Cải thiện thông khí hô hấp, giảm bớt tình trạng khó thở chung và khó thở gây ra do gắng sức là những điều kiện tiên quyết để cải thiện tình trạng sức khỏe cho người mắc các bệnh lý hô hấp.
Bệnh lý đường hô hấp là tình trạng tắc nghẽn mạn tính đường thở, tác động đến tính đáp ứng của đường thở đối với nhiều kích thích khác nhau, đặc biệt là các hoạt động gắng sức làm giảm sút khả năng hoạt động thể lực, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng sống.
Môi trường xanh sạch, không khói thuốc, không chất gây ô nhiễm kết hợp với điều trị và tập luyện phục hồi chức năng hô hấp thông qua các phương pháp tập thở, các bài tập vận động phù hợp sẽ góp phần hỗ trợ điều trị bệnh lý đường hô hấp, nâng cao khả năng hoạt động thể lực.
Chủ động mặc ấm, tập luyện phải phù hợp!
Phương pháp tập luyện
Tập thở: Vị trí tập có không gian thoáng, không khí trong lành, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp theo thời tiết. Có ghế tựa với độ cao thích hợp để có thể ngồi tập thở với tư thế lưng thẳng, thả lỏng thoái mái nhất.
Thở chúm môi: Hít vào chậm qua mũi – thở ra từ từ bằng miệng môi chúm lại như thổi sáo. Có thể áp dụng thêm kỹ thuật ngưng thở cuối kỳ hít vào (nín thở khoảng 03 giây).
Thở bụng: Thả lỏng 2 vai, 1 tay đặt lên bụng (để cảm nhận di động của bụng).Mím môi hít vào bằng mũi phình bụng ra. Thóp bụng lại thở ra bằng phương pháp chúm môi.
Khi tập thở nên hít vào sâu nhất có thể (lưu ý không cần gắng sức quá mức), thở ra vừa sức. Tập ít một, tăng dần, thường xuyên thành thói quen hàng ngày. Có thể dùng kỹ thuật này khi khó thở hoặc khi hoạt động thể lực.
Tập thở ra gắng sức: Mím môi hít vào sâu và chậm. Thở ra nhanh, mạnh gắng sức.
Ho chủ động: Nên tập thở vài nhịp trước khi ho chủ động. Hít vào chậm sâu, nén hơi khoảng 3 giây. Ép ngực và bụng ho mạnh ra liên tiếp 2, 3 lần. Khạc đờm. Nếu không khạc được đờm có thể nghỉ ngơi tập thở vài nhịp rồi làm lại.
Thở ra gắng sức và ho chủ động giúp khạc đờm dễ dàng hơn. Nếu đờm có màu vàng, xanh hoặc đỏ m.áu cần hỏi ý kiến bác sĩ. Mỗi ngày nên ho khạc đờm 2 lần vào buổi tối trước lúc ngủ và buổi sáng khi mới dậy và làm thêm mỗi khi thấy có đờm.
Thời gian tập luyện phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể: không nên quá sớm, hoặc quá muộn trong ngày; quá xa hoặc quá gần bữa ăn chính. Tập ngoài trời phải đảm bảo thời tiết, nhiệt độ, nắng, gió ôn hòa.
Các bài tập sức bền: aerobic, đi bộ, chạy chậm, đạp xe, bơi… là trọng tâm của chương trình vận động phục hồi chức năng hô hấp, là cách tốt nhất để tăng cường khả năng chịu đựng của hệ tuần hoàn – hô hấp. Các bài tập tăng cơ lực, các cơ ngực, cơ vai, cơ liên sườn… phối hợp với các bài tập thở vừa giúp tăng cơ lực, vừa có tác dụng tăng thông khí nhờ tăng hoạt động của các cơ hô hấp và sự giãn nở của lồng ngực.
Việc tập luyện cần được duy trì thường xuyên trong thời gian dài. Đối với những người mới tập chưa thành thạo nên bắt đầu với cường độ thấp. Có thể tập ngắt quãng 2-3 phút tập cường độ cao xen kẽ 1-2 phút cường độ thấp hoặc nghỉ ngơi.
Người bệnh ở giai đoạn nhẹ và trung bình cũng có thể thực hiện các bài tập với cường độ cao. Người bệnh có tình trạng tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng được khuyến cáo bắt đầu bằng các bài tập sức bền hoặc chỉ các bài tập tăng độ dẻo dai (có thể hỗ trợ thêm các thuốc giãn phế quản, ôxy).
Như vậy để kiểm soát bệnh lý đường hô hấp nói riêng và cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung, người bệnh cần có sự kết hợp bao gồm: dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng phù hợp, cải thiện tâm lý, môi trường sốngđồng thời cần kiên trì tập luyện phục hồi chức năng hô hấp phù hợp, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Không tập luyện trong đợt cấp tính của bệnh, hoặc cần hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.
7 tác hại đáng sợ của việc “ngủ nướng” vào cuối tuần khiến bạn vội vàng “rũ bỏ”thói quen này
Vào ngày cuối tuần nhiều người thường ngủ nướng để cơ thể nghỉ ngơi, bù lại cho những ngày làm việc mệt nhọc. Thế nhưng, thực tế lại không như thế, trái lại việc ngủ nướng còn là nguy cơ gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Ngủ nướng không phải là một thói quen tốt – Ảnh: Minh họa
– Bị chứng đau lưng
Trước đây, các bác sĩ thường khuyên những người bị đau lưng hãy nghỉ ngơi tại giường. Nhưng đó chỉ là quá khứ vì hiện nay các bác sĩ đã nhận ra được lợi ích của việc duy trì hoạt động thể lực. Do đó, họ khuyên bệnh nhân không nên ngủ nhiều hay nằm nhiều nữa mà thay vào đó, duy trì các bài tập thể dục thường xuyên bất cứ khi nào có thể.
– Gây lười vận động
Tác hại của ngủ nướng khiến các cơ bắp không được thư giãn, lưu thông m.áu nên đôi khi chân tay sẽ có các biểu hiện tê mỏi, cơ thể ê ẩm, khó chịu và khiến bạn lười vận động hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cơ thể vì nếu không vận động, các xương sẽ có thể bị yếu hoặc mất dần đi và gây hại cho cơ thể.
– Tạo cảm giác chán ăn
Một giấc ngủ nướng đến 9-10h sẽ làm bạn bỏ qua bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Đây là một thói quen vô cùng tai hại. Bởi khi thức dậy đã quá giờ ăn thường có cảm giác mệt mỏi, chán ăn và kéo theo đó là thiếu hụt năng lượng cho cơ thể hoạt động cả một ngày.
– Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo một số nghiên cứu của giới y học, những người ngủ không đủ 6 giờ/ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2 lần. Nếu bạn ngủ nhiều hơn 8 tiếng/ngày, căn bệnh này sẽ dễ dàng tấn công cơ thể.
– Tăng nguy cơ đột quỵ
Những người ngủ với thời gian trên 9 giờ/ngày có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao hơn 70% so với những người chỉ ngủ 7-8 giờ/ngày. Không chỉ thế, tác hại của ngủ nướng còn có thể khiến các hoạt động của hệ tim mạch bị suy yếu dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch vành, đau tim và đột quỵ.
– Trí nhớ giảm sút
Sau khi ngủ nướng thường có cảm giác đau đầu, khó tập trung tinh thần… Nguyên nhân là do ngủ nướng khiến não phải tiêu hao nhiều ôxy, gây nên triệu chứng “thiếu dinh dưỡng” tạm thời và mất cân bằng hormone. Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể gây tổn thương não bộ và thính lực, giảm sút trí nhớ và thính giác, giảm trí thông minh, nhất là ở những người trẻ t.uổi.
– Trầm cảm
Mặc dù chứng mất ngủ thường liên quan tới trầm cảm hơn là ngủ quá giấc nhưng khoảng 15% những người bị trầm cảm lại ngủ quá nhiều, dần dần dẫn tới tình trạng trầm cảm ngày càng nặng nề hơn. Do thói quen giấc ngủ rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh nên trong một số trường hợp nhất định thì việc ngủ ít lại là “thuốc” chống trầm cảm tạm thời.