Loãng xương là một bệnh lý phổ biến hay gặp ở người cao t.uổi, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Theo thống kê, hiện có khoảng 1/3 số nữ giới và 1/8 số nam giới trên 50 t.uổi có nguy cơ loãng xương.
Có nhiều yếu tố, nguy cơ gây ra loãng xương ở người cao t.uổi, trong đó có 1 nguyên nhân mà ít người quan tâm đến là do sử dụng một số loại dược phẩm trong thời gian dài.
Các yếu tố nguy cơ gây giảm mật độ xương bao gồm: di truyền, nữ giới, t.uổi cao, ít hoạt động thể lực, dùng cà phê hàng ngày, uống nhiều rượu, hút thuốc… Và một nguyên nhân mà ít người lưu tâm, đó là do sử dụng những loại thuốc có khả năng làm giảm mật độ xương.
Một số loại thuốc khi dùng thời gian dài làm tăng quá trình hủy xương và giảm quá trình tạo xương dẫn đến loãng xương. Vì vậy, khi sử dụng những loại thuốc dưới đây, người cao t.uổi cần theo dõi chặt chẽ mật độ xương để phòng ngừa nguy cơ loãng xương.
Thuốc chống viêm glucocorticoid
Loãng xương do glucocorticoid là dạng loãng xương phổ biến nhất. Đối với người trưởng thành, ở liều sinh lý glucocorticoid có tác dụng tích cực trên chuyển hóa canxi và xương, nhưng ở liều điều trị và dùng kéo dài sẽ gây mất xương.
Có đến 30-50% bệnh nhân bị gãy xương không có chấn thương khi sử dụng glucocorticoid liều cao và kéo dài. Đó là do loại thuốc này làm tăng tiêu xương (tăng chức năng hủy cốt bào) là tác dụng phức tạp và có liên quan đến liều dùng.
Tình trạng mất xương xảy ra nhanh và sớm sau khi sử dụng glucocorticoid. Mật độ xương giảm trong 3 tháng đầu. Sau đó, tình trạng mất xương diễn ra chậm nhưng nghiêm trọng nếu tiếp tục sử dụng thuốc (do giảm tạo xương).
Glucocorticoid dễ ảnh hưởng đến các xương xốp nhất, vì vậy, gãy xương thường xảy ra ở những vị trí tập trung nhiều xương xốp như các đốt sống và cổ xương đùi.
Để giảm thiểu tai biến gãy xương do glucocorticoid nên giảm liều đến mức thấp nhất nếu có thể và giảm thời gian sử dụng thuốc.
Người cao t.uổi cần cảnh giác với một số thuốc có thể gây loãng xương
Thuốc giảm acid dạ dày
Calci carbonat cần môi trường acid để có thể hấp thu tối đa. Do đó, những thuốc làm giảm acid của dịch vị dạ dày có thể cản trở sự hấp thu calci. Kết quả từ nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ gãy xương tăng lên trong trường hợp sử dụng các thuốc này dài ngày (trên 1 năm), nhưng ảnh hưởng này không tỷ lệ với liều dùng.
Các thuốc lợi tiểu quai
Các thuốc lợi tiểu quai có tác dụng điều trị bệnh tăng huyết áp và phù có nguyên nhân do suy tim hay suy thận. Các loại thuốc thường dùng là furosemid và thuốc lợi tiểu kháng aldosteron. Tuy nhiên các thuốc lợi tiểu quai có khả năng làm giảm mật độ xương do làm tăng đào thải calci qua thận, dẫn đến giảm calci m.áu, huy động calci từ xương để bù lại và gây ra tình trạng mất xương. Khả năng giảm mật độ xương phụ thuộc vào liều của thuốc lợi tiểu và tỷ lệ gặp hiện tượng mất xương trên những người dùng thuốc liên tục cao hơn so với những người dùng thuốc không liên tục.
Thuốc động kinh
Động kinh có thể đe dọa đến cuộc sống của người bệnh nếu không được điều trị, nhưng thuốc dùng để điều trị bệnh như phenytoin hoặc phenobarbital có thể là nguyên nhân dẫn tới mất xương. Vì thuốc làm tăng enzym hydroxylase, oxylase ở gan, khiến cho việc hấp thu canxi trong cơ thể gặp nhiều khó khăn, nên có thể dẫn đến việc hạ canxi trong m.áu.
Khi canxi trong m.áu hạ, sẽ khiến quá trình tiêu hủy xương xảy ra nhanh hơn. Thậm chí dùng thuốc với liều lượng kéo dài làm ức chế quá trình lắng đọng canxi vào khung xương, gây trở ngại cho việc tạo xương trong cơ thể. Nguy cơ này có thể thay đổi tùy người.
Thuốc chống đông warfarin
Trên lý thuyết, việc sử dụng warfarin có thể làm giảm mật độ xương. Đây là thuốc chống đông kháng vitamin K, yếu tố rất cần thiết cho quá trình carboxyl hóa protein khuôn xương, trong đó có osteocalcin. Osteocalcin nếu không được carboxyl hóa sẽ không thể gắn calci vào. Sự thiếu hụt vitamin K dẫn đến giảm mật độ xương, tuy nhiên, những bằng chứng chứng tỏ mối liên quan giữa việc sử dụng warfarin và mật độ xương thấp còn gây nhiều tranh cãi.
Thuốc trầm cảm
Thuốc ức chế chọn lọc serotonin (SSRIs) gồm các thuốc: fluoxetin, sertraline, citalopram, paroxetine, mesembrine, seproxetine và zimelidine… được chỉ định để điều trị trầm cảm và rối loạn lo âu. Nhóm thuốc này sẽ gây ức chế hoạt động của tế bào tạo xương, nguy cơ loãng xương sẽ tăng theo liều và thời gian dùng thuốc.
Loãng xương là căn bệnh khó điều trị và có thể gây biến chứng nặng. Do vậy người cao t.uổi nếu đang phải điều trị bằng các thuốc trên cần lưu tâm đến bệnh loãng xương và có chế độ giám sát thường xuyên mật độ xương trong thời gian sử dụng thuốc.
Tuy nhiên cũng không vì tác dụng bất lợi này mà tự ý ngưng sử dụng thuốc. Việc ngưng thuốc hay thay đổi thuốc cần có chỉ định và giám sát của các bác sĩ chuyên môn. Cũng không nên lạm dụng thuốc hay sử dụng thuốc tùy tiện. Sử dụng thuốc tốt nhất là phải tuân theo sự chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc.
Bên cạnh đó, người cao t.uổi cũng cần biết cách chủ động phòng ngừa loãng xương bằng cách áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng và giàu canxi, nếu thiếu hụt phải bổ sung thuốc canxi và vitamin D. Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao cũng là biện pháp hữu ích để làm giảm nguy cơ này.
Thuốc trị loãng xương: Sử dụng thế nào cho hiệu quả?
Điều trị loãng xương (LX) cần căn cứ vào kết quả đo mật độ xương. Thuốc điều trị LX sẽ giúp ngăn ngừa loãng xương và làm chậm thoái hóa khớp.
Tuy nhiên, nếu người bệnh không biết cách dùng và sử dụng không đúng liều lượng, thuốc có thể gây tác dụng phụ và để lại di chứng nguy hiểm. Vì vậy để điều trị bệnh hiệu quả, trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần chú ý.
Các thuốc điều trị loãng xương
Hiện các nhóm thuốc điều trị LX bao gồm:
Các thuốc bổ sung nếu chế độ ăn không đủ (dùng hàng ngày trong suốt quá trình điều trị) bao gồm: calci và vitamin D.
Các thuốc chống hủy xương làm giảm hoạt tính tế bào hủy xương, bao gồm:
Nhóm Bisphosphonates, hiện là nhóm thuốc được lựa chọn đầu tiên trong điều trị các bệnh lý LX;
Hai là calcitonin (chiết xuất từ cá hồi), thường được chỉ định ngắn ngày (2 – 4 tuần) trong trường hợp mới gãy xương, không dùng dài ngày, khi bệnh nhân giảm đau, điều trị tiếp bằng nhóm bisphosphonat;
Ba là liệu pháp sử dụng các chất giống hormone, chỉ định đối với phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao hoặc có LX sau mãn kinh.
Các thuốc có tác dụng kép strontium ranelate: Thuốc vừa có tác dụng tăng tạo xương vừa có tác dụng ức chế hủy xương, được coi là thuốc có tác động kép phù hợp với hoạt động sinh lý của xương. Thuốc được chỉ định khi bệnh nhân có chống chỉ định hoặc không dung nạp nhóm bisphosphonates.
Các nhóm thuốc khác có thể phối hợp trong những trường hợp cần thiết: thuốc làm tăng quá trình đồng hoá (deca durabolin và durabolin).
Hình ảnh xương bị loãng.
Tại sao phải dùng thuốc lâu dài?
Trên thực tế, hầu hết các loại thuốc đang được sử dụng đều thuộc nhóm chống huỷ xương. Về nguyên tắc, thuốc được khuyến cáo phải dùng liên tục trong ít nhất 3 năm và kéo dài tối đa 5 năm, nếu không có các chống chỉ định hoặc tác dụng phụ cần ngưng thuốc như suy thận, viêm thực quản đang tiến triển, hoại tử xương hàm, bệnh lý tim mạch nặng…
Việc dùng thuốc liên tục sẽ giúp cho hiệu quả bảo vệ xương được đầy đủ và ngược lại việc dùng ngắt quãng sẽ không mang lại hiệu quả. Vì vậy, trong quá trình điều trị, người bệnh cần được thăm khám định kỳ để đ.ánh giá tình trạng bệnh. Sau khi điều trị 5 năm, người bệnh sẽ được đ.ánh giá lại để quyết định có tiếp tục, ngưng hoặc thay đổi phương thức điều trị.
Thời điểm nào nên uống thuốc?
Phần lớn các thuốc trị bệnh LX có chứa bisphosphonates giúp ngăn chặn quá trình mất xương. Tuy nhiên, chất bisphosphonates rất khó hấp thụ vào cơ thể do rất khó hòa tan, đặc biệt là trong chất dầu và chất béo.
Chính vì vậy, bệnh nhân mắc chứng LX nên uống thuốc vào buổi sáng cùng với nước sẽ hấp thụ thuốc tốt hơn. Sau khi uống thuốc, bệnh nhân cần đợi 1-2 giờ cho thuốc hấp thụ rồi mới ăn uống bình thường trở lại. Sau uống nên vận động, không nằm sau uống thuốc ít nhất 30 phút.
Nhiều bệnh nhân mắc chứng LX cần phải bổ sung canxi và vitamin D, tuy nhiên, những chất này đều có thể gây cản trở quá trình hấp thụ thuốc chống LX, do vậy, bệnh nhân cũng cần đợi 1-2 tiếng đồng hồ sau khi uống thuốc có chứa bisphosphonates rồi mới uống tiếp canxi và vitamin D.
Ở mỗi bệnh nhân, sự dung nạp thuốc là rất khác nhau, vì vậy, cần có sự kiểm soát của thầy thuốc chuyên khoa. Tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc, hoặc dùng lại đơn thuốc của người khác.
Thuốc cũng phải được dùng đúng liều lượng chỉ định, không tự ý tăng liều hoặc ngừng thuốc, thay đổi thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Cần đến tái khám ở bác sĩ chuyên khoa xương khớp để có được thuốc cũng như chế độ sinh hoạt, ăn uống… thích hợp nhất.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Chống loãng xương Thế giới, những người trên 50 t.uổi, có một trong những yếu tố sau nên đo mật độ xương:
– Giảm chiều cao trên 3cm (so với độ t.uổi 20-30).
– Cân nặng dưới 40kg, hay giảm trọng lượng quá nhanh trong thời gian gần đây.
– Thiếu estrogen ở nữ như sau khi mãn kinh, cắt buồng trứng hoặc thiếu androgen ở nam trên 50 t.uổi.
– T.iền sử gãy xương: Có cha mẹ hoặc bản thân đã bị gãy cổ xương đùi sau một chấn thương nhẹ ở tầm thấp.
– T.iền sử hoặc hiện tại có dùng corticoid liều bất kỳ liên tục trong thời gian trên 3 tháng.
– Sử dụng chất kích thích: Uống rượu: trên 8g cồn tinh hoặc 375ml bia 60 hoặc 30ml rượu mạnh/ ngày; hút t.huốc l.á 20 điếu/ ngày.