Nhiều nghiên cứu về ung thư từng được thực hiện với hàng loạt các kết quả đầy hứa hẹn nhưng chưa có loại thuốc nào có thể loại bỏ ung thư 100% như Dostarlimab.
Dostarlimab, một loại kháng thể đơn dòng đang khiến giới y học xôn xao về hiệu quả của nó. Trong thử nghiệm của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (Mỹ), tất cả 12 bệnh nhân ung thư trực tràng sử dụng thuốc này được chữa khỏi hoàn toàn.
Trước Dostarlimab, từng có nhiều nghiên cứu về thuốc trị ung thư nhưng không ứng viên nào đạt hiệu quả 100% như loại thuốc này.
Tháng 8/2019, nhóm nghiên cứu của Đại học Birmingham khẳng định đã tìm ra thuốc mới có thể phá hủy bức tường bảo vệ bao quanh các khối u, giúp hệ miễn dịch và các phương pháp điều trị miễn dịch t.iêu d.iệt khối u.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học phát triển một loại thuốc tạo kháng thể gọi là gentuzumab ozogamicin có thể giúp khôi phục khả năng của tế bào T tấn công các tế bào ung thư.
“Các phương pháp điều trị phối hợp với hệ miễn dịch để t.iêu d.iệt tế bào ung thư thường thất bại vì hệ miễn dịch của cơ thể có thể khó tiếp cận tế bào ung thư. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sử dụng loại thuốc tạo kháng thể này cùng các liệu pháp miễn dịch có thể tăng đáng kể số bệnh nhân được hưởng lợi từ các tiến bộ mới nhất trong điều trị”, tiến sĩ Francis Mussai – trưởng nhóm nghiên cứu khẳng định.
Các nhà khoa học trên thế giới đang miệt mài tìm kiếm phương pháp trị ung thư. (Ảnh: VOX)
Các nhà nghiên cứu khi đó cho biết họ đang lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra thêm độ an toàn tác dụng của loại thuốc tạo kháng thể này đối với nhiều bệnh nhân khác. Tuy nhiên, vẫn chưa có thêm các thông tin mới về loại thuốc này.
Vài tháng sau, các nhà khoa học Nga tuyên bố thử nghiệm thành công thuốc chữa ung thư ở mọi giai đoạn. Chế phẩm thuốc này có tên gọi thí nghiệm là “Protein sốc nhiệt”, dựa trên thành phần hoạt chất chính của nó. Nó là một loại thuốc sinh học phân tử, được bào chế dựa trên một phân tử hoạt động rất tích cực.
Phân tử này được hình thành trong bất kỳ tế bào nào của cơ thể khi phản ứng với các yếu tố g.ây s.ốc và căng thẳng.
Giáo sư Andrey Simbirtsev, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu khoa học các cách điều trị thuần sinh học cao cấp thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang Nga cho biết, loại thuốc này được thử nghiệm lâm sàng trong 3-4 năm. Khi thử nghiệm trên chuột có u ác tính và ung thư mô liên kết (sarcom), đa số các trường hợp đều khỏi bệnh, nghĩa là “Protein sốc nhiệt” có hoạt tính sinh học cần thiết để điều trị ung thư.
Loại thuốc này không chứa tác dụng phụ và cũng không có độc tính.
Cùng với các tuyên bố về thử nghiệm thành công, giới khoa học Nga nói thêm rằng họ sẽ hoàn tất mọi khâu thử nghiệm để có thể bào chế, sản xuất thuốc hàng loạt, phục vụ việc điều trị cho bệnh nhân ung thư trong 3 hoặc 4 năm tới.
Hồi tháng 12/2020, nhóm hợp tác nghiên cứu từ Viện sinh học lão hóa Max Planck (Đức), Học viện Karolinska và Đại học Gothenburg (Thụy Điển) tuyên bố tìm ra hợp chất mới khả năng tấn công vào các ‘nhà máy năng lượng’ của tế bào ung thư và làm chúng ‘c.hết đói’.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh hợp chất này có tiềm năng phát triển thành thuốc trị ung thư trong tương lai cho con người. “Chúng tôi đã tạo ra một loại thuốc trị ung thư tiềm năng, nhắm mục tiêu vào chức năng của mitochondria mà không kèm theo tác dụng phụ nghiêm trọng hay gây hại cho tế bào khỏe mạnh”, Nina Bonekamp, tác giả của nghiên cứu nói.
Hợp chất nhóm nghiên cứu tìm ra có thể giảm mạnh khả năng sống của tế bào ung thư và sự phát triển của khối u trên loài chuột mà không gây ra tổn hại cho chúng. Các dữ liệu cho thấy chất này làm tế bào ung thư “c.hết đói” mà không kèm theo tác dụng phụ độc hại trong một khoảng thời gian nhất định.
“Nó giúp mở ra một cánh cửa tiềm năng trong điều trị ung thư. Một ưu điểm khác chính là chúng ta biết được chính xác vị trí và hoạt động của nó, điều mà vài loại thuốc khác không làm được”, bà Nina nhận định.
Cùng năm, một công trình nghiên cứu với sự tham gia của hơn 20 nhà chuyên gia y học Australia cho thấy tiềm năng trong việc sử dụng một loại thuốc để điều trị 3 loại bệnh ung thư phổ biến hiện nay là ung thư vú, ung thư phổi và ung thư tuyến t.iền liệt.
Trong nghiên cứu kéo dài hơn thập kỷ, nhóm 25 nhà khoa học Australia nhận thấy tín hiệu từ các enzym mang ký hiệu KAT6A và KAT6B thuộc họ MYST quyết định đến khả năng phân chia và phát triển của tế bào ung thư. Khi kiểm soát được hoạt động của các enzym này, tế bào ung thư sẽ không nhận được tín hiệu điều khiển để tăng sinh và từ đó kiểm soát được bệnh ung thư.
Vào thời điểm công bố kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học nói chưa thể khẳng định hiệu quả do loại thuốc mới này đang trong quá trình thử nghiệm. Nhưng nhiều chuyên gia y khoa tin tưởng sản phẩm này có triển vọng trở thành phương pháp điều trị ung thư tiềm năng.
Chuyên gia: Đồ uống này có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư
Mặc dù đôi khi không thể tránh khỏi nhưng nguy cơ ung thư có thể được giảm xuống.
Loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể giúp ngăn ngừa từ 30 đến 40% bệnh ung thư. Điều này bao gồm loại bỏ việc sử dụng t.huốc l.á, tăng cường hoạt động thể chất và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh.
Quan sát những gì bạn ăn và uống là quan trọng. Bạn có thể tránh các hóa chất hoặc chất phụ gia độc hại có thể xâm nhập vào cơ thể.
Các nghiên cứu lâm sàng ban đầu cho thấy polyphenol trong trà, đặc biệt là trà xanh, có khả năng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo một cuộc họp báo trong Hội nghị chuyên đề về trà năm 2022, việc uống trà nhiều hơn có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
“Mặc dù cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để xác định liều lượng và thời gian uống trà tối ưu, nhưng kết luận mà chúng tôi có thể chia sẻ là uống trà nhiều hơn có thể làm giảm nguy cơ mắc một số dạng ung thư”, diễn giả của hội nghị, Raul Zamora-Ros, tiến sĩ, Điều tra viên chính tại Đơn vị Dinh dưỡng và Ung thư, Viện Ung thư Catalan (ICO) và Viện Nghiên cứu Y sinh Bellvitge (IDIBELL), cho biết, theo Eat This, Not That!
Ông Zamora-Ros tiếp tục giải thích rằng trà là một loại nước giải khát giàu flavonoid – một loại vi chất polyphenol có tự nhiên trong thực vật và là một hợp chất hoạt tính sinh học có nhiều đặc tính chống ung thư.
Ông nói: “Có bằng chứng chắc chắn rằng một số polyphenol có đặc tính ngăn ngừa ung thư và các đặc tính khác có lợi trong việc chống lại ung thư như chống oxy hóa và chống viêm”.
Bài thuyết trình trong Hội nghị dẫn ra nói rằng một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy nguy cơ ung thư vú, đường mật, nội mạc tử cung, gan và miệng giảm khi lượng tiêu thụ trà tăng lên, theo Eat This, Not That!
Sức mạnh của polyphenol trong trà
Trà xanh và trà đen đều có thể giúp chống lại bệnh ung thư. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo Mount Sinai, nhiều nghiên cứu dựa trên dân số cho thấy rằng cả trà xanh và trà đen đều có thể giúp chống lại bệnh ung thư.
Các nghiên cứu lâm sàng ban đầu cho thấy polyphenol trong trà, đặc biệt là trà xanh, có khả năng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư.
Bài báo giải thích thêm rằng các nhà nghiên cứu cũng tin rằng polyphenol giúp t.iêu d.iệt các tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển.
Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ) cũng nói rằng các polyphenol chính trong trà xanh, EGCG, EGC, ECG và EC, cũng như theaflavins và thearubigin trong trà đen, có hoạt tính chống oxy hóa.
Do các chất hóa học này, trà có thể bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại DNA do các loại oxy phản ứng gây ra.
Các polyphenol trong trà cũng đã được chứng minh là có thể ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của tế bào khối u và giúp tế bào c.hết trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và động vật.
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy các polyphenol trong trà có khả năng bảo vệ chống lại thiệt hại do bức xạ tia cực tím B gây ra.
Hơn nữa, trà xanh đã được chứng minh là có khả năng kích hoạt các enzym giải độc, có thể giúp bảo vệ chống lại sự phát triển của khối u.
Mặc dù có nhiều lợi ích khi uống trà, nhưng vẫn có bằng chứng chưa thuyết phục về mối quan hệ giữa việc uống trà và nguy cơ ung thư. Do đó, cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa, theo Eat This, Not That.