TPHCM có đang quá tải hệ thống điều trị Covid-19?

TPHCM đang kiểm soát được dịch, cấp độ dịch chung là cấp 2. Thành phố đã chuẩn bị đầy đủ kịch bản để xử lý tình huống khi số ca mắc mới tăng cao – BCĐ phòng chống dịch Covid-19 khẳng định.

Chiều 29/11, tại buổi họp báo thông tin về tình hình dịch Covid-19 ở TPHCM, phóng viên đã đặt câu hỏi, liệu TPHCM có nguy cơ quá tải hệ thống điều trị Covid-19 hay không, khi số ca F0 thời gian gần đây tăng cao?

Trả lời câu hỏi trên, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết, theo số liệu thống kê ghi nhận được, số F0 nhập viện tại các cơ sở điều trị Covid-19 tầng 2, tầng 3 của TPHCM là trên 11.000 bệnh nhân (báo cáo mới nhất ngày 29/11 là trên 14.580). Trong khi đó, tổng số giường điều trị của TPHCM là 31.000 giường.

tphcm co dang qua tai he thong dieu tri covid 19 bbe 6182297

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM (Ảnh: T.N).

Bà Mai khẳng định, TPHCM đã có nhiều biện pháp, giải pháp can thiệp, để làm sao cho số F0 trên địa bàn dừng lại, không xảy ra tình trạng quá tải. Ngoài ra, TP cũng đang làm tốt nhất công tác tiêm chủng, để giảm tỷ lệ t.ử v.ong vì Covid-19.

Cụ thể, TP đang tiêm vét cho bằng hết những trường hợp chưa tiêm mũi 2, sẽ “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để xem đến nay còn đối tượng nào chưa được tiêm vaccine, tìm hiểu nguyên nhân và hỗ trợ, vận động thuyết phục tiêm.

Ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM cho biết, hiện tại có 9/22 quận huyện tại địa phương có mức độ dịch ở cấp một, 13/22 quận huyện đạt cấp độ 2. Về đơn vị phường xã, có 123/312 phường xã đạt cấp độ một, 184/312 cấp độ 2, 5/312 đạt cấp độ 3.

Trong ngày 28/11, có hơn 1.400 bệnh nhân nhập viện, hơn 1.000 người xuất viện và 62 trường hợp t.ử v.ong.

tphcm co dang qua tai he thong dieu tri covid 19 7b4 6182297

Ông Phạm Đức Hải thông tin tình hình dịch Covid-19 tại TPHCM chiều 29/11 (Ảnh: T.N.).

Ông Hải cho rằng, có 4 điều cần đặt ra về diễn biến dịch Covid-19 tại địa phương những ngày qua. Một là số ca mắc mới vẫn còn cao. Hai là số ca t.ử v.ong vẫn còn cao. Thứ ba là số ca nhập viện những ngày qua luôn cao hơn số ca xuất viện. Thứ tư là biến chủng mới Omicron vừa xuất hiện.

Dù đặt ra 4 vấn đề trên, ông Hải khẳng định, TPHCM vẫn đang kiểm soát được dịch, cấp độ dịch chung ở TPHCM vẫn là cấp 2. TP đã chuẩn bị đầy đủ kịch bản để xử lý tình huống khi số ca mắc mới tăng cao. Ông Hải đề nghị người dân không hoang mang, nhưng không chủ quan lơ là, đặc biệt tuân thủ 5K.

Ông Hải kêu gọi, mọi người dân cố gắng thay đổi nhiều nhất thói quen yêu thích của mình như tụ tập, la cà, ngồi với nhau ở khoảng cách gần… vì tất cả điều này sẽ gây nguy cơ gia tăng các ca mắc mới, kéo theo tăng tỷ lệ t.ử v.ong.

TP.HCM: Hơn 16.700 người từ chối nhận hỗ trợ Covid-19 đợt 3

Theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, tổng số người từ chối nhận hỗ trợ Covid-19 đợt 3 là 16.781 người.

Chiều 26.11, HĐND TP.HCM tổ chức giám sát công tác chống dịch và các chính sách hỗ trợ Covid-19 cho tuyến đầu, người dân khó khăn… đối với Sở LĐ-TB-XH, Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở TT-TT (TP.HCM).

Ông Nguyễn Bảo Cường, Trưởng phòng Phòng Lao động – T.iền lương – Bảo hiểm xã hội (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) đã báo cáo về tình hình chi hỗ trợ Covid-19 cho người dân theo Nghị quyết 09/2021 (triển khai gói đợt 1) và Nghị quyết 97/2021 (triển khai gói đợt 3).

tphcm hon 16700 nguoi tu choi nhan ho tro covid 19 dot 3 f42 6177327

Hiện nay, TP.HCM còn khoảng 1,48 triệu người chưa nhận gói hỗ trợ đợt 3. Ảnh SONG MAI

Theo đó, triển khai chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 09/2021, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đ.ánh giá dựa trên cơ sở báo cáo của 21 quận huyện và TP.Thủ Đức là cơ bản hoàn thành. Cụ thể, đã hỗ trợ cho 130.031/130.726 người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương (đạt 99,47%, với tổng số t.iền hơn 270 tỉ đồng); hỗ trợ cho 197/197 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp (đạt 100%), số t.iền hơn 402 triệu đồng.

Với nhóm lao động tự do (lao động không có giao kết hợp đồng lao động), TP.HCM đã chi hỗ trợ cho hơn 1 triệu lượt người với tổng số t.iền hơn 1.769 tỉ đồng. Trong đó, đợt 1, hỗ trợ cho 387.513 người và đợt hai là hỗ trợ cho 627.772 người.

Ngoài ra, TP.HCM cũng hỗ trợ cho 9.322/9.322 hộ (đạt 100%) hộ kinh doanh phải dừng hoạt động với hơn 18,6 tỉ đồng; hỗ trợ cho 21.530/21.749 điểm kinh doanh của thương nhân tại các chợ truyền thống (đạt 98,99%) với số t.iền hơn 32 tỉ đồng.

TP.HCM được phân bổ 120.000 viên thuốc Favipiravir để điều trị Covid-19

Theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, tổng số nhân khẩu thực tế cư trú trên địa bàn (bao gồm thường trú, tạm trú, lưu trú) là hơn 9,8 triệu người. Với công tác chi hỗ trợ theo Nghị quyết số 97, tổng danh sách mà các quận, huyện và TP.Thủ Đức phê duyệt, cập nhật lên phần mềm hiện nay là hơn 7,9 triệu người (7.961.443 người).

Hiện nay, TP.HCM đã chi hỗ trợ cho hơn 6,2 triệu người có hoàn cảnh thật sự khó khăn (đạt 78,14%) với tổng số t.iền hơn 6.220 tỉ đồng. Trong đó, Q.5 đạt tỷ lệ chi trả cao nhất là 100%, Q.10 đạt chi 99,9%; thấp nhất là H.Bình Chánh (đã chi 41,1%), Q.Bình Tân (đã chi 49,2%).

Khoảng 1,48 triệu người chưa nhận gói hỗ trợ đợt 3

Điều đặc biệt, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, tổng số người từ chối nhận hỗ trợ đợt 3 này là 16.781 người. Qua đó, thấy được tinh thần đoàn kết, chia sẻ khó khăn, nhiều người lao động đã cố gắng tự xoay sở trong lúc khó khăn và tình nguyện nhường lại khoản hỗ trợ của mình cho những người khó khăn hơn, thể hiện tính nhân văn, nghĩa tình của người dân TP.HCM.

Đồng thời, có 241.447 người không thỏa đủ điều kiện hỗ trợ khi các địa phương rà soát chi hỗ trợ. Trong đó do trùng là 105.661 người; không thuộc đối tượng là 80.778 người; đã nhận ở địa phương khác là 14.302 người. Các trường hợp còn lại không đủ điều kiện nhận hỗ trợ là do người được lập danh sách không thực tế cư trú tại thời điểm lập danh sách; đã xuất cảnh; bán nhà đi nơi khác sinh sống…

Như thế, đến nay, còn khoảng 1,48 triệu người chưa nhận gói hỗ trợ đợt 3, nguyên nhân chủ yếu là thiếu kinh phí.

Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng đ.ánh giá khó khăn trong việc chi hỗ trợ Covid-19 đợt 3. Cụ thể, do các gói hỗ trợ liên tục ra đời dẫn đến địa phương gặp rất nhiều khó khăn để xử lý các tình huống phát sinh, trong khi thời gian giải quyết yêu cầu rất nhanh, rất cấp bách. Ngoài ra, lực lượng ở cơ sở mỏng trong khi khối lượng công việc phát sinh cùng lúc quá lớn, lại bị chi phối bởi tình hình dịch bệnh… nên nhiều lúc không thể trực tiếp tiếp cận được người có nhu cầu hỗ trợ thực tế, từ đó phát sinh thiếu sót, ghi nhận thông tin chưa đầy đủ, quá trình rà soát, xét duyệt chưa trọn vẹn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *