Dấu hiệu nhận biết cơn đột quỵ thoáng qua

Đột quỵ là nguyên nhân gây t.ử v.ong thứ hai trên thế giới, và cũng gây ra rất nhiều trường hợp tàn tật suốt đời

Đôi khi, mọi người không chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Một trong những dấu hiệu của cơn đột quỵ thực sự là đột quỵ thoáng qua, theo India.

dau hieu nhan biet con dot quy thoang qua f28 6177979

Đột quỵ thoáng qua thường không làm tổn thương tế bào não hoặc gây tàn tật vĩnh viễn, nhưng là dấu hiệu cảnh báo sớm cơn đột quỵ nghiêm trọng sắp xảy đến. SHUTTERSTOCK

Nguyên nhân gây đột quỵ thoáng qua

Nếu dòng m.áu đến não, tủy sống hoặc võng mạc bị cắt trong thời gian ngắn dưới 5 phút sẽ gây ra tình trạng đột quỵ thoáng qua.

Đột quỵ thoáng qua thường không làm tổn thương tế bào não hoặc gây tàn tật vĩnh viễn, nhưng là dấu hiệu cảnh báo sớm cơn đột quỵ nghiêm trọng sắp xảy đến. Khoảng 1 trong 3 người bị đột quỵ thoáng qua sẽ gặp cơn đột quỵ nghiêm trọng trong vòng 48 giờ, cũng có trường hợp muộn hơn, trong vòng 1 năm, theo Mayo Clinic.

Sự khác biệt giữa đột quỵ thoáng qua và đột quỵ

Khi một động mạch cung cấp m.áu cho não bị tắc nghẽn do cục m.áu đông, nó gây ra tình trạng thiếu oxy dẫn đến đột quỵ thoáng qua. Sự tắc nghẽn tạm thời trong đột quỵ thoáng qua thường qua nhanh và mau khỏi. Nhờ đó, lưu lượng m.áu lên não nhanh chóng bình thường trở lại.

Ngược lại, trong một cơn đột quỵ nghiêm trọng, não bị thiếu oxy trong thời gian dài hơn. Điều này sẽ gây tàn tật vĩnh viễn hoặc t.ử v.ong, theo India.

Các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo

Các triệu chứng của đột quỵ thoáng qua tương tự như đột quỵ, bao gồm:

Xệ mặt: Mặt, mắt hoặc miệng có thể bị xệ sang một bên, hoặc khó khăn khi cười.

Vấn đề trong khi nói: Nói ngọng, nói khó hiểu hoặc không hiểu lời người khác nói.

Yếu tay chân: Có thể bị yếu hoặc tê bì chân tay, không thể giơ tay lên cao hoặc giữ cánh tay.

Ngoài ra, có thể gặp vấn đề về cân bằng và phối hợp, mất thị lực ​​hoặc thị lực mờ tạm thời, không thể cử động một bên của cơ thể, chóng mặt, lú lẫn và khó hiểu người khác, theo India.

dau hieu nhan biet con dot quy thoang qua d87 6177979

Đột quỵ nghiêm trọng thường gây tàn tật vĩnh viễn hoặc t.ử v.ong. Ảnh SHUTTERSTOCK

Các triệu chứng của đột quỵ thoáng qua thường chỉ kéo dài vài phút, thường là dưới 15 phút, nhưng có thể kéo dài đến 24 giờ.

Vì các dấu hiệu và triệu chứng tức thì của đột quỵ thoáng qua và đột quỵ là giống nhau, nên điều quan trọng là phải tìm kiếm sự chăm sóc khẩn cấp ngay lập tức.

Các yếu tố rủi ro

Ngoài những yếu tố như t.uổi tác và t.iền sử gia đình, nói chung phụ nữ có nguy cơ đột quỵ cao hơn nam giới.

Các tình trạng như béo phì, bệnh động mạch cảnh, cao huyết áp, mỡ m.áu cao, tiểu đường và bệnh về tim đều có thể làm tăng tỷ lệ đột quỵ.

Hút thuốc, uống rượu quá mức, ăn thức ăn nhiều cholesterol có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Thay đổi lối sống

Để ngăn ngừa đột quỵ, cần phải thực hiện một số thay đổi thói quen sống, bao gồm:

Bỏ hút thuốc và tránh khói thuốc.

Theo một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng, gồm nhiều trái cây tươi và rau quả.

Hạn chế lượng muối và chất béo ăn vào

Tập thể dục thường xuyên

Duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng

Thực hiện lời khuyên hoặc kế hoạch điều trị kịp thời đối với bệnh tim, tiểu đường và các bệnh khác, theo India.

Cách phát hiện người bị đột quỵ qua nụ cười

Đột quỵ là tình trạng nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Việc được phát hiện và điều trị kịp thời có ý nghĩa sống còn với bệnh nhân.

Tổ chức Y tế Thế giới thống kê đột quỵ là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng hàng thứ 3 sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Việt Nam mỗi năm có thêm 200.000 người mắc, 104.000 ca t.ử v.ong vì nguyên nhân này.

Các cơn đột quỵ thường đến bất ngờ, dễ gây t.ử v.ong nếu nạn nhân không được cấp cứu kịp thời. Năm 2003, các nhà khoa học tại Mỹ đã phát hiện bài kiểm tra chỉ kéo dài một phút, giúp chẩn đoán nhanh người bị đột quỵ. Bài kiểm tra này đơn giản đến mức một đ.ứa t.rẻ cũng có thể sử dụng.

Bài kiểm tra theo nguyên tắc F.A.S.T

Theo tiến sĩ Jane Brice, Đại học North Carolina-Chapel Hill School of Medicine, bài kiểm tra này dựa trên thang điểm do các nhà nghiên cứu của Đại học Cincinnati phát triển.

Bài kiểm tra gồm 3 phần, có thể chẩn đoán hầu hết trường hợp bị đột quỵ. Tiến sĩ Brice và các đồng nghiệp đã đo độ chính xác của bài kiểm tra này trên 100 người khỏe mạnh và người sống sót sau đột quỵ.

Kết quả cho thấy nó chính xác đến 97%. Ngoài ra, bài kiểm tra giúp phát hiện tới 96% người bị đột quỵ nhờ bất thường ở giọng nói, 97% với những người gặp vấn đề về cánh tay, 72% khi tìm ra điểm yếu trên khuôn mặt.

Sau đó, nó được đưa vào tài liệu chính thức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cũng như hướng dẫn y tế tại nhiều quốc gia, tổ chức khác trên thế giới. Khi đó, chúng được bổ sung thêm một số yếu tố và trở thành nguyên tắc F.A.S.T để phát hiện sớm người bị đột quỵ.

cach phat hien nguoi bi dot quy qua nu cuoi f64 5646745

Bài kiểm tra người bị đột quỵ dựa trên 4 yếu tố là Face (khuôn mặt), Arm (cánh tay), Speech (lời nói) và Time (thời điểm). Ảnh: Freepik.

Bài kiểm tra F.A.S.T được thực hiện như sau:

Face (Khuôn mặt): Đột quỵ sẽ gây tê liệt, yếu một số dây thần kinh, nhất là trên khuôn mặt. Khi cơn đột quỵ xảy đến, dây thần kinh III, VI, VII của nạn nhân có thể bị thương tổn dẫn đến dấu lác mắt hay sụp mí. Do đó, khi nghi ngờ ai đó bị đột quỵ, bạn nên yêu cầu họ mỉm cười để xem có bị xệ, lệch mặt không.

Miệng của người bị đột quỵ thường lệch sang một bên, nếp nhăn mũi – má mờ, mắt sụp. Một số bệnh nhân bị liệt cơ mặt, không thể cười hoặc cử động miệng bình thường.

Cánh tay (Arm): Yêu cầu người đó giơ cả hai cánh tay lên cao và kiểm tra họ có thể thực hiện dễ dàng không hay gặp khó khăn. Người bị đột quỵ thường không thể nhấc cả hai tay lên do yếu, liệt cơ tay.

Lời nói (Speech): Biểu hiện thứ 3 của người bị đột quỵ đó là rối loạn ngôn ngữ, nói khó, nói lắp. Vì vậy, chúng ta có thể kiểm tra tình trạng đột quỵ bằng cách yêu cầu họ lặp lại một cụm từ, câu ngắn, đơn giản.

Thời điểm (Time): Đây là từ khóa không nhằm để kiểm tra nhưng nó nhắc nhở chúng ta về nguyên tắc tối khẩn khi cấp cứu người bị đột quỵ. Bởi đột quỵ là tình trạng “nghìn cân treo sợi tóc”, bệnh nhân cần được cấp cứu, điều trị càng sớm càng tốt để tránh các hậu quả đáng tiếc. Do đó, khi gặp những triệu chứng trên, người nhà cần gọi cấp cứu ngay và ghi nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.

Ngoài ra, một số người gặp tình trạng điển hình như đột ngột rối loạn thị giác ở một hay hai bên; khó đi, đứng, choáng váng, mất thăng bằng, mất khả năng phối hợp động tác; đau đầu không rõ nguyên nhân… Biểu hiện bệnh trong một số trường hợp diễn ra âm thầm, khó phát hiện. Nhiều trường hợp gặp tình trạng rối loạn ý thức.

cach phat hien nguoi bi dot quy qua nu cuoi 2a0 5646745

Tình trạng đột quỵ luôn xảy ra bất ngờ, không loại trừ lứa t.uổi nào. Ảnh: Freepik.

Làm gì khi thấy người bị đột quỵ?

Đột quỵ là bệnh lý cấp tính, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, thường không có dấu hiệu báo trước. Khi thấy người bị đột quỵ, việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là nhanh chóng đưa nạn nhân tới các cơ sở y tế. Sau 3-6 giờ bị đột quỵ, bệnh nhân nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ có nguy cơ t.ử v.ong cao.

Trong thời gian chờ xe cấp cứu, người nhà nên sơ cứu cho nạn nhân. Nếu bệnh nhân có ý thức, chúng ta cần đặt họ nằm gối cao 30-45 độ và cố gắng không di chuyển họ. Người nhà nên nới lỏng quần áo, bỏ khăn quàng cổ (nếu có); nếu người bệnh bị lạnh, hãy dùng chăn hoặc áo khoác để giữ ấm.

Bệnh nhân cần được kiểm tra đường thở, nếu có dị vật hay chất nôn trong miệng, bạn hãy đặt họ nằm nghiêng để tránh sặc. Bạn không nên cho người bệnh ăn bất kỳ thức ăn, chất lỏng, đặc biệt, không nên sử dụng thuốc ngậm hạ huyết áp.

cach phat hien nguoi bi dot quy qua nu cuoi 8ab 5646745

Thời gian là yếu tố sống còn khi cứu chữa người bị đột quỵ. Ảnh: Shutter Stock.

Nếu bệnh nhân bất tỉnh, người nhà cần đặt họ nằm nghiêng, cánh tay để trước ngực, một chân thẳng, gập đầu gối chân còn lại. Sau đó, chúng ta nâng cằm của người đó và hơi nghiêng đầu về phía sau; nhìn xem ngực họ có cử động không; lắng nghe nhịp thở. Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu thở, họ cần hô hấp nhân tạo (hồi sức tim phổi).

Để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, các chuyên gia khuyên chúng ta nên có chế độ ăn lành mạnh, khoa học; tập luyện thể thao thường xuyên; kiêng chất kích thích. Đột quỵ là bệnh có khả năng tái phát cao. Do đó, mỗi người cần chú ý những thay đổi của sức khỏe, thường xuyên kiểm tra cơ thể theo nguyên tắc F.A.S.T nhằm phát hiện bệnh kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *