Chiều 25/11: Đã tiêm trên 114,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Tiếp nhận 500.000 liều vaccine AstraZeneca

Tính đến 14h30 ngày 25/11, cả nước đã tiêm được gần 114,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19; Việt Nam tiếp nhận 500.000 liều vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca do Chính phủ Argentina viện trợ; Bến Tre thêm 249 ca mắc COVID-19, trong đó 231 ca cộng đồng

59 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 cho trên 70%

Tính đến 14h30 ngày 25/11, cả nước đã tiêm được gần 114,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Cao hơn gần 1,7 triệu liều so với cùng giờ ngày 24/11.

Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ mũi 1 và trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian.

Có 59 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 cho trên 70% dân số từ 18 t.uổi trở lên, trong đó có 23 tỉnh đạt tỷ lệ trên 95% Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, TP. HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Vĩnh Long, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Hậu Giang.

chieu 2511 da tiem tren 1147 trieu lieu vaccine phong covid 19 tiep nhan 500000 lieu vaccine astrazeneca 9fe 6174792

Tính đến 14h30 ngày 25/11, cả nước đã tiêm được gần 114,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19

Còn 04 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine dưới 70% dân số từ 18 t.uổi trở lên là Sơn La (60,8%), Nghệ An (61,1%), Thanh Hóa (64,2%) và Quảng Bình (68,6%). Bộ Y tế đã phân bổ vaccine cho các địa phương này để tăng nhanh diện bao phủ tiêm chủng.

Hiện đã có 39/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vaccine cho dân số từ 18 t.uổi trở lên đạt trên 50%, trong đó có 20 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 70%. Các tỉnh có tỷ lệ bao phủ trên 90% là Quảng Ninh, Khánh Hòa, Đồng Nai và Long An

Việt Nam tiếp nhận 500.000 liều vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca do Chính phủ Argentina viện trợ

500.000 liều vaccine phòng COVID-19 AstraZeneca do Chính phủ Argentina viện trợ đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội hôm qua, 24/11.

Tham dự việc tiếp nhận lô vaccine có đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Argentina tại Việt Nam Luis Pablo Maria Beltramino cùng các cán bộ nhân viên Đại sứ quán.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Việt Nam cũng như trên thế giới, việc Argentina tặng Việt Nam số lượng vaccine nói trên là cử chỉ có ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước, tình đoàn kết hữu nghị truyền thống, là sự hỗ trợ thiết thực của nước bạn dành cho Việt Nam trong nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, sớm kiểm soát đại dịch.

Theo thông tin của Bộ Y tế, từ tháng 3/2021 đến ngày 24/11/2021, đã tiếp nhận 135.900.595 liều vaccine phòng COVID-19, cụ thể: Vaccine AstraZeneca: 47.506.376 liều; Vaccine Pfizer và Moderna: 33.326.330 liều; Vaccine Sinopharm: 48.700.000 liều; Vaccine Abdala: 5.150.000 liều và Vaccine Sputnik V: 1.217.889 liều.

TP HCM: Đảm bảo mời gọi người dân ra tiêm mũi 2 vaccine phòng COVID-19 theo thời gian quy định

Tại Công văn 3909/UBND-VX của UBND TP HCM về việc tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống COVID-19, UBND Thành phố yêu cầu Sở Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo Trung tâm Y tế các địa phương kiểm soát các điểm tiêm trên địa bàn, đảm bảo mời gọi người dân ra tiêm mũi 2 theo thời gian quy định. Đồng thời, ưu tiên tiêm sớm cho nhóm đối tượng nguy cơ cao chưa tiêm và đến hẹn nhắc tiêm mũi 2.

Sở Y tế phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra các cơ sở dữ liệu về tiêm chủng vắc xin cho người dân trên địa bàn Thành phố nhằm hạn chế thấp nhất người dân chưa được tiêm chủng vắc xin và đến hẹn nhắc tiêm mũi 2, đảm bảo chứng nhận tiêm đầy đủ cho người dân đã thực hiện tiêm chủng qua ứng dụng hoặc giấy xác nhận…

Ngoài ra, UBND Thành phố giao các Sở, ban, ngành chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học,… thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bản an toàn COVID-19, thường xuyên đ.ánh giá, cập nhật lên hệ thống An toàn COVID-19.

Trong đó, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong khu chế xuất, khu công nghiệp, doanh nghiệp có đông công nhân, trường học; duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi đủ điều kiện theo nguyên tắc “an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”.

Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe,…

Thực hiện nghiêm việc thường xuyên cập nhật trạng thái trên Bản đồ chung sống an toàn với COVID-19; đẩy mạnh tuyên truyền người dân tiếp tục thực hiện 5K, không vì đã tiêm vaccine mà lơ là, chủ quan; xử lý nghiêm vi phạm về phòng, chống dịch.

Thái Nguyên: Triển khai một số biện pháp cấp bách để kiểm soát dịch bệnh COVID-19 lây lan ra cộng đồng

Theo Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên, trong 24 giờ qua, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ghi nhận 8 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2; trong đó có 2 ca mắc trong cộng đồng, chưa rõ nguồn lây tại các phường Đồng Bẩm, Quang Trung thuộc TP Thái Nguyên.

Hiện nay, lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên đang tiến hành khoanh vùng, truy vết dịch tễ của các ca bệnh. Đến thời điểm hiện tại, cơ quan chuyên môn đã truy vết được 134 trường hợp F1, hơn 300 trường hợp F2.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngay trong sáng 25/11, UBND TP Thái Nguyên đã ra quyết định triển khai một số biện pháp cấp bách để kiểm soát dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.

Theo đó, thành phố quyết định tạm dừng tổ chức tất cả các hoạt động tập trung đông người không cần thiết; tất cả học sinh tạm dừng đến trường, các nhà trường tổ chức dạy học trực tuyến; tạm dừng một số hoạt động kinh doanh dịch vụ, khu vui chơi giải trí, xông hơi, massage, dịch vụ làm đẹp, các nhà hàng…; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chỉ được bán mang đi.

Đối với các hoạt động tại chợ, siêu thị và một số hoạt động kinh doanh dịch vụ thiết yếu phải đảm bảo giãn cách, trang bị tấm chắn giọt b.ắn, quản lý danh sách khách hàng, đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch.

Bến Tre: Thêm 249 ca mắc COVID-19, trong đó 231 ca cộng đồng

Từ 18h ngày 24/11 đến 11h ngày 25/11, toàn tỉnh Bến Tre có 249 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 5.763 ca. Trong đó, có 2.927 ca ra viện, 60 ca t.ử v.ong.

Trong số ca mắc có 231 ca cộng đồng, 14 ca khu cách ly; ngoài tỉnh 4 ca cộng đồng.

Toàn tỉnh có 94,91% (do cập nhật thống kê mới) dân số từ 18 t.uổi trở lên được tiêm vắc-xin phòng Covid-19, trong đó có 61,39% dân số tiêm đủ 2 mũi.

Thực hiện cách ly 834 trường hợp gồm 10 trường hợp cách ly tập trung, 824 trường hợp cách ly tại nhà, nơi cư trú. Xét nghiệm PCR 1.315 mẫu.

chieu 2511 da tiem tren 1147 trieu lieu vaccine phong covid 19 tiep nhan 500000 lieu vaccine astrazeneca f59 6174792

Bên tre thêm 249 ca mắc COVID-19, trong đó 231 ca cộng đồng Ảnh minh hoạ

Lập mới 6 chốt phong tỏa (TP. Bến Tre 5, Bình Đại 1). Giải tán 4 chốt phong tỏa (TP. Bến Tre 2, Mỏ Cày 2); giải tán 1 khu cách ly tập trung (Giồng Trôm).

Hiện có 187 tổ tuyên truyền, tuần tra phòng chống dịch đang hoạt động. Lực lượng tuần tra, kiểm tra 201 cuộc, nhắc nhở 56 lượt người dân, 25 cơ sở kinh doanh.

Nghiên cứu về 69 ca nhiễm nCoV sau tiêm vaccine lên tạp chí quốc tế

Sự kiện 69 nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM mắc Covid-19 khiến nhiều người thay đổi suy nghĩ rằng vaccine giúp cơ thể miễn nhiễm với biến thể Delta.

Tại Việt Nam, đến giữa năm nay, đa số đều tin rằng sau khi tiêm đủ liều vaccine Covid-19 (AstraZeneca, Pfizer, Moderna) thì sẽ an toàn, không mắc Covid-19.

Tuy nhiên, điều này đã không còn đúng khi xuất hiện biến chủng Delta và sự kiện 69 nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM mắc Covid-19 dù đã tiêm đủ 2 liều vaccine.

Để làm rõ hơn về biểu hiện lâm sàng, diễn tiến virus học, mức độ kháng thể trung hòa trên nhóm nhân viên y tế này, các nhà khoa học của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng, Đại Học Oxford (Anh), đã phối hợp thực hiện khảo sát.

Nghiên cứu vừa được đăng trên trang EClinical Medicine của tạp chí y khoa The Lancet.

Từ ngày 11/6 đến 26/6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM phát hiện tổng cộng đơn vị này có 69 người nhiễm nCoV từ 20/34 khoa phòng, tỷ lệ dương tính là 8% (69/866). Đáng chú ý, đa số họ đã được tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca. Mũi đầu tiên được tiêm vào ngày 8/3, mũi 2 tiêm sau đó 6 tuần.

nghien cuu ve 69 ca nhiem ncov sau tiem vaccine len tap chi quoc te f51 6101295

Quân đội phun khử trùng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trong thời điểm bệnh viện tạm thời phong tỏa. Ảnh: Duy Hiệu.

Phân tích rõ hơn về đặc điểm của ca mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu các chỉ số tải lượng virus, giải trình tự gene, lấy m.áu và đo kháng thể SARS-CoV-2 của 62 bệnh nhân nói trên (7 người không tham gia nghiên cứu).

Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả đều có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, chỉ một người cần thở oxy mũi trong 3 ngày vì khó thở. Điều này cho thấy đã tiêm vaccine vẫn có thể nhiễm biến thể Delta và xảy ra tình huống lấy nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, vaccine đã mang hiệu quả trong việc chống lại tình trạng diễn biến nặng.

Đặc biệt, tải lượng virus ở các bệnh nhân nhiễm biến thể Delta này cao gấp 251 lần so với chủng virus SARS-CoV-2 trước đây. Thời gian từ khi mắc bệnh đến chẩn đoán PCR âm tính lâu hơn, khoảng là 21 ngày.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng kết luận nhóm bị nhiễm có nồng độ kháng thể trung hòa thấp sau khi tiêm chủng và khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, nồng độ kháng thể trung hoà cao hay thấp không liên quan với tải lượng virus trong mũi họng.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học xác định sự lây nhiễm lan rộng do 3 yếu tố. Thứ nhất là tải lượng virus khi nhiễm biến thể Delta cao vượt trội.

Thứ hai là các văn phòng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thường được trang bị máy điều hòa không khí không có hệ thống thông gió cơ khí, có thể tạo điều kiện cho việc truyền virus. Thứ ba là việc đeo khẩu trang trong văn phòng làm việc tại thời điểm này không bắt buộc.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM là đơn vị tuyến cuối điều trị các bệnh n.hiễm t.rùng khu vực phía Nam, có quy mô 550 giường, khoảng 900 nhân viên y tế và 34 phòng ban.

Cách phân biệt cảm cúm và Covid-19. Dù các triệu chứng khá giống nhau, người dân có thể phân biệt cảm cúm và Covid-19 dựa trên dấu hiệu đau họng ban đầu và mất mùi vị sau khoảng một tuần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *