Bệnh loãng xương được đặc trưng bởi sự suy thoái của các mô xương, dẫn đến xương yếu và dễ bị gãy.
Một liệu pháp mới có thể giúp điều trị tình trạng này bằng cách sử dụng một loại hormone tự nhiên.
Loãng xương sẽ làm xương suy yếu, gây gãy xương
Ước tính có khoảng 200 triệu người bị loãng xương trên khắp thế giới. Sau 50 t.uổi, cứ 1/2 phụ nữ và 1/4 nam giới sẽ bị gãy xương liên quan đến loãng xương. 30% khác có mật độ xương thấp khiến họ có nguy cơ bị loãng xương. Tình trạng này được gọi là chứng loãng xương.
Hormone có tên là kisspeptin có thể là giải pháp hiệu quả, an toàn đối với chứng loãng xương.
Căn bệnh này thường phát triển âm thầm mà không có bất kỳ triệu chứng hoặc đau đớn nào và nó thường không được phát hiện ra cho đến khi xương suy yếu gây ra tình trạng gãy xương. Hầu hết trong số này là gãy xương hông, cổ tay và cột sống.
Hiện nay, nhóm thuốc bisphosphonates điều trị loãng xương được sử dụng thường xuyên nhất, nhưng thuốc có thể có nhiều tác dụng phụ khó chịu. Các tác dụng phụ đối với tất cả các bisphosphonates (alendronate, ibandronate, risedronate và zoledronic acid) có thể bao gồm đau xương, khớp hoặc cơ. Tác dụng phụ của viên uống có thể bao gồm buồn nôn, khó nuốt, ợ chua, kích ứng thực quản và loét dạ dày…
Loại thuốc mới dựa trên hormon tự nhiên có thể là giải pháp hiệu quả đối với chứng loãng xương
Để tìm kiếm một giải pháp thay thế hiệu quả hơn và dễ thực hiện, các nhà khoa học tại Đại học Imperial College London đã tìm đến một loại hormone có tên là kisspeptin, được cơ thể sản xuất tự nhiên cho thấy, việc tiêm kisspeptin được các đối tượng thử nghiệm dung nạp tốt, không gây ra tác dụng phụ đáng kể.
Trong thí nghiệm trên nhóm nam giới từ 18 đến 36 t.uổi đã được tiêm tĩnh mạch một liều cao kisspeptin trong khoảng thời gian 90 phút. Họ cũng nhận được giả dược, trong một giờ rưỡi khác. Trong cả hai trường hợp, các chỉ số sinh hóa m.áu của họ được theo dõi 30 phút một lần. Người ta phát hiện ra rằng khi họ nhận được hormone này, cơ thể của họ sản xuất thêm trung bình 24% nguyên bào xương.
Đối với một thí nghiệm khác được thực hiện bởi một nhóm tại Đại học Nam Đan Mạch, kisspeptin đã được thêm vào các tế bào xương. Trong trường hợp này, hormone không chỉ thúc đẩy hoạt động của các nguyên bào xương mà còn ức chế hoạt động của các tế bào hủy xương.
Tiến sĩ Alexander Comninos cho biết: “Chúng tôi hy vọng sẽ đưa những kết quả khám phá mới lạ này vào các nghiên cứu trong tương lai với mục đích cuối cùng là xem liệu kisspeptin có thể là một lựa chọn điều trị an toàn và hiệu quả mới cho bệnh loãng xương hay không”.
Nghiên cứu đã được xuất bản gần đây trên Tạp chí Chuyển hóa & Nội tiết Lâm sàng.
Điều gì xảy ra nếu ăn quá nhiều muối?
Muối là loại gia vị chủ yếu trong món ăn hàng ngày và là khoáng chất cần thiết, nhưng việc sử dụng quá nhiều muối gây ra nhiều hệ lụy với sức khỏe.
Thông tin từ Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện K cho biết, tiêu thụ nhiều muối sẽ dẫn đến những tác động xấu đối với cơ thể.
Ung thư dạ dày
Có nhiều tranh luận về mối quan hệ giữa muối và ung thư dạ dày. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học kết luận rằng, việc tiêu thụ muối ở mức trung bình hoặc cao sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, tương tự như ăn nhiều các thực phẩm ngâm giấm, muối chua.
Một số cơ chế được cho là muối làm tăng nguy cơ nhiễm Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP) dai dẳng, hiệp đồng với loại vi khuẩn này làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Ngoài ra, nghiên cứu thử nghiệm cũng cho thấy, muối làm tăng tốc độ sinh tế bào và đột biến nội sinh, làm tổn thương hàng rào niêm mạc dạ dày với nồng độ cao.
Bệnh lý tim mạch
Tiêu thụ nhiều muối có liên quan chặt chẽ với tăng huyết áp. Khi ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng lượng natri trong m.áu và phá hủy đi sự cân bằng của natri và kali, từ đó làm giảm khả năng lọc nước của thận. Tất cả đều tác động đến huyết áp. Từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến các bệnh lý về tim mạch. Các nghiên cứu cũng cho thấy khi giảm 2,5g muối tiêu thụ/ngày, cũng giảm đến 20% các biến cố tim mạch.
Bệnh lý thận
Ăn nhiều muối dẫn đến nhiều thay đổi như tăng huyết áp, tăng protein niệu, stress oxy hóa, rối loạn chức năng nội mô. Các thay đổi này là những yếu tố nguy cơ dẫn đến tiến triển các bệnh lý về thận. Một số nghiên cứu giảm muối trong chế độ ăn giúp làm giảm bài tiết albumin và protein trong nước tiểu của những người tăng huyết áp, suy thận, tiểu đường. Giảm muối có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh thận mãn tính.
Loãng xương
Ăn nhiều muối dẫn đến tăng bài tiết canxi qua nước tiểu, cơ thể bị thiếu hụt canxi nên tăng hấp thu canxi ở ruột và huy động canxi từ xương, từ đó dẫn đến loãng xương. Nghiên cứu trên nhóm phụ nữ sau mãn kinh thấy mật độ xương hông bị giảm ở những người bài tiết nhiều natri trong nước tiểu.
Thừa cân và béo phì
Cơ sở của mối liên quan là do khi ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể bị khát, có thể dẫn đến tăng sử dụng các đồ uống có đường. Ngoài ra, các loại thức ăn chứa nhiều muối thường có nhiều chất béo và đậm độ năng lượng cao, có vị hấp dẫn khiến người ăn sẽ ăn nhiều hơn. Từ đó trực tiếp làm tăng năng lượng ăn vào gây thừa cân béo phì. Mặt khác, thực nghiệm trên động vật cũng cho thấy ăn nhiều muối làm phì đại mô mỡ, tăng leptin m.áu, góp phần làm tăng khối mỡ trắng.
Các nghiên cứu quan sát ở t.rẻ e.m và người lớn cũng cho thấy sử dụng nhiều muối làm tăng tỉ lệ thừa cân béo phì, tăng khối mỡ trong cơ thể.
Người dân nên ăn muối với lượng vừa phải. Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, lượng muối cho người trưởng thành là dưới 5g/ngày. Các nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người tiêu thụ trung bình 9-12g muối/ngày.
Mỗi cá nhân có thể giảm lượng muối trong chế độ ăn tại nhà bằng cách không thêm muối khi sơ chế thực phẩm, không để sẵn muối trên bàn ăn, giảm ăn các loại đồ ăn nhiều muối, chọn các loại thực phẩm chứa ít muối.