Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán cổ tử cung đã mở hết, ối vỡ hoàn toàn, thai ngôi ngược.
Đặc biệt bác sĩ phát hiện dây rốn sa trước ngôi, một tai biến sản khoa nguy hiểm nên đã báo động đỏ toàn viện để cấp cứu.
Sau sinh, sức khỏe mẹ con sản phụ ổn định, tiếp tucj được theo dõi tại BV.
Ngày 15/1, BV Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết, BV vừa cứu sống mẹ con sản phụ Lý Thị H. (28 t.uổi, ở xã Hòa Cư, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) bị sa dây rốn.
Trước đó, chiều ngày 13/1, sản phụ tới BV thăm khám trong tình trạng đau bụng, thai 39 tuần.
Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán cổ tử cung đã mở hết, ối vỡ hoàn toàn, thai ngôi ngược. Đặc biệt bác sĩ phát hiện dây rốn sa trước ngôi. Đây là một tai biến sản khoa nguy hiểm, nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, trẻ sơ sinh sẽ t.ử v.ong.
Ngay lập tức, BV triển khai quy trình báo động đỏ, bệnh nhân được chuyển thẳng lên phòng mổ. Chỉ sau 10 phút vào viện, kíp phẫu thuật đã thực hiện mổ lấy thai thành công, b.é g.ái chào đời khỏe mạnh nặng 3.200 gram. Hiện tại sức khỏe của mẹ và bé ổn định.
Theo các bác sĩ, sa dây rốn là tình trạng dây rốn nằm dưới hoặc nằm bên ngôi thai. Lúc này dây rốn sẽ sa xuống cổ tử cung, chui vào trong ống sinh trước cả thai nhi. Điều này khiến cho dây rốn bị chèn ép giữa thành xương chậu.
Thông thường dây rốn bị sa khi ối đã vỡ nhưng cũng có trường hợp nguy hiểm hơn là dây rốn bị sa khi bọc ối vẫn còn nguyên. Sa dây rốn là tình trạng rất thường gặp với khoảng 1/10 ca sinh. Đây là một cấp cứu hàng đầu vì gây suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hoặc do khi bị sa ra ngoài â.m đ.ạo, việc cung cấp m.áu của dây rốn cho thai bị đình trệ do co thắt của các mạch m.áu dây rốn. Nếu không lấy thai ra ngay, có khả năng thai sẽ c.hết trong vòng 30 phút.
Tình trạng sa dây rốn thường xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ, khoảng sau tuần thứ 38 khi thai nhi bắt đầu di chuyển nhiều. Đặc biệt, sa dây rốn thường xuất hiện nhiều nhất ở quá trình chuyển dạ.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi cảm thấy có bất thường, mẹ bầu cần gọi xe cấp cứu ngay và thông báo khẩn cấp với nhân viên y tế về tình trạng mắc sa dây rốn của mình. Mẹ bầu không nên đẩy dây rốn trở lại vào trong. Đồng thời, nên tránh ăn uống trước khi sinh vì khả năng mẹ phải sinh mổ là rất cao để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Trong khi chờ xe cấp cứu đến, mẹ cần lưu ý, nên duy trì ở tư thế úp mặt xuống sàn nhà với đầu gối quỳ gập, khuỷu tay và bàn tay úp sát sàn nhà để giảm rủi ro việc dây rốn bị chèn ép quá nhiều. Đặc biệt, mẹ bầu không nên rặn đẻ trong tình huống này.
Mẹ trẻ kể lại giây phút hoảng loạn khi hàng chục bác sĩ vây quanh: “Rạch đi, phải cứu lấy đứa bé!”
Vài ngày sau khi sinh, đến giờ bà mẹ trẻ vẫn thấy quá may mắn khi ca sinh mổ diễn ra thần tốc để con được chào đời an toàn.
Sinh nở được vẹn toàn, “mẹ tròn con vuông”, ấy là mong mỏi của mọi bà mẹ, bởi lẽ dù mang thai khỏe mạnh, vẫn có những rắc rối có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ khiến các bà bầu hết sức lo lắng.
Cả khoa sản chấn động vì sản phụ bị sa dây rốn
Dù đã trải qua 1 lần sinh nở hoàn toàn bình thường nhưng khi sinh con lần 2, bà mẹ trẻ Nguyễn Ưu Tú (sinh năm 1996, ở Đức Hòa, Long An) vẫn không ngờ có ngày con mình lại đối mặt với ranh giới mỏng manh giữa sinh và tử trong quá trình chị chuyển dạ.
Ngày 28/5 vừa qua, chị Tú đến Bệnh viện Hùng Vương (TP Hồ Chí Minh) thăm khám, siêu âm. Vì thai đã quá ngày dự sinh (40 tuần 5 ngày) nên bác sĩ cho nhập viện luôn. Đến sáng hôm sau, sau khi ăn sáng ở căng tin của bệnh viện, chị cảm giác có cơn đau nhẹ, đi vệ sinh thì phát hiện có 1 chút m.áu sẫm màu. Sau khi hỏi bác sĩ, chị được biết đó là dấu hiệu sắp sinh. Bác sĩ cho đo máy kiểm tra các cơn gò, thông báo cổ tử cung đã mở 2 phân.
Chưa bao giờ chị Tú nghe đến từ “sa dây rốn”, cho đến khi chính mình phải trải qua.
2h30 chiều hôm đó, bà mẹ trẻ được truyền thuốc và đo tim thai và độ gò tử cung. 4h5 phút, các cơn gò nhiều hơn. Khi kiểm tra biểu đồ các cơn gò, y tá phát hiện thai nhi có vấn đề, một bác sĩ khác vào khám trong, lại thấy bất thường nên mời một người chuyên môn cao hơn vào kiểm tra giúp. Vừa khám, bác sĩ đã hét lên: ” Sa dây rốn rồi, đưa băng ca vào nhanh lên“.
” Lúc đó, mình nằm trên băng ca nhưng không hề biết mình và con đang nguy cấp đến mức nào vì chưa bao giờ nghe đến từ “sa dây rốn”. Cả khoa sản như chấn động. Người đẩy, người kéo, người giữ nhau của con, người trấn tĩnh mẹ… Mình không đếm được biết bao nhiêu người nữa. Họ đẩy mình đi rất nhanh, hô hoán cấp cứu rất to.
Bác sĩ khám trong cho mình lúc trước vẫn giữ nguyên tay trong â.m đ.ạo của mình để giữ nhau của con. Vừa giữ, bác sĩ vừa động viên mình phải thật bình tĩnh“, chị Ưu Tú vẫn nguyên cảm giác hồi hộp, lo lắng khi nhớ lại.
Khi phát hiện sản phụ mắc sa dây rốn, cần được cấp cứu kịp thời trong vòng 30 phút thì may ra mới cứu được trẻ (Ảnh minh họa)
5 phút là thời gian sinh tử mong manh
Tiếp đó, chị Tú đã được đẩy vào phòng phẫu thuật. Những người trong phòng quay ra hỏi ” Ca nào đây, chưa chuẩn bị gì hết mà“. Lại chính bác sĩ khám trong lúc nãy hô hoán lên: ” Mổ cấp cứu, sa dây rốn rồi, nhanh lên, phải cứu đứa bé!“. Đến tận lúc này, chị Tú mới biết mình suýt mất con.
Chị nhanh chóng được đưa lên bàn mổ. Người cắt áo, người t.rói t.ay, người thoa thuốc khử trùng, người tiêm thuốc mê, người chụp oxi, người lấy dụng cụ… ” Mình nghe ai đó nói rạch đi, rạch nhanh lên. Lúc đó, mình vẫn chưa mê nên bắt đầu hoảng, vội hét lên ‘Thuốc mê chưa ngấm mà”. Bác sĩ quay sang bảo “Em cố gắng đi, sắp không kịp rồi”. Nhát dao đầu tiên, mình cảm nhận rõ: Đau, rất đau. Nhưng nhìn bác sĩ đang vội vã như vậy, mình cắn răng chịu đựng và bắt đầu đi vào cơn mê“.
Em bé chào đời an toàn, khỏe mạnh, nặng 3660g.
May mắn thay, nguy hiểm đã qua đi khi ca mổ bắt con diễn ra thần tốc, kể từ lúc phát hiện dấu hiệu bất thường đến khi em bé chào đời diễn ra vỏn vẹn trong 5 phút. 5 phút đúng là thời gian sinh tử mong manh!
Đến khi tỉnh lại, bà mẹ trẻ vẫn vô cùng hoảng loạn, la hét trong mê man. Chị sờ tay lên bụng, quay sang hỏi y tá ” Con em đâu?“, y tá trả lời: ” Chị hãy yên tâm, bé an toàn rồi, con đang ở cùng ngoại. Là b.é t.rai, nặng 3660g“. Khi đó chị mới yên tâm thiếp đi 1 lúc nữa.
Trải qua cuộc vượt cạn thập tử nhất sinh, chị Tú tâm sự: ” Chắc là mình sẽ không bao giờ quên được ngày con đã vượt giông bão như thế nào để đến bên mẹ và gia đình mình. Tạ ơn trời phật, cảm ơn đội ngũ bác sĩ khoa sản Bệnh viện Hùng Vương đã giúp con chào đời trong thời khắc nguy hiểm nhất“.
Sa dây rốn là một tai biến rất nguy hiểm thường gặp xảy ra vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Hiện tượng này dễ gây suy thai cấp khi mẹ chuyển dạ. Vì thế, khi phát hiện sản phụ mắc sa dây rốn, cần được cấp cứu kịp thời trong vòng 30 phút thì may ra mới cứu được trẻ.
Sa dây rốn sẽ gây suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông hoặc khi sa dây rốn ra ngoài â.m đ.ạo, việc cung cấp m.áu của dây rốn cho thai bị đình trệ do co thắt của các mạch m.áu dây rốn. Nếu không được cấp cứu kịp thời tình trạng sa dây rốn có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Nguyên nhân dẫn đến sa dây rốn khi chuyển dạ: sinh đẻ nhiều lần; ngôi thai bất thường; đa ối; bấm ối khi ngôi còn cao lỏng…
Cho đến nay, chưa có biện pháp cụ thể nào để ngăn ngừa hiện tượng sa dây rốn. Vì vậy, điều quan trọng nhất để tránh tai biến này, các thai phụ cần đi khám thai định kỳ, bác sĩ có thể phát hiện yếu tố nguy cơ để cảnh báo cũng như tư vấn chọn nơi đẻ an toàn.