Sở Y tế các địa phương tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn; Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện để triển khai tiêm bổ sung, nhắc lại vaccine phòng COVID-19 từ tháng 12/2021 căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine
Bộ Y tế ngày 1/12 đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế (Bộ Công an); Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần ( Bộ Quốc phòng) về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại.
Việc tiêm đủ liều cơ bản là rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch COVID-19
Công văn của Bộ Y tế cho biết, thực hiện chiến lược tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, công tác tiêm chủng đã được triển khai tại Việt Nam từ tháng 3/2021 cho các đối tượng ưu tiên và mở rộng ra cho các đối tượng khác.
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng từ 18 t.uổi trở lên, ưu tiên tiêm đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 50 t.uổi trở lên
Đến nay, Bộ Y tế đã tiếp nhận và tổ chức tiêm chủng hơn 120 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho người trên 18 t.uổi, trong đó đã có hơn 94% người được tiêm ít nhất 01 liều vaccine và gần 68% người tiêm đủ 02 liều; một số tỉnh, thành phố đã tiêm đủ 2 mũi cho khoảng 80- 90% số người trên 18 t.uổi trên địa bàn.
“Việc tiêm đủ liều cơ bản là rất quan trọng trong công tác phòng chống dịch COVID-19 nên cần được ưu tiên tối đa”- công văn của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ký ban hành nêu rõ.
Theo Bộ Y tế, để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản, theo khuyến cáo của Nhóm Chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của Tổ chức Y tế thế giới và kinh nghiệm sử dụng vaccine của các nước, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID- 19 cho các đối tượng từ 18 t.uổi trở lên;
Uu tiên tiêm đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 50 t.uổi trở lên theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế.
Tiêm liều bổ sung vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng:
– Người từ 18 t.uổi trở lên, ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 t.uổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine)
– Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV,
– Người đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng…
Loại vaccine tiêm cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA.
Về khoảng cách, tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 28 ngày nếu có đủ vaccine.
Tiêm liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng sau:
-Người từ 18 t.uổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền;
-Người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế;
– Người từ 50 t.uổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế.
Loại vaccine nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vaccine thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA; nếu trước đó đã tiêm các loại vaccine khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vaccine mRNA.
Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vaccine của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine véc tơ virus (vaccine Astrazeneca)
Khoảng cách: tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung.
Theo Bộ Y tế, vaccine sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại là vaccine đã được Bộ Y tế phê duyệt.
Liều lượng vaccine để tiêm bổ sung và nhắc lại theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.
Triển khai tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12/2021 căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine
Về tổ chức thực hiện, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các địa phương tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12/2021 căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine.
Theo văn bản này, Cục Y tế, Bộ Công an và Cục Quân Y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng tham mưu Lãnh đạo Bộ của đơn vị mình quyết định đối tượng tiêm phù hợp và xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm bổ sung, nhắc lại từ tháng 12/2021 căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine.
Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng. Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai.
Giải mã gen góp phần đ.ánh giá EQ của trẻ
Bên cạnh biểu hiện, hành vi, bài kiểm tra, thông tin di truyền cũng đóng vai trò quan trọng hình thành chỉ số EQ cao hay thấp ở trẻ.
Mối quan hệ giữa gen và chỉ số EQ
Vào năm 2018, các nhà khoa học tại Đại học Cambridge, Viện Pasteur (Pháp), Đại học Paris Diderot, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia của Pháp (CNRS), công ty 23andMe tìm thấy mối liên hệ giữa di truyền và khả năng đồng cảm với người khác.
Nghiên cứu phân tích gen dựa trên mẫu nước bọt của hơn 46.000 người và yêu cầu họ thực hiện bài kiểm tra EQ. Sau khi có kết quả bài kiểm tra, các nhà khoa học phân tích hơn 10 triệu biến thể di truyền. Họ phát hiện rằng các biến thể di truyền chiếm khoảng 10% sự đồng cảm hoặc thiếu đồng cảm của một người.
Theo Tiến sĩ Cao Anh Tuấn, CEO Genetica Việt Nam (đơn vị sở hữu công nghệ giải mã gen kết hợp trí tuệ nhân tạo), vài năm gần đây, nhiều phụ huynh Việt tìm đến giải mã gen như một công cụ để tìm hiểu tiềm năng trí tuệ của con, bao gồm chỉ số IQ, EQ và các khả năng học thuật khác. Sau khi có được thông tin di truyền, nếu chỉ số EQ bẩm sinh của trẻ thấp, phụ huynh có thể giúp con cải thiện thông qua phương pháp giáo dục phù hợp. Nếu trẻ có EQ cao, cha mẹ biết được thế mạnh, từ đó tạo điều kiện cho trẻ phát huy sở trường.
Tiến sĩ Anh Tuấn chia sẻ thêm, trong nhiều thập kỷ trước, nhiều người ở Mỹ chú trọng tìm ra năng lực trí tuệ của con cái thông qua bài kiểm tra IQ. Nhưng ngày nay, không ít cha mẹ muốn con họ trở thành những đ.ứa t.rẻ biết quan tâm đến người khác. Họ muốn con cái có khả năng đồng cảm, ổn định về mặt cảm xúc để có thể đối mặt cuộc sống không ngừng biến động. Nói cách khác, hơn cả IQ, cha mẹ muốn nuôi dạy trẻ có chỉ số EQ cao.
Xét nghiệm gen góp phần đ.ánh giá chỉ số EQ, IQ của trẻ. Ảnh: Shutterstock
Chia sẻ về tầm quan trọng của xét nghiệm gen với EQ, Tiến sĩ Cao Anh Tuấn cho biết thêm: “Tại Genetica Việt Nam, chúng tôi tin rằng chế độ chăm sóc và giáo dục được cá nhân hóa sẽ là chìa khóa thành công và hạnh phúc cho t.rẻ e.m trong tương lai. Trong đó, việc nhận biết được tiềm năng trí tuệ của con đóng vai trò quan trọng”.
Một trong những gen ảnh hưởng đến quá trình này là OXTR. Gen OXTR có vai trò quan trọng quy định cách hormone oxytocin ảnh hưởng đến trẻ. Oxytocin có mối quan hệ chặt chẽ với hành vi của con người. Ví dụ, oxytocin giúp trẻ đồng cảm với trạng thái tâm lý của người khác, kỹ năng quan trọng thuộc về trí tuệ cảm xúc. Một số gen khác cũng có liên quan đến chỉ số EQ như HTR2A, LRRN-1, ADRA2C…
Theo Tiến sĩ Cao Anh Tuấn, phân tích 201 gen liên quan đến tiềm năng trí tuệ bẩm sinh của trẻ (IQ, EQ, khả năng ngôn ngữ, toán học và âm nhạc) cộng với khuyến nghị cá nhân hóa từ đội ngũ khoa, phụ huynh có thể chủ động thiết kế kế hoạch học tập hoặc điều chỉnh hạn chế để trẻ được phát triển toàn diện.
Phụ huynh có thể hiểu con hơn thông qua những đ.ánh giá của xét nghiệm gen về trí tuệ cảm xúc. Ảnh: Shutterstock
Biểu hiện của trí tuệ cảm xúc EQ
Nhà tâm lý học Daniel Goleman, tác giả của quyển sách “Trí tuệ cảm xúc” xác định EQ bao gồm 5 khía cạnh:
– Khả năng nhận biết cảm xúc: biết mình đang cảm thấy như thế nào và tác động của cảm xúc đó lên người khác.
– Khả năng tự điều chỉnh, kiểm soát, điều hướng cảm xúc và lường trước những hậu quả của hành vi bốc đồng.
– Động lực: khả năng sử dụng các yếu tố cảm xúc để đạt được mục tiêu, tận hưởng quá trình học tập và kiên trì đối mặt với những trở ngại.
– Đồng cảm: khả năng cảm nhận cảm xúc của người khác, hơn nữa là sự quan tâm, cách đối xử và có hành động giúp đỡ họ.
– Kỹ năng xã hội: khả năng quản lý các mối quan hệ, truyền cảm hứng cho người khác.
Trẻ có EQ thấp có một số dấu hiệu như chỉ quan tâm đến cảm xúc của mình, mất bình tĩnh vì nhu cầu không được đáp ứng, thiếu tự tin, thường xem mình là nạn nhân và không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Ví dụ như trẻ có hành vi ăn vạ nơi công cộng vì không được thỏa mãn nhu cầu, trẻ có hành vi xem t.iền mừng t.uổi và bình phẩm ngay khi được lì xì.