Theo một nghiên cứu vừa công bố trên chuyên trang JAMA Network, người có t.iền sử bệnh tâm thần có nguy cơ cao bị n.hiễm t.rùng đột phá.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco (UCSF, Mỹ) qua phân tích dữ liệu đã nhận thấy người trên 65 t.uổi từng bị rối loạn lạm dụng chất kích thích, rối loạn tâm thần, rối loạn lưỡng cực, rối loạn điều chỉnh và lo lắng tăng 24% nguy cơ nhiễm Covid-19 đột phá. Nhiễm Covid-19 đột phá là trường hợp vẫn nhiễm bệnh sau khi đã tiêm vắc xin đầy đủ.
Covid-19 sáng 27.4: Cả nước 10.620.203 ca | “Sức nóng” dịch bệnh đang giảm từng ngày
Số liệu được thu thập từ 264.000 bệnh nhân của Bộ Cựu chiến binh Mỹ đã tiêm vắc xin đầy đủ. 91% người tham gia nghiên cứu là nam, trung bình 66 t.uổi. Hơn một nửa số người tham gia được chẩn đoán có vấn đề về sức khỏe tâm thần ít nhất 1 lần trong vòng 5 năm qua; 14,8% trong số này từng nhiễm Covid-19 đột phá.
Cụ thể, ở bệnh nhân trên 65 t.uổi, người lạm dụng chất kích thích có nguy cơ n.hiễm t.rùng đột phá cao hơn 24%. Con số này ở người bị rối loạn tâm thần là 23% và người bị rối loạn lưỡng cực là 16%. Những bệnh nhân dưới 65 t.uổi có t.iền sử bệnh tâm thần cũng có nguy cơ n.hiễm t.rùng đột phá cao hơn 11%.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự gia tăng n.hiễm t.rùng đột phá ở những người bị rối loạn tâm thần không thể được giải thích hoàn toàn bởi các yếu tố nhân khẩu học xã hội hoặc các tình trạng sẵn có”, tác giả cao cấp của nghiên cứu, tiến sĩ Aoife ODonovan thuộc UCSF, nhận định trên tờ The Hill.
Một nghiên cứu độc lập khác của UCSF công bố trước đó cũng đã bổ sung mối quan hệ ngày càng tăng giữa Covid-19 và sức khỏe tâm thần, theo The Hill.
Đột phá mới: Chuyển sóng não thành lời nói
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã phát triển thành công một thiết bị giúp dịch thành công sóng não của một người bị liệt thành câu nói hoàn chỉnh, theo trang Science Alert.
Công nghệ mới này sẽ hữu ích cho những người gặp vấn đề về việc nói. Ảnh SHUTTERSTOCK
David Moses., kỹ sư tại Đại học California San Francisco (Mỹ), một trong những thành viên chính của nghiên cứu cho biết: “Đây là một bước ngoặt quan trọng đối với những người không thể giao tiếp bình thường. Công nghệ này hứa hẹn sẽ mang lại tiếng nói cho những người bị liệt nặng và mất khả năng nói”.
Trước đây nhóm nghiên cứu đã gắn các dãy điện cực lên người những bệnh nhân có thể nói bình thường nhưng đang phải phẫu thuật não. Việc này nhằm giải mã các tín hiệu điều khiển đường thanh âm để xác định các nguyên âm và phụ âm, đồng thời phân tích các dấu hiệu để đoán từ vựng.
Sau đó nhóm đã quyết định khởi động một nghiên cứu mới với cách tiếp cận mới và người tham gia đầu tiên được gọi là BRAVO1. BRAVO1 là một nam giới 36 t.uổi. Anh bị đột quỵ lúc 20 t.uổi nên mắc chứng anarthria – không thể nói bình thường, dù vậy chức năng nhận thức của anh không bị ảnh hưởng. Kể từ đó, BRAVO1 bị hạn chế cử động đầu, cổ, chân tay, và giao tiếp bằng cách sử dụng một con trỏ để nhấp vào các chữ cái trên màn hình.
Theo trang Science Alert , các nhà nghiên cứu đã làm việc với BRAVO1 để phát triển kho từ vựng gồm 50 từ thông dụng trong cuộc sống hằng ngày của anh ấy, ví dụ như “nước”, “gia đình” và “tốt”. Sau đó phẫu thuật cấy một điện cực vào vùng vỏ não vận động lời nói của anh.
Vài tháng sau, nhóm nghiên cứu đã ghi lại hoạt động thần kinh của BRAVO1 khi anh cố gắng nói 50 từ, và họ sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để phân tích từng dấu hiệu dù là nhỏ nhất của dữ liệu này, rồi liên kết chúng với các từ vựng.
Để kiểm tra xem thiết bị có phân tích đúng không, nhóm đã hỏi anh những câu như “Hôm nay anh thế nào?” và “Anh có muốn uống ít nước không?” để anh ấy có thể trả lời là “Tôi rất khỏe” và “Không, tôi không khát”. Những từ này đều nằm trong kho dữ liệu 50 từ. Hệ thống đã giải mã 18 từ/phút với độ chính xác trung bình là 75%. Chức năng “tự động sửa lỗi”, tương tự như trên điện thoại, đã góp phần vào sự thành công của thử nghiệm.
“Theo chúng tôi được biết thì đây là thử nghiệm giải mã sóng não đầu tiên mà thành công”, nhà giải phẫu thần kinh Edward Chang, đồng tác giả của nghiên cứu chia sẻ. Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí New England Journal of Medicine và được ca ngợi là “một kỳ tích của kỹ thuật thần kinh”, hứa hẹn mở đường cho những tiến bộ công nghệ khác trong tương lai.