Thời gian gần đây, bệnh viêm gan lạ không rõ nguồn lây ở t.rẻ e.m đang khiến giới chuyên gia “đau đầu” đi tìm lời giải.
Qua một số nghiên cứu ban đầu, các chuyên gia y tế đã có những chia sẻ về căn bệnh này.
Bệnh viêm gan lạ đang khiến nhiều chuyên gia “đau đầu” đi tìm nguyên nhân. (Ảnh: CNN)
Pháp Luật và Bạn đọc đăng tải, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường (công tác tại Bệnh viện Quân Y 103) cho biết, theo thông báo vào ngày 5/4 của Vương quốc Anh, 10 bệnh nhi bị viêm gan cấp tính nặng không rõ nguyên nhân ở quốc gia này có độ t.uổi từ 11 tháng đến 5 t.uổi. Số bệnh nhân này có những biểu hiện như tiêu chảy, vàng da, đau bụng, nôn mửa với thời gian xuất hiện các triệu chứng từ 1 – 2 tháng trước đó.
Nhiều bệnh nhi đã được tiến hành ghép gan thành công. (Ảnh: CNN)
Cũng tại Anh, khoảng 64 ca bệnh khác chủ yếu dưới 10 t.uổi ghi nhận tình trạng men gan tăng rõ rệt, thường đi kèm với những triệu chứng về tiêu hoá. Trong đó, phát hiện một số trường hợp bị viêm gan không rõ căn nguyên, xác nhận có nhiễm Adenovirus.
Một số nghiên cứu về Adenovirus đã được tiến hành. (Ảnh: Bloomberg)
Về vấn đề này, TS.BS Nguyên Thu Anh (Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại nước ta) thông tin, tính đến nay có khoảng 228 trẻ nhỏ ở hơn 20 nước nhiễm viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân, chưa bao gồm 50 ca đang được điều tra. Trong số này, có khoảng 10% trường hợp phải ghép gan, 5 ca không qua khỏi bao gồm 3 trường hợp tại Indonesia.
Indonesia là quốc gia Đông Nam Á có đến 3 trường hợp không qua khỏi vì nhiễm căn bệnh này. (Ảnh: CNN Indonesia)
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, tuy vẫn chưa kết luận được tốc độ lây nhiễm của bệnh, song có vẻ như không thần tốc giống bệnh Covid-19. Hiện nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ Adenovirus là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trên do tìm thấy loại virus này ở các bệnh nhi, dù vậy không phải tất cả trẻ đều có Adenovirus trong cơ thể.
Nhiều trường hợp nhiễm bệnh đang được điều trị tích cực tại bệnh viện. (Ảnh: Bloomberg)
TS.BS Nguyễn Thu Anh chia sẻ thêm, Adenovirus có thể lây lan qua quá trình tiếp xúc trực tiếp, bằng giọt b.ắn đường hô hấp hoặc qua bề mặt vật dụng có dính virus. Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra, các bệnh nhân nên được xét nghiệm m.áu toàn phần để tìm Adenovirus, song vẫn chưa rõ các quốc gia đã tiến hành điều tra và xét nghiệm trường hợp tiếp xúc hay chưa. Bên cạnh đó, phần lớn trẻ nhiễm viêm gan không tiêm vaccine ngừa Covid-19 nên vaccine không phải là nguyên nhân gây bệnh.
Hình ảnh dưới kính hiển vi điện tử của cụm nhỏ các hạt adenovirus. (Ảnh: G.William Gary)
Đề cập đến việc virus có thể vào Việt Nam, TS.BS Nguyễn Thu Anh nhận định, khả năng bệnh viêm gan lạ xuất hiện tại nước ta là điều không tránh khỏi. Do đó, các bậc phụ huynh phải giữ vệ sinh cho trẻ, thường xuyên theo dõi triệu chứng của con em mình, nhất là triệu chứng vàng da hoặc vàng mắt. Ngoài ra, các y bác sĩ cũng cần liên tục cảnh giác để phát hiện ca bệnh nghi ngờ và báo cáo kịp thời.
Trẻ nhỏ cần giữ vệ sinh sạch sẽ để phòng tránh bệnh. (Ảnh: Bloomberg)
Zing News đăng tải, Cục Y tế Dự phòng (trực thuộc Bộ Y tế) vừa có văn bản về việc triển khai giám sát căn bệnh này. Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh thuộc Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM) cũng có một số nhận định riêng. Theo ông, với những giả thiết được đưa ra, chúng ta cần cẩn trọng, song cũng nên tránh việc lo lắng một cách thái quá. Các phụ huynh vẫn nên chăm sóc con em mình như bình thường, nhưng nếu thấy trẻ có biểu hiện vàng da toàn thân và nước tiểu sậm màu, cần lập tức đưa đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Nếu phát hiện trẻ bị vàng da, đừng chủ quan mà hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra. (Ảnh minh hoạ: Rainews)
Vị bác sĩ nói: “Cách điều trị cũng giống những bệnh viêm gan thông thường, đó là phải giữ gan ổn định, tuyệt đối không tự ý uống thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. Chẳng hạn với trẻ bị viêm gan, nếu tự ý uống paracetamol sẽ khiến tình trạng bệnh nặng thêm”.
Hiện, những thông tin xoay quanh căn bệnh lạ trên đang là chủ đề nhận được sự quan tâm của dư luận. Hi vọng giới chuyên gia sẽ sớm đưa ra được kết luận chính xác nhất về nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
Đến nay, các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới vẫn chưa thể tìm được nguyên nhân gây bệnh viêm gan lạ để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất, tuy nhiên căn bệnh này đang tạm được xác định là do virus gây ra. Trước khi những nhà nghiên cứu đưa ra quyết định cuối cùng, mọi người cần tự nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân, giữ gìn vệ sinh cơ thể và quan sát các biểu hiện về da, mắt của trẻ nhỏ để có biện pháp xử lí kịp thời trong tình huống xấu nhất.
Xét nghiệm m.áu dự đoán khả năng sống của bệnh nhân Covid-19
Phương pháp này dự đoán chính xác diễn biến của 96% số bệnh nhân nguy kịch được khảo sát.
Các nhà nghiên cứu của Đức đã phát triển phương pháp phân tích liệu một người có khả năng sống sau khi nhiễm Covid-19 hay không. Kỹ thuật sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được đ.ánh giá chính xác đến 96%.
Ảnh minh họa: Deakin
Một trong những tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Florian Kurth (Đức) cho biết hiện tại rất khó cho các bác sĩ để đ.ánh giá tiên lượng của một bệnh nhân, đặc biệt ở những ca có mức độ bệnh nặng tương tự nhau.
Nghiên cứu xem xét mức độ của 14 protein trong một giọt m.áu của bệnh nhân.
Tiến sĩ Kurth cho biết: “Dự đoán rủi ro theo cách này tốt hơn nhiều so với tiên lượng đang được sử dụng thường xuyên trong chăm sóc lâm sàng”.
Thiết bị dạng AI tìm ra protein trong số hơn 300 loại protein trong m.áu có thể dự đoán xu hướng tình hình của bệnh nhân. Nhóm tác giả xác định được 14 protein cho thấy quỹ đạo khác nhau giữa những người có và không có khả năng sống sót.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học cho biết hầu hết các protein có thể tiên lượng bệnh nhân đều liên quan đến quá trình đông m.áu hoặc là một phần của hệ miễn dịch.
Tỷ lệ đáng kể bệnh nhân Covid-19 trở nặng bị huyết khối tắc mạch, liên quan đến cục m.áu đông gây tắc nghẽn mạch m.áu.
Phương pháp này dự đoán chính xác diễn biến của 23/24 bệnh nhân nguy kịch được khảo sát.
John Oxford, Giáo sư virus học tại Đại học Queen Mary London, việc biết một người đang nguy kịch hữu ích trong việc điều trị như có cần dùng thuốc kháng virus hay không.
“Sẽ thật tuyệt nếu có bất kỳ hệ thống kiểm tra nào cung cấp dữ liệu thực tế về mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân”, Giáo sư Oxford nhận định.
Kỹ thuật mới này chưa được sử dụng trong bệnh viện nhưng nhóm tác giả đang lên kế hoạch liệu có thể dùng trong các phòng thí nghiệm tiêu chuẩn hay không.
Tiến sĩ Kurth nói: “Chúng tôi cũng muốn đ.ánh giá phương pháp này sâu hơn trong các nhóm bệnh nhân lớn hơn và có thể ở các bệnh khác”.
Đại học New York Abu Dhabi cũng sử dụng thông tin từ chụp X-quang ngực để dự báo diễn biến của bệnh nhân Covid-19 trong 96 giờ tiếp theo.