Cắt giảm hoặc bỏ đường ra khỏi chế độ ăn có thể đem lại những sự thay đổi bất ngờ đối với cơ thể bạn, dù chỉ trong thời gian ngắn.
Đường ruột khỏe mạnh hơn
Nếu bạn không ăn đường, hệ vi sinh vật đường ruột sẽ trở nên cân bằng hơn. Đường ruột chứa hàng nghìn tỷ vi khuẩn, một số vi khuẩn trong đó sẽ tạo ra các chất độc hại trong đường ruột.
Khi lượng đường dư thừa trong ruột, vi khuẩn có lợi sẽ bị giảm đi, góp phần gây ra các bệnh về ruột như viêm loét đại tràng và bệnh celiac.
Ngoài ra, việc hấp thụ quá nhiều đường sẽ làm hỏng chức năng hàng rào của ruột, làm tăng khả năng n.hiễm t.rùng và viêm. Đây được gọi là hội chứng rò rỉ ruột.
Ít cảm thấy đói hơn
Khi bạn ăn đường tinh luyện, cơ thể sẽ tiết ra nhiều insulin hơn. Insulin là một loại hormone quan trọng giúp giữ lượng đường trong m.áu của bạn ổn định.
Khi lượng đường trong m.áu tăng mạnh sau khi ăn, cơ thể có thể giải phóng quá nhiều insulin, khiến lượng đường trong m.áu giảm mạnh xuống dưới mức bình thường.
Tình trạng này được gọi là hạ đường huyết. Các triệu chứng của hạ đường huyết là đói, khó chịu, mệt mỏi, lo lắng, đau đầu, khó tập trung, run và chóng mặt.
Những người t.iền đái tháo đường và đái tháo đường cũng dễ bị hạ đường huyết hơn.
Khi bạn ngừng ăn đường, các loại thực phẩm bạn ăn không còn gây ra sự gia tăng lượng đường trong m.áu ngay lập tức. Vì vậy, những thay đổi về lượng glucose trong cơ thể sẽ không quá nghiêm trọng như khi bạn ăn đường.
Giảm cân
Bạn có thể giảm cân vì lượng đường trong m.áu cân bằng hơn, và bạn không cảm thấy cần ăn thêm gì nữa sau bữa ăn. Trong một nghiên cứu được công bố trên BMJ vào năm 2012, kết quả của 68 nghiên cứu đã được phân tích, cho thấy việc giảm lượng đường trong khẩu phần ăn có liên quan đến giảm trọng lượng cơ thể.
Ngoài ra, một cuộc theo dõi khác kéo dài một năm cho thấy những người uống nhiều đồ uống có đường có nguy cơ bị béo phì cao hơn.
Da đẹp hơn
Da là nơi bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chế độ ăn uống. Đường đóng một vai trò trong các bệnh về da thông thường, chẳng hạn như mụn trứng cá.
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ vào năm 2007, những người tham gia bị mụn được áp dụng một chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp, có nghĩa là mức đường của họ sẽ được kiểm soát tốt hơn. Do mức đường huyết thấp hơn, tổng số tổn thương do mụn trứng cá của họ giảm nhiều hơn so với nhóm có chế độ ăn giàu năng lượng, chỉ số đường huyết cao.
Đường cũng góp phần vào quá trình lão hóa da bằng cách làm hỏng cấu trúc collagen. Collagen là loại protein đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa và bảo vệ da. Đây là lý do tại sao bỏ đường có thể mang lại cho bạn làn da trẻ trung và khỏe mạnh hơn.
Giảm viêm
Ăn quá nhiều đường có liên quan đến chứng viêm, là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh mãn tính. Viêm mãn tính có thể làm hỏng các mô và cơ quan, dẫn đến các bệnh như tiểu đường, bệnh tim, các vấn đề về đường ruột và thậm chí là ung thư.
Bỏ đường có thể cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn bằng cách giảm viêm.
Lipid trong m.áu được cải thiện
Ăn nhiều đường khiến lượng đường trong m.áu tăng cao, làm tăng lượng lipid trong m.áu.
Cơ thể bạn cần giảm lượng đường trong m.áu, do đó, nó sản xuất nhiều insulin hơn. Điều này làm cho các tế bào hấp thụ đường và chuyển hóa nó thành chất béo trong các mô, bao gồm cả trong gan và mô mỡ, nơi lưu trữ chất béo.
Gan chuyển hóa lượng đường dư thừa thành chất béo trung tính và LDL (cholesterol xấu), sau đó đi vào m.áu. Khi bạn không ăn đường, lượng đường trong m.áu sẽ cân bằng hơn, hạn chế chất béo sinh ra và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Giảm nguy cơ tiểu đường
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ phát triển t.iền tiểu đường và tiểu đường.
Khi các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin bị cạn kiệt, lượng insulin mà cơ thể sản xuất ra sẽ giảm xuống, khiến lượng đường trong m.áu tăng cao hơn và làm tổn thương tuyến tụy nhiều hơn.
Nếu bạn cắt giảm đường ra khỏi chế độ ăn uống và thay vào đó, ăn một bữa ăn cân bằng, lượng đường trong m.áu sẽ tăng và giảm với nhịp độ bình thường, góp phần ngăn chặn sự tiết insulin bất thường và tổn thương tuyến tụy.
Ngủ ngon hơn
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí khoa học Psychoneuroendocrinology vào năm 2019 cho thấy, bệnh nhân t.iền tiểu đường có giấc ngủ kém so với những người có mức đường huyết bình thường. Nghiên cứu này cho thấy lượng đường trong m.áu có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Mất cân bằng glucose trong m.áu sẽ làm rối loạn giấc ngủ. Ngủ không ngon giấc sẽ làm rối loạn lượng glucose trong m.áu. Bạn có thể phá vỡ “vòng luẩn quẩn này” bằng cách cắt giảm đường khỏi chế độ ăn uống của mình.
Cải thiện sức khỏe răng miệng
Bạn muốn có một hàm răng trắng bóng và khỏe mạnh? Cắt giảm đường có thể mang lại cho bạn một hàm răng khỏe mạnh bằng cách ngăn ngừa sâu răng.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí nha khoa vào năm 2014, gần 1000 người trưởng thành được hỏi về việc tiêu thụ đồ uống có đường. Sức khỏe răng miệng của họ được đ.ánh giá bằng điểm số nha khoa tính dựa trên số lượng răng bị sâu, được trám và bị mất vì sâu.
Kết quả cho thấy sức khỏe răng miệng của họ giảm sút khi tần suất tiêu thụ đồ uống có đường tăng lên.
Nhiều năng lượng hơn
Hầu hết mọi người nghĩ rằng không ăn đường sẽ khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi, nhưng thực tế thì ngược lại.
Khi ngừng ăn đường, bạn sẽ dần cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn vì đường ức chế một loại hormone gọi là orexin có khả năng kích thích não bộ và mang lại cho bạn sự tỉnh táo.
Orexin cũng kích thích các tế bào não khác giải phóng dopamine và serotonin, được gọi là hormone hạnh phúc. Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi ngừng ăn đường.
Mặc dù 15 ngày có thể là khoảng thời gian quá ngắn để nhận được tất cả những lợi ích của việc bỏ ăn đường, nhưng bạn càng ngừng ăn đường sớm, bạn sẽ càng thấy được lợi ích của điều này. Đường cũng là một chất gây nghiện như cocaine, và các tác động của việc tiêu thụ quá nhiều đường như huyết áp cao, viêm nhiễm, tăng cân, tiểu đường và bệnh gan nhiễm mỡ đều có liên quan đến tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Người bị đau khớp nên tránh xa những thực phẩm này
Thực hiện những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với bệnh viêm khớp.
Vì vậy, để giảm bớt cơn đau do viêm khớp, bạn nên tránh những thực phẩm dưới đây.
Lựa chọn chế độ ăn uống có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe khớp. Một chế độ ăn uống cân bằng có thể thúc đẩy sức khỏe tổng thể, cân nặng hợp lý và thậm chí làm giảm nguy cơ viêm khớp của bạn.
Mặt khác, một chế độ ăn uống với các loại thực phẩm không lành mạnh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm khớp.
Chuyên gia dinh dưỡng Hari Lakshmi, Bệnh viện Motherhood (Ấn Độ), đã chia sẻ những gì nên ăn và nên tránh nếu bạn đang bị viêm khớp.
Ảnh: Shutterstock
Dưới đây là 5 loại thực phẩm và đồ uống nên tránh nếu bạn bị viêm khớp:
Thực phẩm nhiều muối
Tiêu thụ quá nhiều muối thường xuyên có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe bao gồm viêm khớp. Đó là lý do tại sao người bị viêm khớp nên tránh thức ăn có nhiều muối.
Một số thực phẩm chứa nhiều muối bao gồm bánh pizza, thịt đỏ, hải sản, pho mát, thực phẩm đóng hộp, các loại hạt tẩm muối, cá khô,… không nên là có trong chế độ ăn uống của bệnh nhân viêm khớp hoặc nên tiêu thụ một cách hạn chế.
Rượu bia
Những người bị viêm khớp nên tránh hoàn toàn việc uống rượu vì nó gây viêm. “Nghiện rượu mạn tính cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp. Nếu không thể bỏ được, hãy thỉnh thoảng uống và uống điều độ”, chuyên gia khuyến nghị.
Ngoài ra, bạn cũng tránh t.huốc l.á vì những sản phẩm này thực sự có hại cho sức khỏe tổng thể và gây ra các bệnh nghiêm trọng bao gồm các vấn đề về khớp.
Đường bổ sung
Do chế độ ăn uống nhiều đường và lối sống ít vận động mà rất nhiều bệnh nhân viêm khớp cũng bị ảnh hưởng bởi bệnh béo phì.
Do đó, giảm lượng đường nạp vào cơ thể là điều cần thiết nếu bạn bị viêm khớp. Kẹo, nước ngọt, kem, sôcôla và nhiều loại thực phẩm khác đều chứa lượng đường cao, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
Chất béo gây viêm
Bệnh nhân viêm khớp nên tránh một số loại chất béo như axit béo omega-6, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
Bà Lakshmi cho biết: “Axit béo omega-6 bao gồm các loại dầu như dầu cây rum, hướng dương và dầu thực vật có thể gây hại khi tiêu thụ quá mức. Chất béo bão hòa, bao gồm thịt, bơ và pho mát nên được tiêu thụ vừa phải “.
Chất béo chuyển hóa được biết là làm tăng cholesterol xấu và tăng mức độ viêm, do đó chúng cũng nên được tiêu thụ một cách hạn chế.
Gluten
Gluten là loại protein chính có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Người bệnh nên tiêu thụ thực phẩm không chứa gluten vì chúng làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và giảm bớt các triệu chứng viêm khớp.
Ảnh: Shutterstock
Thay vì ăn tất cả những thực phẩm và đồ uống được đề cập ở trên, hãy thúc đẩy một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và một lịch trình ngủ đều đặn. Điều này không chỉ có thể giúp duy trì sức khỏe xương khớp mà còn giúp bạn có được sức khỏe tổng thể.
Bạn có thể thưởng thức những món ăn này để tránh bị viêm khớp:
Bông cải xanh, cà rốt và hành tây rất tốt để giảm viêm.
Bạn có thể thưởng thức các loại gia vị như nghệ và tỏi.
Ăn các loại hạt như hạnh nhân, hạt óc chó, đậu phộng, hạt dẻ cười và hạt phỉ – những hạt giàu canxi, chất xơ, magie, kẽm, chất béo Omega-3 và vitamin E.
Uống trà matcha.
Anh đào rất giàu chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm và đau khớp.
Thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá thu và cá mòi cũng rất tốt.
Tiêu thụ đậu thường xuyên có thể giúp kiểm soát triệu chứng sưng khớp.
Bỏ qua dầu thực vật và dầu ngô, thay vào đó hãy sử dụng dầu ô liu.
Quan trọng nhất, hãy thêm các nguồn giàu vitamin D trong chế độ ăn uống.