Bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết tăng mạnh ở TP.HCM, 6 ca t.ử v.ong

Số ca mắc bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tiếp tục gia tăng so với trung bình 4 tuần trước, thành phố ghi nhận 6 ca t.ử v.ong từ đầu năm đến nay.

Chiều 20/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cập nhật tình hình dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM.

Theo HCDC, hiện nay số ca mắc bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng so với trung bình 4 tuần trước đó. Số ca bệnh gia tăng ở hầu hết các quận huyện, TP Thủ Đức. Đặc biệt, với bệnh sốt xuất huyết đã ghi nhận 6 ca t.ử v.ong từ đầu năm đến nay.

benh tay chan mieng va sot xuat huyet tang manh o tphcm 6 ca tu vong ee6 6455567

Bệnh tay chân miệng ở trẻ gia tăng thời gian gần đây. (Ảnh: HCDC)

Đối với bệnh sốt xuất huyết, trong 4 tháng đầu năm 2022, thành phố ghi nhận 7.426 ca trường hợp mắc bệnh, tăng 16,2% với cùng kỳ năm 2021 là 6.393 ca. Từ ngày 6/5 đến 12/5, TP.HCM ghi nhận thêm 2 ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết tại quận 11 và huyện Hóc Môn. Như vậy, số ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay đã là 6 trường hợp.

Cũng trong thời gian này, thành phố ghi nhận 1.160 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 590 ca tăng gấp đôi so với trung bình 4 tuần trước. Trong đó, số ca bệnh tăng ở cả các trường hợp nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú.

Số ca bệnh sốt xuất huyết có sự gia tăng báo động ở hầu hết các quận huyện, TP Thủ Đức. Các quận huyện có số ca tăng so với trung bình 4 tuần trước là Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Quận 12, Tân Phú, Khu vực 3 của TP Thủ Đức.

Còn đối với bệnh tay chân miệng, trong 4 tháng đầu năm 2022, TP.HCM ghi nhận 1.599 ca, với 96% các trẻ ở độ t.uổi từ 1-5 t.uổi. Đặc biệt, từ 6-12/5 ghi nhận thêm 628 ca, tăng gần gấp 3 lần so với trung bình 4 tuần trước đó. Trong đó ca bệnh tăng cả trường hợp nhập viện điều trị và khám ngoại trú.

Số ca tay chân miệng gia tăng báo động ở hầu hết các quận, huyện và TP Thủ Đức. Trong đó các địa phương có số ca tăng so với trung bình 4 tuần trước là: các quận 8, Bình Tân, Tân Phú; khu vực 2 và 3 của TP Thủ Đức và huyện Bình Chánh.

TP.HCM: Ca sốt xuất huyết nặng tăng 500%

Chiều 19/5, đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, TP đã ghi nhận 8.248 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 175 ca nặng đang được điều trị.

Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM nhấn mạnh, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết rất đáng báo động và cần lưu ý, bởi số ca mắc đã tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, số ca mắc sốt xuất huyết nặng đã tăng cao, lên đến 500%.

Tính đến thời điểm hiện nay, số ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết đã là 6 ca, trong khi so với cùng kỳ năm ngoái chỉ 2 ca (cả năm 2021, TP.HCM chỉ ghi nhận 9 ca sốt xuất huyết t.ử v.ong).

tphcm ca sot xuat huyet nang tang 500 d0d 6454016

Số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng nhanh tại TP.HCM.

Ông Nguyễn Hồng Tâm thông tin thêm, để ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát và hạn chế thấp nhất số ca t.ử v.ong, Thành phố đã thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống. Qua đó, ngành y tế thường xuyên kiểm tra các địa bàn trọng điểm, các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch; tập huấn lại cho nhân viên y tế quận, huyện để ngăn ngừa sốt xuất huyết.

“Cái khó của bệnh sốt xuất huyết hiện nay là không có vaccine phòng ngừa, không có thuốc đặc trị. Biện pháp dự phòng vẫn là diệt lăng quăng, diệt muỗi và không cho muỗi chích; không để nước đọng làm phát sinh lăng quăng và muỗi”, ông Nguyễn Hồng Tâm khuyến cáo.

Trước đó, UBND TP.HCM cũng đã có văn bản khẩn gửi đến các đơn vị, quận, huyện về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa. Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức chỉ đạo quyết liệt các ban, ngành tham gia vào công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết; thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị, tổ chức, chủ các điểm nguy cơ cố tình không thực hiện các hướng dẫn phòng, chống sốt xuất huyết; xây dựng và triển khai kế hoạch “Kiểm soát điểm nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết” theo hướng dẫn của ngành y tế.

Song song đó, UBND TP cũng yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo hệ thống y tế, bệnh viện, các cơ sở y tế trên địa bàn chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền, m.áu và các chế phẩm của m.áu, phương tiện cấp cứu để tiếp nhận thu dung và điều trị người bệnh kịp thời; tổ chức tập huấn về phòng, chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue theo hướng dẫn của Bộ Y tế…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *