Nếu ăn quá nhiều thịt hoặc ăn không đúng loại thì có thể gây hại cho cơ thể, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Trong những thập kỷ gần đây, chất lượng cuộc sống của người dân đã được cải thiện đáng kể, hầu như bữa ăn nào cũng có thịt, đặc biệt là các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò… Đây là loại thực phẩm có chứa protein chất lượng cao, vitamin B và sắt, dễ sử dụng và hấp thu, giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thịt hoặc ăn không đúng loại thì có thể gây hại cho cơ thể, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Sau đây là những lời khuyên quan trọng bạn nên biết sớm.
1. Ăn quá nhiều thịt sấy và xông khói làm tăng nguy cơ t.ử v.ong sớm
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ hơn 40 gam thịt sấy hoặc hun khói mỗi ngày có thể làm giảm t.uổi thọ. Những người ăn hơn 160 gam mỗi ngày có nguy cơ t.ử v.ong sớm tăng 44% so với những người ăn 10 đến 20 gam mỗi ngày.
Nguyên nhân là vì thịt chế biến sẵn không chỉ chứa nhiều axit béo bão hòa mà còn chứa quá nhiều cholesterol, dễ làm tắc nghẽn mạch m.áu và gây bệnh mạch vành.
Thịt chế biến sẵn còn chứa nhiều nitrit, sẽ kết hợp với các amin trong cơ thể tạo thành nitrosamin có thể gây ung thư. Đây được đ.ánh giá là chất gây ung thư loại I, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Vì thế, nếu bạn thích ăn thịt chế biến sẵn, thì lượng ăn vào hàng ngày không nên vượt quá 28 gram.
2. Thịt nướng than làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Trong quá trình nướng thịt, chất béo bị p.hân h.ủy sẽ ngấm vào than, sau đó kết hợp với protein của thịt tạo ra chất có thể gây ung thư mạnh benzopyrene, có thể gây hại cho sức khỏe.
3. Thịt hầm, lẩu hoặc hấp tốt cho sức khỏe
Cách tốt nhất để nấu thịt là chế biến kiểu hầm. Hầm thịt trong thời gian dài có thể làm giảm một lượng lớn cholesterol. Ngoài chế biến bằng cách hầm, bạn cũng có thể nấu lẩu hoặc hấp thịt. Khi ăn thịt quay, bạn nên kết hợp cùng các loại rau xanh.
4. Ăn ít chất béo
Thịt lợn, thịt bò và thịt cừu là những loại thịt có hàm lượng chất béo và cholesterol cao, song thịt nạc của chúng cũng chứa sắt heme, rất dễ hấp thụ, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu m.áu do thiếu sắt, do đó nên cố gắng ăn ít thịt mỡ. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn ăn thịt gia cầm bỏ da và các loại cá ít chất béo.
Người lao động trí óc nặng nhọc nên chọn thịt trắng, người lao động chân tay nên chọn thịt đỏ. Khi t.uổi tác tăng cao, các chức năng của cơ thể dần thoái hóa, nếu ăn quá nhiều thịt đỏ có thể gây suy giảm nhận thức và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, do đó nên chọn ăn thịt trắng.
5. Không rã đông thịt nhiều lần
Thịt dễ bị nhiễm vi khuẩn khi rã đông nhiều lần, vì vậy hãy cố gắng cắt thịt thành từng miếng nhỏ và bảo quản trong tủ lạnh, lấy ra ăn vừa đủ cho một lần chế biến. Hãy rã đông thịt trong lò vi sóng và vặn công suất ở mức thấp nhất. Bạn cũng có thể chuyển thịt từ ngăn đá sang ngăn mát của tủ lạnh trước khi sử dụng; hoặc để thịt đông lạnh dưới vòi nước chảy.
Ngoài ra, t.rẻ e.m trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển nên ăn kết hợp thịt trắng và thịt đỏ một cách hợp lý. Người thừa cân béo phì, người có vòng ba to nên ăn ít thịt, có thể thay bằng trứng, đậu.
Thịt bò chứa quá nhiều mỡ và cholesterol, thớ thịt thô ráp, người tiêu hóa yếu nên ăn ít để tránh khó tiêu. Người bị sốt, chàm, dị ứng, viêm khớp nên ăn ít hoặc không ăn thịt cừu để tránh làm bệnh nặng thêm.
Lượng thịt tươi hàng ngày mà mỗi người nên ăn cần được kiểm soát ở mức 75 gram.
Sinh vật hiếm và cực độc ở Việt Nam ăn thịt một con rắn khác trong đêm
Đây là loài rắn gì?
Rắn cạp nong đầu đỏ ăn thịt con mồi trong đêm
Tại Công viên Kinabalu, Malaysia, một con rắn độc có màu sắc sặc sỡ đã tấn công và ăn thịt một con rắn khác trong đêm. Kẻ săn mồi chính là một loài rắn cực độc và phân bố ở cả Việt Nam nhưng ít người biết đến.
Đó là một con rắn cạp nong đầu đỏ (tên khoa học: Bungarus flaviceps). Đây là một loài rắn cạp nong có thể dài đến 2,1 mét thường chỉ sinh sống ở rừng mưa thấp cách xa khu dân cư nên rất hiếm khi chúng ta bắt gặp loài rắn này.
Trái với những loài rắn cạp nong khác như cạp nong đen vàng (tên khoa học là Bungarus fasciatus) hay rắn cạp nia đen trắng (Bungarus) thường xuất hiện gần nơi con người sinh sống, cạp nong đầu đỏ là một loài rắn hiếm và rất đẹp.
Loài rắn này cực kỳ nhút nhát, hoạt động về đêm nên những video về loài rắn này hiếm hơn rất nhiều so với các loài rắn cạp nong, cạp nia khác. Không những thế, video về tập tính săn mồi của chúng lại càng ít được biết đến.
Giống như các loài cạp nong hay cạp nia khác, cạp nong đầu đỏ cũng ăn thịt các loài rắn khác và con rắn nước (tên khoa học: Calamaria griswoldi) trên là một ví dụ. Về độc tính thì cạp nong đầu đỏ chỉ thua cạp nia và mạnh hơn nọc độc của rắn cạp nong rất nhiều.