Đột quỵ là căn bệnh có thể gây t.ử v.ong hoặc di chứng nặng kéo dài suốt đời, do vậy, việc phòng ngừa ngay từ khi còn trẻ là điều ai cũng nên làm.
Thời gian gần đây, nhiệt độ thay đổi chênh lệch ở mức cao có thể là một trong những nguyên nhân khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Vậy chúng ta nên sớm áp dụng những thói quen sinh hoạt nào để tránh bị đột quỵ?
Ngay từ hôm nay, hãy để lối sống của bạn trở nên lành mạnh, chỉ có như vậy mới giúp chúng ta ngăn ngừa rủi ro đột quỵ có thể xảy đến với bất kỳ ai.
1. Đừng vội bật dậy nhanh chóng vào buổi sáng, nhớ giữ ấm cơ thể cẩn thận
Tai biến mạch m.áu não hay đột quỵ thường xảy ra nhất khi chuyển mùa và nhiệt độ chênh lệch lớn giữa buổi sáng và buổi tối.
Buổi sáng thức dậy, trước tiên bạn đừng vội ra khỏi chiếc giường ấm áp của mình, thay vào đó bạn có thể ngồi thêm một lúc, hoặc nằm tiếp trên giường, để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài rồi hãy đứng dậy và rời khỏi giường.
Đồng thời, hãy nhớ mang theo áo khoác mỏng hoặc mũ, khăn quàng và giữ ấm khi ra ngoài trong trường hợp nhiệt độ ngoài trời thấp.
2. Uống một cốc nước ấm sau khi ăn sáng
Bạn có thể chưa biết, có nhiều người bị đột quỵ bất ngờ trong nhà vệ sinh khi đang đi đại tiện, điều này cần phải nhấn mạnh để mọi người chú ý hơn.
Uống nước vào buổi sáng chủ yếu là giúp nhu động dạ dày ruột vận động hiệu quả và đi tiêu trơn tru sau khi ăn sáng, nếu không, không đủ nước hoặc rặn mạnh khi đại tiện sẽ dễ gây rủi ro đột quỵ.
3. Đo huyết áp thường xuyên
Đo huyết áp là nguyên tắc phòng ngừa đột quỵ cơ bản nhất. Nghiên cứu cho thấy cứ giảm 10 mm thủy ngân (mmHg) huyết áp, nguy cơ đột quỵ sẽ giảm đi một nửa.
Hướng dẫn mới nhất được công bố trên Tạp chí Stroke năm 2014 nhấn mạnh rằng, không chỉ những người lớn t.uổi mới cần chú ý đến huyết áp mà những phụ nữ trẻ dùng thuốc tránh thai cũng nên đo huyết áp trước khi uống thuốc tránh thai.
4. Thường xuyên tập thể dục ở mức độ vừa phải
Chỉ cần tập thể dục 15 phút mỗi ngày, 90 phút mỗi tuần, có thể giảm 24% nguy cơ đột quỵ. Những người bị huyết áp cao nếu tiếp tục tập thể dục thậm chí còn giảm được 34% nguy cơ đột quỵ.
Tập thể dục cũng có thể ngăn ngừa đột quỵ thứ phát cho những người đã từng bị đột quỵ. Lin Zigan, bác sĩ trưởng khoa phẫu thuật thần kinh tại Bệnh viện Chang Gung Memorial Đài Loan nhắn nhủ rằng, những người không tập thể dục dễ bị tắc nghẽn mạch m.áu. Một khi m.áu lưu thông kém, các cử động nhỏ cũng có thể dẫn đến các vấn đề lớn.
5. Duy trì chế độ ăn nhạt, ít dầu và ít muối
Một chế độ ăn ít chất béo, ít dầu mỡ có thể giảm cholesterol và ngăn ngừa đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng lượng calo từ thực phẩm béo không nên vượt quá 30% tổng lượng calo hàng ngày và lượng cholesterol hàng ngày tốt hơn nên ít hơn 300 mg.
Một quả trứng chứa khoảng 260 mg cholesterol, vì vậy ăn một quả trứng mỗi ngày không có vấn đề gì.
Axit béo omega-3 từ cá béo có thể giúp kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa viêm mạch m.áu. Hoặc bạn cũng có thể ăn yến mạch và một ít các loại hạt vào bữa sáng. Chất xơ hòa tan trong nước của yến mạch có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol ở ruột, thay đổi nồng độ axit béo trong m.áu, giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính. Các loại hạt chứa axit béo không bão hòa đa, có thể duy trì sức khỏe của động mạch và mạch m.áu.
Ăn ít thịt ba chỉ, thịt xông khói, ít tẩm ướp gia vị và ít sử dụng các món kho bán sẵn, có thể giảm hấp thụ hàm lượng natri quá mức, tránh giữ nước trong cơ thể và mất cân bằng, tăng huyết áp và gánh nặng cho tim.
6. Đo mạch ở những thời điểm bình thường, làm điện tâm đồ và siêu âm động mạch cảnh định kỳ khi trên 40 t.uổi
Nghiên cứu cho thấy rằng sau 40 t.uổi, có 1/4 nguy cơ phát triển bệnh rung nhĩ, và t.uổi càng cao thì nguy cơ này càng cao.
Rung tâm nhĩ (rung nhĩ hay rối loạn nhịp tim) là một “kẻ g.iết n.gười tiềm ẩn” của đột quỵ. Những người bị rung tâm nhĩ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần và nguy cơ t.ử v.ong cao gấp 2 lần so với người bình thường.
Do đó, nên đo mạch mỗi ngày, nhịp tim trung bình của người bình thường đ.ập từ 60 đến 100 lần/phút, nhịp đ.ập của mạch cũng giống như nhịp tim, nếu thấy mạch quá thấp hoặc không đều thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, đối với những người trên 40 t.uổi, nên làm thêm điện tâm đồ và siêu âm động mạch cảnh để kiểm tra xem có rung tâm nhĩ hay không, đồng thời đo độ dày lớp trong của động mạch cảnh và mức độ xơ cứng của động mạch để xác định xem có nguy cơ đột quỵ hay không.
Nếu bạn trên 45 t.uổi và có t.iền sử gia đình bị đột quỵ, hội chứng chuyển hóa, hút thuốc, đau nửa đầu và các yếu tố nguy cơ khác, thì bác sĩ Chen Long, chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại Khoa Thần kinh của Bệnh viện Shuanghe, Đài Loan gợi ý rằng, thi thoảng bạn nên chụp cộng hưởng từ não hoặc nên bổ sung đầy đủ các bài kiểm tra não bộ theo hướng dẫn của bác sĩ.
7. Phụ nữ mang thai từng bị t.iền sản giật nên dùng aspirin liều thấp để ngăn ngừa đột quỵ.
Chúng ta từng nghĩ aspirin như một loại thuốc ngăn ngừa đột quỵ cấp độ hai. Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ mới đây đã khuyến cáo Trong tài liệu “Hướng dẫn Phòng ngừa Đột quỵ cho Phụ nữ” rằng những phụ nữ đã từng bị t.iền sản giật hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao có thể dùng aspirin liều thấp từ tuần thứ 12 của thai kỳ.
Mặc dù t.iền sản giật sẽ biến mất sau khi sinh, nhưng phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ hoặc t.iền sản giật khi mang thai có nguy cơ cao bị cao huyết áp và đột quỵ trong tương lai.
Đối với bệnh nhân có bệnh tim mạch hoặc đột quỵ, liều khuyến cáo của aspirin là 50-100mg; một viên aspirin ở Đài Loan là khoảng 100mg và bạn có thể dùng một viên trong hai ngày. Nếu bạn mua ở Hoa Kỳ, một viên là khoảng 81mg. Nên chú ý liều lượng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Cần chú ý đến tác dụng phụ của thuốc là có thể gây loét, c.hảy m.áu hoặc thủng đường tiêu hóa, nếu xảy ra thì nên ngưng sử dụng thuốc.
Ngoài ra, đối với phụ nữ từ 65 đến 79 t.uổi, hướng dẫn mới cũng khuyến cáo họ nên uống 81mg aspirin mỗi ngày để ngăn ngừa cục m.áu đông.
Tất cả các gợi ý về việc sử dụng thuốc này đều phải dựa vào thực tế sức khỏe của mỗi cá nhân dưới sự cho phép của bác sĩ.
8. Thuốc thay đổi thói quen trong lối sống có thể ngăn ngừa đột quỵ thứ phát hiệu quả
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thay vì cấy các stent để mở rộng động mạch trong não để cải thiện lưu lượng m.áu, tốt hơn nên dùng thuốc và thay đổi thói quen lối sống (chẳng hạn như tập thể dục, tránh béo phì và bỏ t.huốc l.á) để ngăn ngừa đột quỵ thứ phát.
Người bị cao huyết áp và mỡ m.áu cao phải thường xuyên dùng thuốc hạ huyết áp và giảm mỡ m.áu để phòng ngừa một cơn đột quỵ khác có thể xảy ra.
Bác sĩ Lian Liming, Giám đốc Đơn vị Chăm sóc Đặc biệt Thần kinh của Bệnh viện Xinguang, Đài Loan chỉ ra rằng, việc sử dụng thuốc chống huyết khối sau khi bệnh nhân đột quỵ xuất viện sẽ giảm 67% tỷ lệ tái đột quỵ trong ba tháng sau đó.
Những người bị rung nhĩ dùng thuốc chống đông m.áu sau đột quỵ cũng có thể giảm một nửa nguy cơ t.ử v.ong do đột quỵ khác trong vòng 3 tháng.
3 dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ, cần đi cấp cứu ngay
Theo bác sĩ, bệnh nhân đột quỵ cần được cấp cứu, điều trị sớm nhất có thể. Do vậy, việc nhận biết được dấu hiện đột quỵ tại nhà rất cần thiết, giúp nhanh chóng đưa bệnh nhân đột quỵ nhập viện.
Theo PGS.TS Phạm Đình Đài, Chủ nhiệm Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103, nếu một trong ba triệu chứng liệt chi, liệt mặt và liệt vận ngôn xảy ra đột ngột, người dân phải nghĩ ngay tới bệnh đột quỵ.
Liệt chi là liệt tay chân một bên. Có thể đ.ánh giá bằng cách đề nghị bệnh nhân giơ 2 tay về phía trước, tay bên yếu sẽ giơ lên chậm hơn và xệ xuống thấp hơn bên lành. Một số trường hợp liệt nặng, một tay không thể giơ lên.
Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103 đ.ánh giá tình trạng liệt chi cho 1 bệnh nhân – Ảnh: N.Liên
Liệt mặt: yêu cầu bệnh nhân nhe răng để đ.ánh giá xem có cân xứng không. Với bệnh nhân đột quỵ, khóe mép sẽ bị kéo lệch về một bên.
Liệt vận ngôn tức là rối loạn ngôn ngữ vận động. Bệnh nhân sẽ nói khó, tiếng nói thay đổi (nói ngọng), khó khăn trong việc phát âm.
PGS Đài khuyến cáo, không cần chờ đủ cả ba dấu hiệu, khi xuất hiện đột ngột một trong ba triệu chứng trên, gia đình cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện càng nhanh càng tốt. “Đột quỵ não đòi hỏi ứng xử cấp cứu, kể cả đột quỵ nhẹ. Mọi bệnh nhân cần được khẩn trương đưa vào bệnh viện càng sớm càng tốt không phân biệt ngày đêm, lễ Tết”, PGS nói.
Về dự phòng đột quỵ, theo Chủ nhiệm Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103, cơ bản dự phòng đột quỵ được chia ra 2 cấp độ. Dự phòng cấp 1 áp dụng cho toàn cộng đồng, tức những người chưa bị đột quỵ, gồm các biện pháp như sau:
Điều chỉnh lối sống vệ sinh khoa học; ăn uống, dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế không ăn quá nhiều các đồ ngọt, đồ ăn sẵn, các chất có nhiều mỡ động vật. Không hút thuốc, tránh uống nhiều bia rượu.
Có chế độ tập luyện, vận động hiệu quả. Người trẻ nên thường xuyên tập luyện, tham gia hoạt động thể dục thể thao, người già có thể vận động nhẹ nhàng. Theo khuyến cáo của Hội đột quỵ Mỹ, việc tập luyện, vận động tối thiểu 5 ngày trên 1 tuần và mỗi ngày 30 phút sẽ có tác dụng dự phòng đột quỵ.
Với những bệnh nhân đã có yếu tố nguy cơ (như tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu, rối loạn đường huyết, đường m.áu, béo phì (đặc biệt là béo bụng),…), cần kiểm soát các yếu tố này thật tốt, khám định kỳ để xử lý, kiểm soát hiệu quả.
Dự phòng cấp 2 áp dụng với các bệnh nhân đã từng bị đột quỵ. PGS Đài nhấn mạnh, với bệnh nhân đột quỵ, nguy cơ có lần đột quỵ tiếp theo tăng lên rất nhiều lần. Do vậy, về mặt nguyên tắc, tất cả bệnh nhân phải áp dụng chế độ dự phòng cấp 2 suốt đời.
Cụ thể, ngoài áp dụng các biện pháp dự phòng cấp 1, bệnh nhân phải dự phòng chặt chẽ hơn, đồng thời sử dụng thuốc để kiểm soát, hạn chế nguy cơ đột quỵ. Một số trường cần áp dụng các biện pháp đặc biệt để loại trừ nguyên nhân gây đột quỵ, Ví dụ, đặt stent động mạch bị chít hẹp do vữa xơ, phẫu thuật bóc mảng vữa xơ…