lần này, ngành Giáo dục và ngành Y tế tỉnh Kon Tum đã phối hợp tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh tại các trường Trung học Phổ thông, Phổ thông Dân tộc Nội trú, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên trên địa bàn toàn tỉnh.

Đến hết sáng 29/11, toàn tỉnh đã có 21/38 đơn vị trường học tiến hành tiêm vaccine cho gần 8.500 học sinh. Cụ thể, khối lớp 10 có 2.240 học sinh, lớp 11 có 2.920 học sinh và lớp 12 có 3.323 học sinh, đạt 74,6%.

Để đảm bảo t.rẻ e.m được tiếp cận vaccine một cách an toàn, đầy đủ, các trường học đã tuyên truyền và vận động phụ huynh học sinh ký cam kết đồng ý cho các em được tiêm vaccine.

Kiểm soát chặt việc nhập khẩu, sử dụng nguyên liệu thuốc điều trị Covid-19

Cục Quản lý dược – Bộ Y tế vừa có công văn gửi 23 công ty dược yêu cầu các công ty này báo cáo tình hình nhập khẩu và sử dụng các nguyên liệu dược và bán thành phẩm thuốc gồm: Molnupiravir, Favipiravir, Baricitinib, 2-Deoxy-D-Glucose.

kiem soat chat viec nhap khau su dung nguyen lieu thuoc dieu tri covid 19 9d6 6021960

Phát thuốc cho F0 cách ly tại nhà ở Q.Tân Bình, TP.HCM. Ảnh DUY TÍNH

Theo Cục Quản lý dược, gần đây, cơ quan này đã cấp phép nhập khẩu cho một số đơn hàng dược chất và bán thành phẩm thuốc (Molnupiravir, Favipiravir, Baricitinib, 2-Deoxy-D-Glucose) để phục vụ cho nghiên cứu, kiểm nghiệm và sản xuất thuốc xuất khẩu. Cùng với việc chấp thuận cho các đơn vị nhập khẩu các đơn hàng trên, Cục Quản lý dược có yêu cầu: “Cơ sở chỉ được sử dụng nguyên liệu nhập khẩu trên để dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm, không sử dụng vào mục đích khác, không lưu thông trên thị trường. Thuốc thành phẩm sản xuất không được lưu hành tại Việt Nam”. Tuy nhiên, đang có hiện tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 buôn bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc.

Thu giữ 9.600 hộp thuốc “điều trị Covid-19” dán nhãn mác Trung Quốc

Để tăng cường công tác quản lý về lĩnh vực dược, đảm bảo an toàn cho người sử dụng, phục vụ tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, Cục Quản lý dược yêu cầu: Các cơ sở nghiêm túc thực hiện việc sử dụng các nguyên liệu được cấp phép nhập khẩu trên đúng mục đích đã được Cục phê duyệt. Đồng thời, thực hiện báo cáo, cập nhật trong vòng 24 giờ kể từ khi có thay đổi (tăng, giảm) về số lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc (Molnupiravir, Favipiravir, Baricitinib, 2-Deoxy-D-Glucose) trên trang điện tử dichvucong.dav.gov.vn và gửi báo cáo về tình hình nhập khẩu, sử dụng các nguyên liệu hoặc khi có sự thay đổi so với lần báo cáo trước.

Cục Quản lý dược cho biết, theo quy định tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế: “Phạt t.iền từ 60 – 80 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Sản xuất và đưa ra lưu hành tại Việt Nam thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành”. Ngoài ra, áp dụng đình chỉ hoạt động kinh doanh có liên quan đến hành vi vi phạm trong thời hạn từ 3 – 6 tháng tùy hành vi vi phạm.

Theo một số đơn vị y tế, các thuốc có thành phần dược chất nêu trên hiện được sử dụng cho thí điểm điều trị Covid-19, nghiên cứu đ.ánh giá về hiệu quả trong phối hợp thuốc điều trị Covid-19. Trong đó, thuốc Molnupiravir hiện được Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM cung cấp cho điều trị các F0 triệu chứng nhẹ. Thuốc do các trung tâm y tế tiếp nhận và cấp phát tới từng F0 đang cách ly tại nhà trên địa bàn quản lý, đảm bảo đúng người, đúng đối tượng..

Khuyến cáo mới nhất về tiêm kết hợp 2 vắc xin Covid-19

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *