Tin vào thuốc nam của một thầy lang để chữa bệnh vảy nến, ông H. (ở TP.Hải Phòng) đã phải nhập viện vì bị dị ứng.
Ngày 13.6, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, TP.Hải Phòng cho biết, vừa qua, Khoa Da liễu của bệnh viện đã tiếp nhận người bệnh tên N.V.H với các biến chứng nặng của bệnh vảy nến sau khi sử dụng thuốc nam.
Ông H. bị dị ứng sau khi sử dụng thuốc nam. Ảnh BVCC
Theo lời kể của ông H., bệnh nhân này đã bị vảy nến hơn 40 năm và bị dị ứng với thuốc nam. Do ngại nằm viện và mong muốn được chữa trị tận gốc bệnh, nghe lời mách bảo của bạn và lời quảng cáo “có cánh” về “thuốc nam sạch” của một thầy lang tại xã Tân Viên, H.An Lão (TP.Hải Phòng), ông H. đã mua thuốc nam về để chữa bệnh.
Sau khi uống thang thuốc đầu, 1, 2 ngày sau, ông H. cảm thấy người rất dễ chịu, ăn ngủ khỏe, bệnh tình khỏi nhanh. Khi uống hết thang thứ 3, ông H. cắt thêm 4 thang (tổng là 7 thang thuốc).
Kể từ lúc đó, ông H. bắt đầu có hiện tượng phát ra ngoài nhưng do không để ý nên uống thêm đến chén thuốc thứ 9. Chỉ đến khi da đầu bị tróc vảy và cảm thấy nóng râm ran trong người, ông H. lúc này mới ý thức được hậu quả, dừng không uống thêm thuốc, đồng thời lập tức nhập viện.
Qua thăm khám, các bác sĩ Khoa Da liễu nhận định, người bệnh ngứa nhiều, trên da có nhiều mảng rát đỏ, mụn mủ, loét da, bong vảy, có chỗ nứt da, rỉ dịch lan tỏa thân mình.
Trong khi đó, ông H. cũng chưa có t.iền sử dị ứng thuốc cũng như các bệnh lý mạn tính ở các cơ quan khác. Ông H. được chẩn đoán mắc vảy nến (bội nhiễm) và dị ứng chưa xác định (theo dõi dị ứng thuốc nam).
Các bác sĩ đã cho ông H. sử dụng kháng sinh, kháng histamin, thuốc bôi, thuốc chống viêm. Tới nay, người bệnh tỉnh, tiếp xúc tốt, tình trạng da cũng đã ổn định hơn rất nhiều.
Theo Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, ông H. chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp người bệnh dùng các t.huốc l.á, thuốc nam chữa vảy nến gây hậu quả nặng nề trước khi tới thăm khám, điều trị tại khoa Da liễu Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp.
Trên thực tế, cho đến nay y học vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh vảy nến hoàn toàn mà chỉ có thể quản lý bệnh tốt hơn, từ thể nặng sang thể nhẹ và ổn định. Do đó, người bệnh cần tới những phòng khám chuyên khoa da liễu uy tín để được thăm khám, chẩn đoán đúng bệnh, được áp dụng đúng liệu trình điều trị. Đồng thời, người bệnh phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu giúp kiểm soát và chung sống hòa bình với bệnh được tốt hơn. Tuyệt đối không tin những lời đồn thổi, quảng cáo chữa dứt điểm bệnh vảy nến, tránh t.iền tật mang.
Ngộ độc chì vì uống đủ loại thuốc nam, thuốc bắc cho “khỏe”
Vừa qua, Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Hà Đông (Hà Nội) tiếp nhận, chẩn đoán và điều trị một bệnh nhân ngộ độc chì mạn tính do dùng thuốc nam.
Đó là trường hợp bệnh nhân nữ, 32 t.uổi, t.iền sử chưa phát hiện bệnh lý trước đó. Khoảng 5 tháng nay, bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, chóng mặt, đau bụng vùng thượng vị từng cơn, đặc biệt hay đau ban đêm, ăn uống kém, có lúc buồn nôn và nôn. Bệnh nhân đã đi khám tại một số nơi được chẩn đoán viêm dạ dày, cho đơn thuốc ngoại trú về uống nhưng không đỡ.
Bệnh nhân vào Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Hà Đông trong tình trạng tỉnh táo, da niêm mạc nhợt, đau bụng thượng vị nhiều, buồn nôn, nôn ra dịch dạ dày. Bệnh nhân được bác sĩ thăm khám, khai thác kĩ t.iền sử và xác định bệnh nhân có dùng rất nhiều loại thuốc nam, thuốc bắc khác nhau với mục đích “cho khỏe”.
Ngộ độc chì vì uống đủ loại thuốc nam, thuốc bắc cho “khỏe” (Ảnh minh họa).
Bệnh nhân được làm các xét nghiệm, nội soi dạ dày có hình ảnh viêm trợt dạ dày, nội soi đại tràng bình thường, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng chưa phát hiện bất thường. Xét nghiệm m.áu có tình trạng thiếu m.áu mức độ nhẹ; xét nghiệm huyết đồ thấy xuất hiện hình ảnh hồng cầu chấm bazo. Đây là hình ảnh đặc trưng trong một số bệnh như thalassemia, ngộ độc kim loại nặng, đặc biệt là ngộ độc chì.
Kết hợp t.iền sử, tình trạng huyết đồ và tính chất cơn đau bụng của bệnh nhân, bác sĩ chẩn đoán đây có thể là trường hợp ngộ độc chì mạn tính, dẫn đến tình trạng thiếu m.áu và cơn đau bụng “chì”.
Bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm đo nồng độ chì trong m.áu, kết quả xét nghiệm nồng độ chì trong m.áu là 63.1 mcg/dl (bình thường
Th.BS Vũ Xuân Diệu là bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân chia sẻ: “Nguyên nhân ngộ độc chì thường do sử dụng thuốc cam, thuốc sài không rõ nguồn gốc, môi trường nghề nghiệp, thực phẩm… Về điều trị, tùy mức độ bệnh, mức độ nặng sẽ có điều trị hồi sức, điều trị đặc hiệu (thuốc gắp chì) còn mức độ nhẹ sẽ được điều trị triệu chứng và theo dõi nồng độ chì trong m.áu, và đặc biệt phải xác định được nguyên nhân gây tình trạng nhiễm độc để khắc phục. Vì thế, người dân không nên dùng các thuốc cam, thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc”.