Phẫu thuật thay xương chậu nhân tạo cho bệnh nhân ung thư xương vừa thực hiện ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Sau ca phẫu thuật phức tạp kéo dài 7 giờ đồng hồ, hiện sức khỏe bệnh nhân Thân Đức Toàn (57 t.uổi, Bắc Giang) ổn định, đã có thể tự ngồi và vận động nhẹ. Anh được chăm sóc đặc biệt ở Trung tâm hồi sức tích cực, phối hợp cùng Trung tâm điều trị đau và chăm sóc giảm nhẹ, Trung tâm y học thể thao – phục hồi chức năng của bệnh viện để có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Dự kiến bệnh nhân xuất viện trong 7 ngày tới.
Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Trần Trung Dũng – Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội cho biết, đây là ca phẫu thuật thay xương chậu nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam, sử dụng tích hợp thiết bị tối tân như robot Artis Pheno, phần mềm dựng hình 3D, công nghệ in 3D trên vật liệu titan, ca mổ trong phòng mổ Hybrid OR1 thế hệ mới. Ở châu Á, trường hợp này mới thực hiện ở quốc gia có nền y học tiên tiến như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.
“Việc ghép nối thành công xương chậu nhân tạo giúp anh Toàn thoát nguy cơ tàn phế do không phải cắt bỏ một nửa khung xương chậu, tháo toàn bộ chân trái như chỉ định điều trị thông thường”, Giáo sư Dũng cho biết.
Ca mổ có sự phối hợp của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam thuộc chuyên khoa phẫu thuật khớp và y học thể thao, ung bướu, ngoại tổng quát, phẫu thuật mạch m.áu, gây mê hồi sức, giải phẫu bệnh, phục hồi chức năng.
7 êkip cùng tham gia ghép xương chậu nhân tạo cho bệnh nhân ngày 11/1. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh .
Tháng 5/2020, khối u ở vùng hông bên trái của anh Thân Đức Toàn sưng to và đau đớn. Sau khi thăm khám và sinh thiết được chẩn đoán ung thư (sarcom) xương cánh chậu trái.
Qua 4 đợt hóa trị liệu, anh Toàn vẫn cảm thấy đau, hạn chế vận động ở khớp háng trái, khối u ác tính có dấu hiệu chèn ép thần kinh đùi phía chân trái khiến anh mất dần khả năng di chuyển. Kết quả trên phim chụp cắt lớp vi tính cho thấy khối u đã xâm lấn “ăn” hết một nửa cánh chậu trái và phá hủy khớp háng trái.
“Các bác sĩ có tính tới khả năng tháo bỏ toàn bộ xương chậu bên trái để ngăn khối ung thư phát triển và bảo toàn tính mạng, nhưng như vậy thì tôi trở thành người tàn phế”, anh Toàn kể lại. Qua tìm hiểu thông tin thấy có trường hợp bệnh nhân ung thư xương được thay xương khớp nhân tạo bằng công nghệ in 3D tại Bệnh viện Tâm Anh, anh tìm đến bệnh viện với hy vọng được điều trị bảo tồn chân trái của mình.
Giáo sư Dũng trực tiếp thăm khám cho anh, nhận thấy khối u xương nằm tại vị trí vùng cánh chậu, xâm lấn một phần vào vùng ổ cối của khớp háng, nơi có rất nhiều cấu trúc mạch m.áu, thần kinh và gân cơ đi qua. Vùng khung chậu còn đóng vai trò nâng đỡ nội tạng trong ổ bụng, là điểm tựa cho hai chân đi lại. Do đó, chỉ định phẫu thuật cắt bỏ là chính xác nhưng chỉ cứu tính mạng, người bệnh đối mặt nguy cơ tàn phế.
Để loại bỏ khối u ác tính, cắt phần xương chậu đã hư hại nhưng giữ tối đa thân thể và chức năng vận động, phương án khả thi được Giáo sư Dũng cùng các chuyên gia đưa ra là thay toàn bộ phần xương chậu đó, nhưng điều này chưa từng thực hiện tại Việt Nam. Tạo hình lại như thế nào để giải quyết vấn đề nâng đỡ các cơ quan trong thành bụng và đảm bảo chức năng khớp háng cả về mặt giải phẫu, truyền lực cho bệnh nhân cũng là bài toán khó. Thêm vào đó, bệnh nhân mới trải qua nhiều lần hóa trị, sức khỏe yếu.
Những cuộc hội chẩn giữa các chuyên khoa được tiến hành liên tục nhằm tìm giải pháp tối ưu. Từng thực hiện nhiều ca khó về thay khớp, thay xương nhân tạo, các bác sĩ bệnh viện Tâm Anh thường sử dụng phần mềm công nghệ dựng mô phỏng 3 chiều kỹ thuật số và vật liệu nhân tạo thay thế xương khớp. Êkip quyết định tái tạo chính xác xương chậu của bệnh nhân Toàn trên phần mềm, thiết kế mô hình 3D và thực hiện ca mổ thực nghiệm trên xương mô hình in 3D với tỷ lệ 1:1.
Từ giải pháp được tối ưu sau cuộc mổ thử nghiệm, các chuyên gia và bác sĩ đã tạo ra phần xương chậu nhân tạo thay thế cho bệnh nhân bằng công nghệ in 3D với chất liệu hợp kim titan. Nhờ đó, phần xương chậu giống gần như hoàn toàn với xương chậu của bệnh nhân về mặt hình thể, có khả năng chịu lực, đàn hồi và phục hồi lại nguyên vẹn điểm bám các khối cơ xung quanh xương chậu.
“Sau nhiều ngày hội chẩn, chúng tôi tự tin thực hiện ca phẫu thuật này vì có đủ điều kiện về máy móc, nhân lực giỏi chuyên môn, làm chủ kỹ thuật cao”, Giáo sư Dũng chia sẻ.
Bác sĩ phẫu thuật trao đổi về mô hình 3 chiều kỹ thuật số trên máy tính ngay tại khu điều khiển trong phòng mổ hybrid hiện đại. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Ngoài các bác sĩ phẫu thuật còn có sự tham gia của êkip điều trị hóa chất, phục hồi chức năng… Êkip gây mê hồi sức do Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Kính – Trung tâm hồi sức tích cực chỉ đạo đã lựa chọn phương pháp gây mê hiện đại bậc nhất và đảm bảo an toàn. Bác sĩ cũng lên các phương án gây tê phong bế vùng phẫu thuật để giảm đau cho người bệnh sau khi kết thúc cuộc mổ. Êkip nội ung bướu do Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Hữu Khiêm đưa hướng điều trị hóa chất phù hợp nhất để bệnh nhân mau hồi phục.
Ca phẫu thuật thực hiện trong phòng mổ hybrid hiện đại với hệ thống robot Artist Pheno và hệ thống hình ảnh dẫn đường hỗ trợ định vị, dựng hình 3D trực tiếp trong phẫu thuật để định vị các mốc đặt xương, giúp việc tính toán các góc nghiêng loại bỏ u và đặt xương chậu nhân tạo chính xác.
Gần 12 tiếng sau mổ, bệnh nhân tỉnh táo, các chỉ số sinh tồn ổn định, bệnh nhân hồi phục nhanh, có thể ngồi dậy và tập nhẹ nhàng tại giường.
Robot Artis Pheno được sử dụng để dựng hình 3D trực tiếp trong ca phẫu thuật tại phòng mổ Hybrid hiện đại. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
Trước đây, bệnh nhân ung thư xương thường trải qua những ca phẫu thuật loại bỏ một phần cơ thể, đối diện với nguy cơ tàn tật vĩnh viễn bởi muốn bảo toàn tính mạng người bệnh phải tháo bỏ toàn bộ phần xương khớp có khối u. Theo Giáo sư Dũng, trường hợp của anh Toàn nếu không có giải pháp thay thế phần xương chậu phải cắt bỏ, có thể sẽ phải cắt cụt chân trái cho đến sát bụng. Đây là cuộc phẫu thuật tàn phá chức năng vô cùng khủng khiếp, khiến người bệnh tàn tật vĩnh viễn và mất đi cuộc sống hoạt động bình thường.
Vì thế, các kỹ thuật cao cấp, hiện đại như dựng mô hình kỹ thuật số, in 3D vật liệu y sinh học, phòng mổ robot… đã giúp thực hiện thành công các ca phẫu thuật thay thế xương, khớp bằng vật liệu nhân tạo, cứu sống bệnh nhân, bảo toàn chi thể và chức năng vận động. Việc ứng dụng các kỹ thuật, trang thiết bị tiên tiến hàng đầu ngay trong nước cũng mở ra cơ hội điều trị các bệnh lý phức tạp với chi phí hợp lý và hiệu quả cao.
Trước đó, Giáo sư Dũng cùng êkip các bác sĩ Trung tâm Phẫu thuật khớp và Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã thực hiện nhiều ca ghép xương, thay khớp phức tạp cho bệnh nhân bị ung thư xương, xương khớp hư hỏng do tai nạn hay thoái hóa khớp, giúp bảo toàn chi thể, hồi sinh vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thay xương bả vai cho bệnh nhi nhỏ t.uổi nhất Việt Nam
Cháu bé nhỏ t.uổi nhất Việt Nam vừa được phẫu thuật thay toàn bộ xương bả vai bằng vật liệu sinh học PEEK với công nghệ in 3D. Đây là ca thay xương bả vai thứ 2 trên thế giới bằng vật liệu này.
Bả vai làm bằng vật liệu sinh học.
Sau khi ca đầu tiên thay toàn bộ xương bả vai bằng vật liệu PEEK với công nghệ 3D và công bố trên Y văn tháng 9-2018 cho một bệnh nhân 16 t.uổi người Trung Quốc, ngày 17-8, tại Bệnh viện K, bệnh nhân 12 t.uổi bị ung thư xương bả vai được thực hiện phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ xương bả vai và thay thế bằng xương bả vai nhân tạo được làm từ vật liệu PEEK với công nghệ in 3D sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam.
Nam bệnh nhân 12 t.uổi, xuất hiện sưng nhẹ và đau âm ỉ vai trái. Tháng 1-2020 bệnh nhân đi khám được phát hiện u xương vai. Bệnh nhân tiếp tục khám tại Bệnh viện K cho kết quả khối sưng nề vùng vai trái, ấn đau tại chỗ, hạn chế vận động vai trái do đau.
Ngày 14-2, bệnh nhân được làm sinh thiết tại Bệnh viện K và kết quả giải phẫu bệnh cho thấy, bệnh nhân mắc u nguyên bào thần kinh type kém biệt hoá. Trên cộng hưởng từ phát hiện Khối ngấm thuốc mạnh, mất liên tục bỏ xương, xâm lấn phần mềm lân cận, kt 5 x 10 cm. Xạ hình xương chưa phát hiện tổn thương di căn xa.
Bệnh nhân được chuyển khoa Nhi điều trị hoá chất bốn chu kỳ. Sau điều trị khối u co nhỏ, bệnh nhân đỡ đau, vận động vai tốt và được xếp lịch phẫu thuật ngày 17-8. Ca mổ được thực hiện bởi PGS, TS Trần Trung Dũng, ê kíp các bác sĩ Trung tâm Phẫu thuật Khớp và Y học thể thao Bệnh viện Tâm Anh và các bác sĩ Bệnh viện K với việc cắt bỏ toàn bộ xương bả vai và khối u, thay thế bằng xương bả vai nhân tạo được in 3D với vật liệu PEEK.
Bệnh nhân nhỏ t.uổi nhất Việt Nam được thay toàn bộ xương bả vai bằng vật liệu sinh học.
Ngay ngày thứ nhất sau mổ, bệnh nhân đã ngồi dậy, vận động vai thụ động nhẹ nhàng theo hướng dẫn. Tiến triển các ngày sau mổ thuận lợi, không có biểu hiện n.hiễm t.rùng, biên độ vận động cải thiện dần.
Giáo sư Trịnh Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu vật liệu y sinh, công ty cổ phần công nghệ y sinh Ngọc Bảo cho biết: Vật liệu PEEK được sử dụng từ những năm cuối của thập kỷ 70 và đến năm 1997 thì chính thức được FDA Mỹ cấp phép sử dụng như một vật liệu sinh học sử dụng trong y học với hàng loạt các ứng dụng như nẹp, vít, đoạn xương nhân tạo, khớp nhân tạo, mảnh vá hộp sọ, đốt sống nhân tạo… với những ưu điểm như độ cứng, độ đàn hồi, trọng lượng tương tự như xương người. Quan trọng hơn nữa, với nhiệt độ nóng chảy của PEEK vào khoảng 400 độ C nên khả năng in 3D dễ phổ biến và đạt hiệu quả cao.
Tại Việt Nam, năm 2012, vật liệu PEEK chính thức được Bộ Y tế cấp phép sử dụng như một vật liệu dùng trong lĩnh vực y sinh. Công nghệ in 3D với vật liệu PEEK đã được Viện thực hiện với nhiều sản phẩm khác nhau như mảnh ghép hộp sọ, lồi cầu xương hàm dưới, các mảnh ghép cho vùng hàm mặt tuy nhiên đây là lần đầu tiên công ty thực hiện một sản phẩm giải phẫu hoàn chỉnh với độ phức tạp của thiết kế và yêu cầu của độ chính xác cao hơn rất nhiều.
PGS, TS Trần Trung Dũng cho biết, kết quả bước đầu của ca phẫu thuật cho bệnh nhi này khả quan với các yêu cầu về giải phẫu và thẩm mỹ cũng như chức năng.
Ung thư xương bả vai khá hiếm gặp nhưng lại là thách thức rất lớn với các bác sĩ trong điều trị, không chỉ đơn thuần là điều trị ung thư cắt bỏ khối u triệt để mà còn phục hồi hoặc thay thế các phần chi thể bảo đảm chức năng vô cùng quan trọng của xương bả vai trong vận động khớp vai, thẩm mỹ cơ thể và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Sự hiếm gặp của tổn thương u xương bả vai kèm theo cấu trúc phức tạp về giải phẫu và chức năng làm cho việc cân nhắc tạo hình lại xương bả vai cho các bệnh nhân ung thư đôi khi đi vào bế tắc và không có giải pháp.
Trên thế giới, việc tạo hình xương bả vai được thực hiện từ khá lâu và một điểm thú vị là các thiết kế cũng khá đa dạng.
Tại châu Á, có khoảng hơn 10 ca được thay thế xương bả vai nhân tạo sau mổ cắt bỏ xương bả vai do ung thư trong đó có một ca được thực hiện thành công tại Việt nam đầu năm 2020.
Sự khó khăn cho phẫu thuật là xương bả vai nhân tạo không sẵn có do cấu trúc giải phẫu mỗi người khác nhau vì vậy phẫu thuật phục hồi lại đòi hỏi việc sản xuất riêng theo thông số của bệnh nhân mà khả năng ở Việt Nam trước đây chưa thể đáp ứng ngay được.