Những đ.ứa t.rẻ tay cắm kim truyền vẫn vô tư vui đùa, ánh mắt trong trẻo hồn nhiên, giọng nói thơ ngây khi có ai hỏi chúng càng khiến cho người ta cảm thấy đau lòng hơn.
Đến Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương vào buổi chiều muộn, khi những đ.ứa t.rẻ khắp cả nước đang trong kỳ nghỉ lễ lớn của đất nước, cùng gia đình vi vu ở những địa điểm du lịch xa xôi hay về quê thăm họ hàng người thân, thì tại đây những đ.ứa t.rẻ vẫn phải kiên cường chống chọi với căn bệnh quái ác mang tên ung thư m.áu.
Những đ.ứa t.rẻ tay cắm kim truyền vẫn vô tư vui đùa, ánh mắt trong trẻo hồn nhiên, giọng nói thơ ngây khi có ai hỏi chúng càng khiến cho người ta cảm thấy đau lòng hơn.
Cuộc đời nghiệt ngã…
Chị Huyền nghẹn ngào khi kể về hành trình hai mẹ con chiến đấu với bệnh tật.
Tại khu vực phòng cấp cứu tầng 6 (khu bệnh m.áu trẻ em), chúng tôi bắt gặp chị Nguyễn Thị Huyền (Thạch Thất, Hà Nội) đang cho con ăn, đ.ứa b.é ăn được vài miếng nhưng liên tục nôn ói, ho nhiều… gạt vội giọt nước mắt, chị liên tục vỗ về, động viên con.
Qua câu chuyện chị kể, khoảng tháng 10 năm trước chị mắc COVID-19, sau khi đi cách ly điều trị 5 tuần (3 tuần trong khu điều trị tập trung, 2 tuần cách ly tại xã) trở về nhà chị thấy con xanh xao hơn, bé liên tục kêu đau chân, chóng mặt, có hiện tượng tim đ.ập thình thịch.
Đưa con đi khám tại BV ở Thạch Thất các bác sĩ nghi ngờ cháu bị mắc ung thư m.áu nên chuyển ra Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương, tại đây sau thăm khám các bác sĩ cũng cùng chẩn đoán và bảo gia đình chuẩn bị tinh thần.
Nghe tin, chị như c.hết lặng, đứa con gái nhỏ chị dành hết tình thương, niềm động lực duy nhất để chị tiếp tục với cuộc sống này không ngờ lại mắc căn bệnh quái ác đó, ông trời nỡ lòng nào…
Sau đó là chuỗi ngày hai mẹ con cùng nhau “chiến đấu” với bệnh tật. Ban ngày chị mạnh mẽ kiên cường cùng con chống chọi với những cơn đau h.ành h.ạ, đêm về khi con chìm vào giấc ngủ là nước mắt chị trào ra, nghĩ thương cho con và thương cho cuộc đời mình sao lại cay đắng, bất công như thế.
Rồi chị kể về cuộc đời mình, chị 2 lần đò, nhưng chỉ có bé Huyền Anh với người chồng thứ hai. Tuy nhiên, sau khi sinh bé được 6 tháng thì chồng mất vì tim bẩm sinh, từ đó chị đón con về nhà mẹ đẻ ở vậy nuôi con cho đến tận giờ khi bé đã được 8 t.uổi.
Em bé ngồi bên bậu cửa sổ tự chơi một mình.
Điều kiện hoàn cảnh gia đình khó khăn, năm 2020 cả gia đình gom góp vay mượn thêm để xây dựng căn nhà mới, nhà chưa xây xong thì bố chị phát hiện ung thư phổi đã di căn, gia đình cố gắng chạy chữa được ít tháng sau thì ông qua đời… Chưa nguôi ngoai vì nỗi đau mất bố thì chị lại nhận tin dữ từ đứa con gái của mình… Mọi hy vọng về tương lai sụp đổ.
Gần một năm trời chỉ có hai mẹ con cùng nhau, nhà còn bà ngoại nhưng do nhà vừa xây đang còn vay nợ nhiều nên bà phải đi giúp việc để trả nợ cũng là để phụ giúp chị chi trả cho những khoản chữa trị cho cháu.
“Thời gian đầu sau truyền hóa chất, truyền m.áu cháu về nhà được 2 tuần, nhưng càng ngày m.áu càng hết nhanh, chỉ một tuần, rồi vài 3 ngày, gần đây là ở luôn trong bệnh viện…”, chị Huyền cho biết.
Gọng chị nghẹn ngào: “Con đau đớn lắm, liên tục kêu đau, khó thở suốt, sức đề kháng con yếu sinh hết bệnh nọ đến bệnh kia… Bác sĩ trả về. Tuy nhiên chị xin bác sĩ cho ở viện được ngày nào hay ngày đó, về nhà con đau đớn chứng kiến con như vậy rất dằn vặt, khổ tâm, khi nào con yếu quá… sẽ đưa về… Bác sĩ tạo điều kiện. Hai mẹ con nằm tại phòng cấp cứu này 2 tuần rồi, con cứ thấy khó thở với đau đầu, liên tục truyền thuốc giảm đau…”.
Những đ.ứa t.rẻ tay cắm kim truyền nhưng vẫn rất vô tư vui đùa.
“Điều khiến chị đau đớn, khổ tâm nhất là con không biết về tình trạng bệnh của mình, vẫn hy vọng một ngày nào đó sẽ hết bệnh. Con rất thèm ăn nhưng sau đợt con nhiễm COVID không kịp ra truyền m.áu, răng của con đã hỏng hết không ăn được nữa… Thấy ai ăn gì con cũng đòi ăn, tuy nhiên con chỉ ăn được vài 3 miếng là nôn hết. Khi mẹ bảo cho các em khác, nhưng con không đồng ý cứ bảo để đó khi nào khỏi bệnh con ăn… Con vẫn hy vọng một ngày nào đó mình hết bệnh…. Chỉ một tháng con sút 8kg”, chị nấc nghẹn.
“Nghiệt ngã lắm! Không nghĩ cuộc đời mình lắm bi kịch như vậy. Mong có đứa con để sau này bầu bạn, trò chuyện, nương tựa lúc về già mà ông trời nỡ lòng nào cướp đi niềm hy vọng duy nhất…”.
Tất cả chỉ biết cố gắng
Chuyện buồn của xóm trọ đặc biệtĐỌC NGAY
Ra ngoài hàng lang chúng tôi bắt gặp bác Nguyễn Văn Năm (62 t.uổi, ở Chương Mỹ, Hà Nội) đang ru đứa cháu nội chỉ mới 2 tháng t.uổi. Đ.ứa b.é đau đớn, khóc ngằn ngặt nhưng người đàn ông vụng về cũng chỉ biết “à ơi”.
Một lúc sau đ.ứa b.é chìm vào giấc ngủ, trò chuyện bác kể, sau sinh một tháng con liên tục khóc nhiều, bỏ bú, gia đình đưa ra BV Nhi Trung ương thăm khám, xét nghiệm m.áu bác sĩ phát hiện cháu bị bạch cầu cấp. Cấp cứu tại BV Nhi đêm ngày 28/4 đến trưa ngày 29/4 chuyển sang Viện Huyết học – Truyền m.áu Trung ương.
“Cháu khóc nhiều, ông nội với mẹ cứ thay nhau ôm suốt. Sang Viện Huyết học may mắn là với những cháu nhỏ BV cho hai người vào chăm sóc thì mới đỡ, chứ hôm tại Viện Nhi chỉ có mình mẹ được vào phòng cấp cứu đêm cháu quấy khóc, ông bên ngoài rất sốt ruột, nhưng không làm gì được”, bác Năm nói.
Sau một hồi vật vã, đứa cháu nhỏ của bác Năm cũng chìm vào giấc ngủ.
Rồi bác cho biết, ba mẹ cháu đều là người tàn tật, mẹ cháu khiếm thính, bố ngồi xe lăn, bà nội phải ở nhà chăm bố và đứa cháu lớn 2 t.uổi, còn ông đưa hai mẹ con đi thăm khám. Mẹ cháu vừa khiếm thính, lại là người dân tộc nên không được nhanh nhẹn cho lắm, đêm nằm với con, con khóc nhưng nhiều lúc không biết, sợ cháu khóc lả do vậy ngày cũng như đêm ông phải liên tục túc trực.
Ở nhà từ kinh tế đến chăm sóc các con cũng như cháu đều là ông bà đảm nhiệm… Cháu đi viện, người đi cũng vất vả người ở nhà cũng vậy, nhưng biết làm thế nào, tất cả đều phải cố gắng.
Mắt đỏ hoe bác nói: “Thầy thuốc bảo cháu bé quá không điều trị được, nguy cơ rất cao, cháu ở với ông ngày nào biết ngày đó… Mẹ cháu khiếm thính không nghe rõ lời bác sĩ nên cũng chưa hiểu hết được tính chất nghiêm trọng bệnh của con….”, không muốn xoáy sâu vào nỗi đau của bác, chúng tôi dừng cuộc trò chuyện tại đây.
Rời khỏi viện khi trời đã tối, lòng chúng tôi không khỏi những ngổn ngang suy nghĩ. Đã đi rất nhiều bệnh viện, tiếp xúc với nhiều mảnh đời bất hạnh, mỗi lần đều để lại cho chúng tôi những day dứt khôn nguôi. Hy vọng ngành y tế nước nhà ngày càng phát triển để có thêm nhiều mảnh đời được cứu chữa, để nỗi đau không còn trong những đ.ứa t.rẻ thơ..
Cạn kiệt m.áu điều trị
Nhu cầu cấp phát m.áu cho các bệnh viện mỗi ngày tới 1.200 – 1.500 đơn vị, lượng m.áu dự trữ của Viện Huyết học – truyền m.áu trung ương chỉ đủ cho vài ngày.
Người dân hiến m.áu gia tăng ngày 27-11, khi lượng m.áu trong kho gần cạn – Ảnh: T.H.
Đến 26-11, kho m.áu dự trữ của Viện Huyết học – truyền m.áu trung ương, điểm cung cấp m.áu điều trị cho Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc (trong cao điểm dịch COVID-19 vừa qua cung cấp cho cả TP.HCM, Cần Thơ…) chỉ còn vỏn vẹn 4.000 đơn vị, trong đó hiếm nhất là nhóm m.áu A và nhóm m.áu O.
Gần 80 lịch hiến m.áu bị hoãn trong tháng, kho m.áu điều trị cạn
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, chỉ trong tháng 11 này có hơn 80 lịch hiến m.áu của Viện Huyết học – truyền m.áu trung ương đã bị hoãn, hủy không thể tổ chức, khiến 25.000 đơn vị m.áu không thể tiếp nhận theo kế hoạch.
Thời điểm tháng 10, khi các biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ và thay thế bằng chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo nghị quyết 128 của Chính phủ thì lượng m.áu hiến tặng gia tăng trong thời gian đầu. Tuy nhiên, khi số ca F0 tại cộng đồng có xu hướng tăng ở nhiều địa phương, thì số người hiến m.áu lại giảm rõ rệt.
“Người dân rất sẵn sàng hiến tặng m.áu cứu người bệnh, nhưng ngặt nỗi cứ lên lịch trước vài tuần thì đến sát ngày tổ chức hiến m.áu, địa phương lại có người F0, buổi hiến m.áu lại bị hoãn. Trong các ngày từ 11 đến 14-11 riêng tại Hà Nội và Nam Định đã hoãn tổ chức 5 điểm hiến tặng m.áu, với tổng lượng m.áu hiến dự kiến là 2.150 đơn vị.
Đến ngày 24-11 lại hoãn điểm hiến m.áu tại Hải Dương do có nhiều người tham gia là F1, F2 liên quan đến 2 ca F0 phát hiện tại Chí Linh, Hải Dương trước đó” – thông tin từ Viện Huyết học – truyền m.áu trung ương cho hay.
Ông Bạch Quốc Khánh, viện trưởng Viện Huyết học – truyền m.áu trung ương, cho biết ngày 24-11 và nhiều ngày trước đó, mỗi ngày viện chỉ nhận được 300 – 400 đơn vị m.áu, trong khi ngày 25-11 viện cần cung cấp 2.400 đơn vị, trong đó riêng Cần Thơ cần 1.000 đơn vị.
“Với lượng m.áu phát ra để đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh của cả nước và lượng m.áu tiếp nhận vài ngày sắp tới, chúng tôi sẽ không còn đủ m.áu để cung cấp cho hoạt động khám chữa bệnh” – ông Khánh nói.
Trung bình mỗi ngày Viện Huyết học – truyền m.áu trung ương cần 1.200 – 1.500 đơn vị m.áu để cung cấp cho hơn 180 bệnh viện.
Dự báo 3 tháng cuối năm và dịp Tết sắp tới, nhu cầu về m.áu vẫn rất cao, kho m.áu dự trữ cần tới 80.000 đơn vị để đủ cho nhu cầu điều trị, trong khi dịch bệnh COVID-19 có thể còn diễn biến phức tạp, lại trùng với thời điểm nghỉ Tết kéo dài.
Với khả năng hiện tại, các lịch hiến m.áu dự kiến mới chỉ đáp ứng được hơn 60% nhu cầu này, mỗi tháng vẫn còn thiếu khoảng 10.000 đơn vị m.áu.
Trong 2 ngày 27 và 28-11 vì lượng m.áu trong kho giảm xuống mức quá thấp, viện đã buộc phải giảm cấp phát m.áu cho các bệnh viện và tỉnh thành, nhu cầu mỗi ngày lên tới 1.200 – 1.500 đơn vị nhưng chỉ cung cấp được vài trăm đơn vị một ngày.
Hiến m.áu vì đồng bào
Sáng chủ nhật 28-11, tin từ các điểm hiến m.áu ở Hà Nội cho biết các điểm hiến m.áu đều đông người đến tặng m.áu. Người Việt là như vậy, luôn rất sẵn sàng khi có người cần, và m.áu là loại “thuốc” đặc biệt, chưa thể sản xuất nhân tạo, trong khi hằng ngày vẫn có tới hàng ngàn người bệnh cần m.áu.
Trong ngày 28-11, kho m.áu của Viện Huyết học – truyền m.áu trung ương nhận được khoảng 1.700 đơn vị, cộng với số nhận được trong ngày 27-11 nâng số m.áu dự trữ trong kho lên khoảng 7.000 đơn vị. Nhưng nếu cung cấp đủ theo dự trù của các bệnh viện thì đủ m.áu điều trị trong 5 ngày tới, sau đó sẽ lại thiếu.
“Mọi người luôn sẵn sàng hỗ trợ, trước đây phần lớn m.áu điều trị là do các bạn trẻ, học sinh sinh viên hiến tặng. Hai năm nay do dịch COVID-19 sinh viên học trực tuyến, không tổ chức được buổi hiến m.áu tại các trường đại học, lượng m.áu hiến tặng vẫn tạm đủ cho nhu cầu điều trị, nhưng khi dịch bùng lên thì lại thiếu.
Điều may mắn là sự thiếu hụt này không kéo dài vì cộng đồng luôn hưởng ứng và sẵn sàng” – ông Khánh cho biết.
Kêu gọi hiến m.áu
Cạn kiệt kho m.áu, thiếu m.áu nhóm m.áu A và nhóm m.áu O. Người dân đi hiến m.áu – Ảnh: T.H.
Với tình hình dịch kéo dài hiện nay, ông Bạch Quốc Khánh dự báo lượng m.áu hiến tặng chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu từ nay tới Tết Nguyên đán, mỗi tháng ước tính thiếu 10.000 đơn vị m.áu.
Viện Huyết học – truyền m.áu trung ương kêu gọi những người đã từng hiến m.áu và chưa hiến m.áu đồng hành để có đủ m.áu cho người bệnh, không chỉ để cung cấp cho người bệnh các tỉnh thành khu vực phía Bắc, mà cả các tỉnh phía Nam đang gặp khó khăn do dịch bệnh.