Dù bạn không nhận ra, nhưng cơ thể bạn không bao giờ nói dối, và khi quá sức chịu đựng, nó sẽ gửi thông điệp kêu cứu đến bạn.
Sau đây, trang tin Bright Side sẽ giải mã những tín hiệu căng thẳng mà cơ thể bạn đang gửi cho bạn.
1. Bạn nghiến răng
Nguyên nhân lớn nhất của tật nghiến răng là do căng thẳng. Một trong những dấu hiệu cho thấy bạn gặp tình trạng này là đau hàm vào sáng hôm sau. Bạn cũng có thể nhận thấy răng của mình trông ngắn hơn bình thường.
Khi cơ thể quá sức chịu đựng, nó sẽ gửi “thông điệp” kêu cứu đến bạn. Ảnh SHUTTERSTOCK
2. Bạn luôn đổ quá nhiều mồ hôi
Đổ mồ hôi xảy ra vì nhiều lý do: tập thể dục, thời tiết nóng hoặc khi bộ não nhận thấy một mối đe dọa. Tuy nhiên, nếu bạn đổ mồ hôi liên tục, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang lo lắng quá mức. Phản ứng của cơ thể được kích hoạt khi lo lắng khiến bạn đổ mồ hôi quá nhiều, theo Bright Side.
3. Bạn rụng nhiều tóc hơn bình thường
Rụng nhiều tóc có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng tiềm ẩn. Rối loạn cảm xúc có thể làm gián đoạn giai đoạn phát triển của chu kỳ tóc. Sự rụng tóc thường bị trì hoãn, đến 6-12 tuần sau khi một sự kiện căng thẳng xảy ra.
4. Bạn bị nổi những đốm đỏ
Nếu bạn không bị dị ứng nhưng vẫn bùng phát, có thể bạn bị căng thẳng. Bạn cũng có thể bị nổi nốt đỏ trong miệng do căng thẳng. Căng thẳng cao khiến cơ thể tiết ra một số chất hóa học làm thay đổi phản ứng của cơ thể, gây ra tình trạng này.
5. Mắt của bạn co giật liên tục.
Căng thẳng có thể đưa ra những tín hiệu bất thường cho não và cơ mặt. Hậu quả là mắt của bạn có thể co giật không thể kiểm soát. Bạn có thể nhận thấy chuyển động không tự chủ của mí mắt dưới hoặc trong một số trường hợp hiếm hoi cả mí mắt trên. Trong một số trường hợp, co giật kéo dài hằng tuần, thậm chí hằng tháng, theo Bright Side.
Hậu quả là mắt của bạn có thể co giật không thể kiểm soát. Ảnh SHUTTERSTOCK
6. Miệng của bạn luôn khô
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khát nước, hãy chú ý đến cảm xúc của bạn. Thời gian căng thẳng kéo dài sẽ chặn tuyến nước bọt, khiến bạn bị khô miệng. Bạn cũng có thể cảm thấy khó nuốt do mất nước.
Tại sao khi tăng cân thì mỡ thừa lại tập trung ở bụng và hông?
Khi chúng ta tăng cân, phần lớn lượng mỡ thừa tăng thêm thường sẽ tích tụ ở bụng và hông.
Có một số nguyên nhân khiến mỡ tịch tụ nhiều ở khu vực này, từ lối sống đến bệnh lý.
Với một người tập gym hay thường xuyên chơi thể thao, sự tăng cân của họ cũng có thể do mỡ thừa tích tụ ở bụng, hông những cũng có thể là do các khối cơ đang phát triển lớn hơn. Nhưng với một người không tập luyện, phần lớn trọng lượng tăng thêm sẽ là mỡ thừa ở bụng, hông, theo trang thông tin y học Medicine Net (Mỹ).
Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng và di truyền có thể khiến mỡ tích tụ nhiều ở bụng và hông. Ảnh SHUTTERSTOCK
Không chỉ các yếu tố về lối sống như tập luyện thể thao, chế độ dinh dưỡng mà một số vấn đề sức khỏe cũng có thể khiến mỡ thừa nhiều ở bụng, hông, kể cả người đó ốm. Sự thay đổi nội tiết, các bệnh như suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cũng gây tích tụ nhiều mỡ thừa.
Mỡ ở vùng bụng, hông tích tụ dưới 2 dạng là mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Mỡ dưới da nằm bên dưới da, tích tụ chậm và khó đ.ánh tan. Tuy nhiên, phần mỡ này ít ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hơn so với mỡ nội tạng.
Mỡ nội tạng lại tích tụ quanh các cơ quan nội tạng ở bụng như dạ dày, ruột và gan. Loại mỡ này làm tăng nguy cơ mắc tim mạch, tiểu đường và làm giảm t.uổi thọ.
Để tránh mỡ thừa ở bụng và hông, mọi người cần tránh những điều sau:
Thực phẩm nhiều đường
Các món có nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, nước uống có đường rất hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu ăn thường xuyên sẽ gây tăng cân, béo phì và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác.
Mỡ thừa lúc đó không chỉ tích nhiều ở vùng bụng mà còn ở quanh tim. Qua thời gian, tình trạng này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Căng thẳng
Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hoóc môn cortisol. Cortisol sẽ tác động đến việc phân bố mỡ thừa trên cơ thể, khiến mỡ tích nhiều hơn ở bụng và các cơ quan nội tạng.
Đây là lý do vì sao những người thường xuyên bị căng thẳng, đặc biệt là phụ nữ hay người bị các chứng rối loạn khiến nồng độ cortisol cao, chẳng hạn như trầm cảm nặng, thì lượng mỡ nội tạng họ thường sẽ nhiều.
Di truyền
Nhiều nghiên cứu cho thấy tăng mỡ bụng có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Một số gien có thể tác động đến cách mà mỡ thừa phân phối và tích tụ trong cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn đến các rối loạn chuyển hóa khác như kháng insulin, tiểu đường và tim mạch. Vì là yếu tố gene nên nhiều thành viên trong gia đình có thể cùng mắc những vấn đề sức khỏe này, theo Medicine Net.