Theo Bộ Y tế, dịch COVID-19 vẫn được kiểm soát trên phạm vi cả nước, số ca mắc trung bình 7 ngày qua dưới 4.000 ca/ngày và t.ử v.ong trung bình dưới 3 ca/ngày.
Tiếp tục bám sát tình hình dịch bệnh, sẵn sàng kịch bản đáp ứng kể cả khi xuất hiện biến chủng mới lây lan nhanh, nguy hiểm hơn..
Trung bình số ca COVID-19 mới trong nước ghi nhận 7 ngày qua: 3.696 ca/ngày
Thông tin của Bộ Y tế ngày 6/5 cho biết trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.819 ca nhiễm mới đều ở trong nước (giảm 486 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố, trong đó có 2.706 ca trong cộng đồng. Như vậy có 7 tỉnh, thành phố không có ca mắc mới.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 3.696 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.670.570 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.840 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.662.820 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.590.463), TP. Hồ Chí Minh (608.660), Nghệ An (482.350), Bắc Giang (385.581), Bình Dương (383.496).
Theo Bộ Y tế, dịch COVID-19 vẫn được kiểm soát trên phạm vi cả nước, số ca mắc trung bình 7 ngày qua dưới 4.000 ca/ngày và t.ử v.ong trung bình dưới 3 ca/ngày.
Tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã được điều trị khỏi: 9.316.237 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.311.284 trường hợp, trong đó có 480 trường hợp nặng đang điều trị, gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 380; Thở ô xy dòng cao HFNC: 50; Thở máy không xâm lấn: 11; Thở máy xâm lấn: 37; ECMO: 2.
Trung bình số t.ử v.ong ghi nhận trong 07 ngày qua: 2 ca. Tổng số ca t.ử v.ong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.055 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca t.ử v.ong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca t.ử v.ong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Dịch COVID-19: Sẵn sàng kịch bản đáp ứng kể cả khi xuất hiện biến chủng mới lây lan nhanh, nguy hiểm hơn
Theo Bộ Y tế tại nước ta, dịch bệnh vẫn được kiểm soát trên phạm vi cả nước, số ca mắc cộng đồng trung bình dưới 4.000 ca mỗi ngày và t.ử v.ong trung bình dưới 3 ca mỗi ngày trong 7 ngày qua.
Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ Nghị quyết số 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Nghị quyết số 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Bám sát tình hình dịch bệnh, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm đến tận cấp cơ sở; tiếp tục rà soát các quy định hiện hành để điều chỉnh kịp thời, triển khai thống nhất.
Bám sát tình hình dịch bệnh, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm đến tận cấp cơ sở; Xây dựng kế hoạch hành động, chuẩn bị nguồn lực chủ động ứng phó, sẵn sàng kịch bản đáp ứng kể cả khi xuất hiện biến chủng mới lây lan nhanh, nguy hiểm hơn.
COVID-19 tạm lắng: Bình Dương tạm ngừng hoạt động 162 trạm y tế lưu động
Trước tình hình dịch COVID-19 tạm lắng sau thời gian trở lại trạng thái bình thường, tỉnh Bình Dương quyết định tạm ngừng hoạt động đối với hơn 160 trạm y tế lưu động kể từ ngày 30/6.
Bộ Y tế yêu cầu các Viện đầu ngành tăng cường giám sát bệnh viêm gan cấp tính bí ẩn ở trẻĐỌC NGAY
Ưu tiên sử dụng vaccine Moderna từ nguồn viện trợ tiêm cho trẻ 6 – dưới 12 t.uổiĐỌC NGAY
6 triệu người Việt đã có hộ chiếu vaccine, kiểm tra được cấp hay chưa bằng cách nào?ĐỌC NGAY
Sở Y tế Bình Dương đã chuẩn bị các phương án để tạm ngưng các hoạt động của các Trạm Y tế lưu động và thành lập trạm y tế cố định với quy mô 15.000 dân/trạm y tế theo chỉ đạo của UBND tỉnh để phù hợp với tình hình mới. Việc tạm ngưng các trạm y tế lưu động đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đồng thời sẽ bố trí, sắp xếp công việc cho các nhân viên làm việc trong trạm y tế lưu động.
Cụ thể, Sở Y tế Bình Dương đã đề xuất 3 phương án y tế cơ sở: Thứ nhất tăng biên chế cho trạm y tế xã, phường, thị trấn; Thứ hai, các xã, phường có quy mô dân số trên 50.000 dân sẽ thành lập các cơ sở của trạm y tế để tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ; Thứ ba, thành lập thêm trạm y tế xã, phường, thị trấn trên cơ sở đã có các trạm y tế cố định.
Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ khi làn sóng dịch thứ 4 xảy ra tại nước ta, đến nay Bình Dương đã ghi nhận 383.496 trường hợp mắc COVID-19. Thời gian gần đây dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh có nhiều dấu hiệu tích cực.
Trong 7 ngày qua, trên địa bàn tỉnh chỉ ghi nhận 155 ca F0, giảm 60,8% so với tuần trước; số ca nặng thở máy là 11 ca, giảm 22,2% so với tuần trước. Đặc biệt, trong vòng 14 ngày qua không ghi nhận ca t.ử v.ong nào.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 465.000 ca mắc COVID-19 và trên 1.700 ca t.ử v.ong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 516 triệu ca, trong đó trên 6,27 triệu ca t.ử v.ong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Đức (86.026 ca), Mỹ (49.615 ca) và Italy (43.947 ca).
Ba quốc gia có số ca t.ử v.ong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Đức (258 ca), Anh (228 ca) và Mỹ (141 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 83,4 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1,02 triệu ca t.ử v.ong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 523.000 ca t.ử v.ong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 30,5 triệu ca mắc và trên 664.000 ca t.ử v.ong
Sáng 28/4: Dịch COVID-19 còn diễn biến khó lường, không loại trừ xuất hiện các biến chủng mới
Bộ Y tế cho biết, đến nay hơn 9,16 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi, hiện trong số các F0 đang điều trị, giám sát còn hơn 600 ca nặng.
Dự báo thời gian tới dịch bệnh còn diễn biến khó lường trên thế giới, không loại trừ xuất hiện các biến chủng mới lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn…
Hơn 9,16 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi
Theo thông tin của Bộ Y tế ngày 27/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.004 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước tại 58 tỉnh, thành phố (có 6.688 ca trong cộng đồng). Số ca mắc COVID-19 trong ngày liên tục giảm nên trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua còn 9.460 ca/ngày. Trong khi giai đoạn cao điểm của tháng 3, số trung bình này có thể lên đến hơn 150.000 ca/ ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.631.516 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.469 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.623.767 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.583.541), TP. Hồ Chí Minh (608.160), Nghệ An (480.717), Bắc Giang (385.033), Bình Dương (383.309).
Bộ Y tế nhấn mạnh vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch. Trong ảnh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 t.uổi tại Hà Nội. Ảnh: Trần Minh
Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là 9.163.132 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.425.355 trường hợp, trong đó có 624 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 512; Thở ô xy dòng cao HFNC: 47; Thở máy không xâm lấn: 12; Thở máy xâm lấn: 52; ECMO còn 1 ca.
Dịch bệnh còn diễn biến khó lường trên thế giới, không loại trừ xuất hiện các biến chủng mới
Theo Bộ Y tế, tại nước ta, dịch bệnh vẫn được kiểm soát trên phạm vi cả nước, trong 7 ngày qua, cả nước ghi nhận số mắc cộng đồng 7.500 ca mỗi ngày và 8 ca t.ử v.ong mỗi ngày. Tuy nhiên, dự báo thời gian tới dịch bệnh còn diễn biến khó lường trên thế giới, không loại trừ xuất hiện các biến chủng mới lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn.
Bộ Y tế nhấn mạnh vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả, đồng bộ Nghị quyết số 38/NQ-CP về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19, Nghị quyết số 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Bám sát tình hình dịch bệnh, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm đến tận cấp cơ sở; Tiếp tục rà soát các quy định hiện hành để điều chỉnh kịp thời, triển khai thống nhất.
Hà Nội: Cố ca mắc COVID-19, chuyển nặng sẽ tiếp tục giảm, tuy nhiên khó kết thúc sớm
Tại cuộc giao ban trực tuyến với các quận huyện của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của TP Hà Nội, ông Vũ Cao Cương, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ 20-26/4, trung bình Hà Nội ghi nhận 972 ca bệnh/ngày, giảm 28,9% so với kỳ báo cáo trước (trung bình 1.368 ca ca bệnh/ngày).
Từ ngày 16/4, Hà Nội đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho t.rẻ e.m từ 5 – dưới 12 t.uổi trên toàn địa bàn. Số trẻ đã được tiêm là 122.952 trẻ, đạt 40,5%.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, Thành phố đã kiểm soát tốt tình hình dịch. Trong đó, hầu hết các xã, phường, thị trấn đã đưa cấp độ dịch về cấp độ 1, thành phố bước sang trạng thái bình thường mới.
Dự báo, thời gian tiếp theo, dịch đã bước vào giai đoạn giảm mạnh, số ca mắc, chuyển nặng sẽ tiếp tục giảm, tuy nhiên, khó kết thúc sớm do đó các địa phương cần quan tâm và điều trị nhằm giảm t.ử v.ong; hệ thống y tế dần trở về trạng thái bình thường mới.
Nhằm đảm bảo cho người dân Thủ đô yên tâm nghỉ lễ và kỳ SEA Games 31 diễn ra thuận lợi, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà N.ội yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và thành phố; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là mà phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang và khử khuẩn.
Các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho t.rẻ e.m từ 5 – dưới 12 t.uổi bảo đảm an toàn trong công tác tiêm chủng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.