Theo Bộ Y tế, để tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh bạch hầu, uốn ván trong cộng đồng, chủ động phòng ngừa dịch bệnh, việc tiếp tục duy trì triển khai vaccine Td cho trẻ 7 t.uổi tại các địa bàn nguy cơ là hết sức cần thiết.
Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh uốn ván hữu hiệu nhất.
Tỉ lệ tiêm chủng thấp do ảnh hưởng của COVID-19
Bộ Y tế vừa phê duyệt kế hoạch tiêm bổ sung vaccine uốn ván-bạch hầu giảm liều (Td) năm 2022 tại 32 tỉnh, thành phố.
Theo Bộ Y tế, trong các năm 2004-2012, bệnh bạch hầu cơ bản được không chế ở Việt Nam với số ca mắc trung bình hàng năm là 21 trường hợp.
Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2020 đã ghi nhận các ổ dịch bạch hầu xảy ra rải rác ở một số địa phương. Năm 2013, dịch bạch hầu xảy ra ở tỉnh Gia Lai với 7 trường hợp mắc và dịch tiếp tục xuất hiện trong năm 2014 với 10 trường hợp mắc, năm 2015 có 9 trường hợp mắc.
Năm 2016 ghi nhận dịch bạch hầu tại tỉnh Bình Phước và Kon Tum.
Năm 2019 có 7 tỉnh báo cáo 53 trường hợp mắc bạch hầu, trong đó dịch xảy ra tại 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk và Kon Tum.
Năm 2020 ghi nhận 237 ca bạch hầu tại 10 tỉnh của 3 khu vực, trong đó có các ổ dịch tại 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Mặc dù số mắc bạch hầu năm 2021 đã giảm song nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là hiện hữu trong tình hình tỷ lệ tiêm chủng vaccine DPT-VGB-Hib và DPT4 tại nhiều tỉnh đạt thấp do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Các trường hợp mắc bạch hầu được ghi nhận chủ yếu ở nhóm trẻ lớn (trên 10 t.uổi) chiếm 67,8%, tiếp theo là trẻ 5-9 t.uổi (20,5%), 1-4 t.uổi (8,8%). Hầu hết các trường hợp chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc không rõ t.iền sử tiêm chủng (69,3%). Ghi nhận 19,5% trường hợp tiêm chủng chưa đủ mũi và 11,26% đã tiêm đủ 4 mũi vẫn mắc bạch hầu.
Không tổ chức buổi tiêm vaccine uốn ván-bạch hầu cùng đợt với tiêm vaccine phòng COVID-19
Về bệnh uốn ván, Bộ Y tế cho biết theo báo cáo của các địa phương, hàng năm Việt Nam vẫn ghi nhận hàng trăm trường hợp mắc uốn ván ở t.rẻ e.m và người lớn. Cụ thể, trong năm 2020 ghi nhận 320 ca mắc tại 28 tỉnh/TP của cả 4 khu vực và năm 2021 có 182 ca mắc tại 25 tỉnh/Thành phố.
Qua theo dõi tại các địa phương cho thấy triển khai vaccine uốn ván-bạch hầu giảm liều (Td) cho trẻ 7 t.uổi có nhiều thuận lợi, triển khai tiêm chủng vaccine tại các trường học, hoạt động tiêm chủng vaccine Td được sự phối hợp, hỗ trợ các thầy cô giáo…
Hoạt động tiêm chủng đã được triển khai an toàn, không ghi nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng. Kết quả triển khai liên tục vaccine Td trong 2 năm (2019, 2020) và tổ chức chiến dịch tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên đã giúp từng bước khống chế được dịch bạch hầu, giảm số mắc và t.ử v.ong.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng cho biết trong năm 2021 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tỉ lệ tiêm chủng các vaccine trong tiêm chủng mở rộng giảm bao gồm vaccine có thành phần bạch hầu, ho gà, uốn ván. Cụ thể, tỉ lệ tiêm vaccine DPT-VGB-Hib cho t.rẻ e.m dưới 1 t.uổi là 83,2% và DPT4 cho trẻ 18-24 tháng là 82,7%.
Vì vậy, theo Bộ Y tế để tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh bạch hầu, uốn ván trong cộng đồng, chủ động phòng ngừa dịch bệnh, việc tiếp tục duy trì triển khai vaccine Td cho trẻ 7 t.uổi tại các địa bàn nguy cơ là hết sức cần thiết. Đồng thời cần mở rộng diện triển khai vaccine này qua các năm, việc tổ chức tiêm chủng này cũng phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới về việc triển khai vaccine Td cho trẻ lớn.
Đối tượng tiêm là tất cả học sinh lớp 2 trong trường học và trẻ 7 t.uổi không đi học tại cộng đồng ở vùng nguy cơ cao sẽ được tiêm 1 mũi vaccine Td.
Bộ Y tế lưu ý không tiêm vaccine Td cho những đối tượng đã được tiêm vaccine có chứa thành phần uốn ván hoặc bạch hầu trong vòng 1 tháng trước ngày tiêm. Không tổ chức buổi tiêm chủng vaccine Td cùng đợt với vaccine COVID-19 cho trẻ 7 t.uổi tại địa phương, khoảng cách giữa mũi tiêm vaccine Td và vaccine COVID-19 là 14 ngày.
Hoang mang trước ‘ma trận’ quảng cáo khám hậu COVID, F0 cần thực sự ‘tỉnh táo’
Hàng loạt quảng cáo với những thông tin tiêu cực khiến nhiều F0 đổ xô tìm kiếm các gói khám hậu COVID-19.
Nhưng theo các chuyên gia, việc đi khám như vậy với nhiều F0 là không cần thiết, gây lãng phí.
Quảng cáo tràn lan gây hoang mang cho người dân
Hiện nay, các bệnh lý hậu COVID-19 đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sau khi khỏi bệnh, nhiều người đã không khỏi lo lắng với những thông tin về di chứng hậu COVID-19. Chính điều này đã khiến nhu cầu tìm kiếm các gói khám hậu COVID-19 thời gian qua tăng đột biến.
Điều đáng nói, một số người đang trong quá trình điều trị COVID-19 mức độ nhẹ cũng “rốt ráo” tìm hiểu việc điều trị hậu COVID-19 để chuẩn bị sau khi khỏi bệnh. Nắm bắt được tâm lý này của người dân, nhiều cơ sở y tế tư nhân, phòng khám đều tung ra các gói, combo khám hậu COVID-19 với đầy đủ mức giá “trên trời dưới bể”.
Theo ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống (Bộ Y tế), hiện các dịch vụ khám, điều trị hậu COVID-19 đang được quảng cáo tràn lan với nhiều gói như: Gói cơ bản, nâng cao, chuyên sâu đến gói VIP với hàng loạt dịch vụ đi kèm. Cùng với sự khác biệt về dịch vụ, mức giá cũng được niêm yết chênh lệch từ vài trăm đến hàng triệu đồng, thậm chí có gói khám VIP lên tới cả chục triệu đồng.
Những quảng cáo gói khám hậu COVID-19 tràn lan trên mạng xã hội.
Điều đáng nói, những quảng cáo khám hậu COVID-19 hiện đang được xuất hiện dày đặc khiến tâm lý F0 càng thêm phần lo lắng. Từ các nền tảng website, mạng xã hội, youtube,… không khó để tiếp cận những quảng cáo về việc khám, điều trị hậu COVID-19.
Những quảng cáo này thường đưa ra những thông tin tiêu cực về các triệu chứng hậu COVID-19, thậm chí có thể để lại di chứng lâu dài, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của người dân khiến nhiều F0 đọc xong không khỏi bàng hoàng.
“Những tổn thương có thể gặp ở người bệnh hậu COVID-19 như: Tim: Khoảng 35% trường hợp t.ử v.ong do SARS-CoV-2 có tổn thương ở tim trên giải phẫu bệnh do tế bào cơ tim biểu hiện nhiều ACE 2, với các biểu hiện: Phù nề cơ tim, thâm nhiễm tế bào viêm trong mô cơ tim và làm xơ teo các sợi cơ tim,…” hay “Triệu chứng sau Covid thường đa dạng và xuất hiện cùng lúc hoặc trong những khoảng thời gian khác nhau. Biểu hiện ở mỗi người có thể ở mức độ từ nhẹ cho đến chuyển biến nặng phải nhập viện”…, quảng cáo của một phòng khám thể hiện sự nghiêm trọng của hậu COVID-19.
“Tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có t.iền sử nhiễm SARS-CoV-2 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng. Tình trạng này có thể khiến sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội của người bị mắc COVID-19. Họ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội”, quảng cáo của một phòng khám tư nhận tại TP. HCM.
Những dòng quảng cáo dịch vụ mà nghe xong cũng khiến nhiều người đứng ngồi không yên sau khi đã mắc COVID-19. Chị Nguyễn Quỳnh Chi (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Mặc dù cả gia đình 4 người bị COVID-19 với triệu chứng nhẹ, nhưng sau khi tiếp cận những thông tin quảng cáo gói khám hậu COVID-19 về những di chứng có thể kéo dài, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau này, tôi đã rất lo lắng và tìm các thông tin về việc khám hậu COVID-19 cho cả nhà”.
Trong khi đó, anh Triệu Quốc Đạt (Thanh Xuân, Hà Nội) thì cho biết, sau khi mắc COVID-19 anh và cả nhà không thấy gì bất thường. Tuy nhiên, thông tin về hậu COVID-19 xuất hiện dày đặc, nghe nhiều khiến gia đình anh không khỏi hoang mang và đi khám.
Không những vậy, các cơ sở y tế này còn liên tiếp tung ra những chương trình khuyến mãi, giảm giá, thậm chí F0 còn được hưởng mức “giá sock” nếu đi theo từng nhóm, càng đồng người thì mức giá khám hậu COVID-19 càng rẻ.
Việc quảng cáo tràn lan không chỉ gây tâm lý hoang mang, lo sợ đối với F0 mà còn góp phần làm “loạn” thị trường khám chữa bệnh hậu COVID-19 khi mức phí hiện vẫn “mỗi nơi một nẻo”. Và cuối cùng, người chịu thiệt hại vẫn là người dân khi chưa xong nỗi lo COVID-19 đã đến nỗi lo hậu COVID-19.
Nên tỉnh táo, tránh “mất t.iền oan”
Mặc dù Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo, chỉ đạo các bệnh viện (BV), phòng khám (PK) không đưa ra các gói khám hậu COVID-19, nhưng những quảng cáo về dịch vụ này vẫn xuất hiện tràn lan, dày đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của những người đã mắc COVID-19.
Về vấn đề này, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, vừa qua Bộ Y tế đã giao cho các cơ sở khám chữa bệnh thay đổi chiến lược điều trị hậu COVID-19. Tuyệt đối không thành lập thêm bệnh viện, chuyên khoa điều trị hậu COVID-19.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế).
Lý giải về điều này, lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết: “Hiện nay các bệnh viện đều có các chuyên khoa, do đó hậu COVID-19 nếu suy giảm chức năng cơ quan nào thì người bệnh có thể đến khám, điều trị tại bệnh viện tại chuyên khoa đó”.
Ngoài ra, theo một số chuyên gia y tế, không phải ai cũng bị các triệu chứng hậu COVID-19. Cụ thể, một tài liệu của ngành y tế nước Anh chỉ ra, chỉ có gần 30% bệnh nhân COVID-19 là người lớn sau khi khỏi bệnh vẫn bị những di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, chủ yếu là bệnh nhân hồi sức cấp cứu và người có bệnh nền. Tỷ lệ này ở t.rẻ e.m và người khỏe mạnh rất thấp.
BSCKI Lý Quốc Công, Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM cho biết: “Các F0 không nên quá hoang mang đổ xô đi khám hậu COVID-19. Đối với người lớn t.uổi chỉ cần khám định kỳ tại cơ sở y tế địa phương, kết hợp với xét nghiệm m.áu thuộc diện của BHYT là có thể đ.ánh giá được tác động của hậu COVID-19 tới sức khỏe. Trường hợp có vấn đề thì bác sĩ tuyến cơ sở sẽ giới thiệu lên cơ sở y tế tuyến trên để xác định thêm mức độ ảnh hưởng”.
BSCKI Lý Quốc Công cho rằng, không nên quá hoang mang đổ xô đi khám hậu COVID-19.
Ngoài ra, việc lựa chọn địa điểm khám hậu COVID-19 cũng là vấn đề các chuyên gia khuyến cáo với F0. Do hậu COVID-19 là vấn đề mới nên việc chỉ định xét nghiệm, tư vấn, điều trị cũng cần được đưa ra từ những bác sĩ, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này.
Theo ThS. BS Nguyễn Quang Huy, Phó Trưởng khoa Nội tim t.rẻ e.m, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E, những cơ sở có nhiều kinh nghiệm về việc khám, điều trị COVID-19 thường có kinh nghiệm về điều trị hậu COVID-19. Phải hiểu rõ về COVID-19, điều trị COVID-19 thì mới có thể nhận định tốt về các triệu chứng hậu COVID-19.
“Mỗi người có thể có các triệu chứng hậu COVID-19 khác nhau và không phải ai cũng cần làm các xét nghiệm như nhau. Điều này còn phụ thuộc vào độ t.uổi, bệnh nền, số mũi vaccine đã tiêm, thời gian xuất hiện các triệu chứng hay mức độ các triệu chứng đó như thể náo. Do đó, việc đưa ra các gói khám hậu COVID-19 một cách tràn lan là chưa phù hợp, tốn kém chi phí cho người bệnh”, ThS. BS Nguyễn Quang Huy cho biết.
PGS.TS Hoàng Thị Phượng – Phó chủ nhiệm bộ môn Nội, Trường Đại học Y dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, tuy nhiều người gặp các triệu chứng hậu COVID-19 nhưng không có nghĩa tất cả những người mắc COVID-19 đều đi khám hậu COVID-19, như vậy sẽ rất lãng phí.
Theo khuyến cáo của bác sĩ Phượng, nhóm F0 nằm viện, có viêm phổi, điều trị ICU thì sau khi ra viện, bác sĩ sẽ hẹn tái khám định kỳ 4 tuần, 8 tuần. Còn nhóm F0 nhẹ, không phải nhập viện thì chỉ đi tái khám khi có triệu chứng hậu COVID-19.