Thu hồi 4 loại thuốc điều trị mỡ m.áu

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa quyết định thu hồi giấy đăng ký lưu hành và thu hồi trên thị trường với các thuốc chứa hoạt chất rosuvastatin 40 mg.

thu hoi 4 loai thuoc dieu tri mo mau c7e 6411016

Quyết định được đưa ra do các thuốc chứa hoạt chất rosuvastatin 40 mg có chống chỉ định cho người châu Á.

Theo Bộ Y tế, thuốc chứa hoạt chất rosuvastatin 40 mg sử dụng cho bệnh nhân tăng cholesterol m.áu nặng và có nguy cơ cao về tim mạch. Tại Việt Nam hiện có 4 thuốc chứa hoạt chất rosuvastatin hàm lượng 40mg là:

1. Rofast 40 (hoạt chất, hàm lượng Rosuvastatin dưới dạng Rosuvastatin calci) 40mg; Viên nén bao phim; SĐK: VN-22058-19.

2. Lipidorox 40mg (hoạt chất, hàm lượng Rosuvastatin 40 mg); Viên nén bao phim; SĐK: VD-1507-06

3. Crestor (hoạt chất, hàm lượng Rosuvastatin calcium 40mg Rosuvastatin); Viên nén bao phim; SĐK: VN-8438-09

4. Avitop 40 (hoạt chất, hàm lượng Rosuvastatin dưới dạng Rosuvastatin calci 40mg); Viên nén bao phim; SĐK: VN-19620-16.

Cục Quản lý Dược yêu cầu cơ sở đăng ký, nhập khẩu thuốc phối hợp với cơ sở sản xuất gửi thông báo thu hồi tới các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng thuốc và thu hồi toàn bộ các thuốc chứa hoạt chất nêu trên, gửi báo cáo thu hồi về Cục trước ngày 1/5.

Đề nghị xử lý nghiêm nghệ sĩ quảng cáo thổi phồng thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm nay được triển khai trên cả nước, chú trọng giám sát chất lượng, chấn chỉnh vi phạm quảng cáo.

Theo Cục An toàn thực phẩm, trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm (từ 15.4 đến 15.5), các địa phương đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm; nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

de nghi xu ly nghiem nghe si quang cao thoi phong thuc pham bao ve suc khoe df0 6380392

Cục An toàn thực phẩm có các cảnh báo về mua và sử dụng sản phẩm thực phẩm trên trang web chính thức vfa.gov.vn CHỤP MÀN HÌNH

Đồng thời, giải quyết kịp thời các sự cố vi phạm an toàn thực phẩm; tăng cường xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm và giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

Dịp này, sẽ có 6 đoàn kiểm tra liên ngành T.Ư trực tiếp kiểm tra về công tác quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm tại 12 tỉnh, thành trọng điểm, gồm: Đắk Lắk, Kon Tum, TP.HCM, Bình Dương, Kiên Giang, Cà Mau, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Nam, Đà Nẵng, Điện Biên và Lai Châu.

Đoàn kiểm tra có các thành viên là lãnh đạo các đơn vị: Cục An toàn thực phẩm, thanh tra thuộc Bộ Y tế; Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương); Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trực tiếp kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm được phát hiện.

Liên quan đến quảng cáo thực phẩm, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cho biết, hiện nay bên cạnh những tổ chức, cá nhân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe vẫn còn tồn tại rất nhiều những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về quảng cáo, quảng cáo không đúng bản chất của sản phẩm, quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung và quảng cáo không đúng nội dung đã được thẩm định.

Bộ Y tế mới đây đã có công văn về việc tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đề nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo.

Trong đó, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo sai sự thật.

Đề nghị, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ tham gia quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng như thuốc chữa bệnh, thổi phồng công dụng, nêu các thông tin chưa được kiểm chứng, quảng cáo các thông tin chưa được cơ quan chuyên môn thẩm định gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế cho người tiêu dùng.

Bộ Công an chỉ đạo kiểm tra xử lý nghiêm để làm gương các chủ tên miền quảng cáo trên các trang mạng xã hội vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo. Chủ trì phối hợp với các cơ quan của Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND các tỉnh, thành phố điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân quảng cáo có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *