Mỗi người nhiễm SARS-CoV-2, dù không có triệu chứng, cũng giống như “chìa một tấm vé số cho virus” và “giải độc đắc” có thể là một biến thể thậm chí còn nguy hiểm hơn biến thể Delta.
Solome Walker, 9 t.uổi, nhìn băng dán chỗ em vừa được tiêm vaccine COVID-19 mũi đầu tiên, vào ngày 13/11/2021 ở Louisville, bang Kentucky, Mỹ. Ảnh: AP
Cadell Walker vội vàng đưa cô con gái 9 t.uổi Solome của mình đi tiêm vaccine phòng COVID-19, không chỉ để bảo vệ cô bé mà còn giúp ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan và sinh ra các biến thể nguy hiểm hơn nữa.
“Chúng tôi muốn trở thành những thành viên tốt trong cộng đồng và muốn tạo lập suy nghĩ đó cho con gái mình”, bà mẹ 40 t.uổi sống ở Louisville, bang Kentucky (Mỹ) cho biết. “Cách duy nhất để thực sự đ.ánh bại COVID là tất cả chúng ta cùng nhau nỗ lực vì những điều tốt đẹp hơn”.
Các nhà khoa học khẳng định rằng, mỗi lần nhiễm virus, cho dù ở một người trưởng thành ở Yemen hay một đ.ứa t.rẻ tại Mỹ, đều mang đến cho virus một cơ hội để đột biến. Việc bảo vệ một nhóm dân số mới và lớn ở bất kỳ đâu trên thế giới sẽ hạn chế những cơ hội đó.
Nỗ lực bảo vệ này đã tăng lên với việc 28 triệu t.rẻ e.m Mỹ từ 5-11 t.uổi đã đủ điều kiện để tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech.
Tiêm phòng COVID-19 cho t.rẻ e.m cũng có nghĩa là làm giảm sự lây lan thầm lặng của virus, vì hầu hết các em không có hoặc có triệu chứng nhẹ khi nhiễm virus. Trong khi đó, theo các nhà khoa học, khi virus lây lan một cách vô hình, độc lực của nó không hề suy giảm. Và khi nhiều người bị virus tấn công, tỷ lệ xuất hiện của các biến thể mới sẽ tăng lên.
David O’Connor, một chuyên gia về virus học tại Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) đã ví việc nhiễm SARS-CoV-2 giống như “chìa những tấm vé số cho virus”. Và “giải độc đắc”có thể là một biến thể thậm chí còn nguy hiểm hơn biến thể Delta hiện đang thống trị.
Ông O’Connor nói: “Càng ít người bị nhiễm bệnh, ‘vé số’ càng ít và chúng ta càng có lợi hơn trong ngăn chặn tạo ra các biến thể”. Ông cũng nói thêm rằng các biến thể thậm chí có nhiều khả năng xuất hiện hơn ở những người bị suy giảm hệ miễn dịch và cho phép virus tồn tại trong cơ thể một thời gian dài.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho t.rẻ e.m tại Ramat Hasharon, Israel, ngày 22/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tuy vậy cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa nhất trí về mức độ ảnh hưởng của t.rẻ e.m đối với diễn biến của đại dịch. Nghiên cứu ban đầu cho thấy t.rẻ e.m không đóng góp nhiều vào việc lan truyền virus. Nhưng một số chuyên gia lại cho rằng, trong năm 2021 này, t.rẻ e.m đóng một vai trò quan trọng trong việc lan truyền các biến thể dễ lây như Alpha và Delta.
Theo Trung tâm Mô hình hoá Kịch bản COVID-19 (gồm một nhóm các tổ chức nghiên cứu y khoa và trường đại học thực hiện hợp nhất các mô hình về kịch bản đại dịch), việc đưa t.rẻ e.m đi tiêm phòng COVID-19 có thể tạo ra sự khác biệt thực sự trong tương lai.
Các ước tính mới nhất của trung tâm cho thấy rằng từ tháng 11 đến hết ngày 12/3/2022, tiêm chủng cho trẻ từ 5 – 11 t.uổi sẽ ngăn chặn được khoảng 430.000 ca mắc COVID-19 trong dân số Mỹ nói chung, nếu không có biến thể mới nào xuất hiện. Nếu một biến thể có khả năng lây truyền cao hơn 50% so với biến thể Delta xuất hiện vào cuối mùa thu này, 860.000 ca nhiễm sẽ được ngăn chặn (nhờ tiêm vaccine cho t.rẻ e.m ở Mỹ).
Cho đến nay, biến thể Delta vẫn thống trị các ca nhiễm trên toàn cầu, và ở Mỹ nó chiếm trên 99% các mẫu virus được phân tích. Các nhà khoa học vẫn không chắc chắn chính xác lý do tại sao biến thể này có sức mạnh như vậy. Tiến sĩ Stuart Campbell Ray, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Johns Hopkins, cho biết về bản chất, biến thể Delta có thể lây nhiễm nhiều hơn, hoặc nó có thể trốn tránh ít nhất một phần sự bảo vệ mà mọi người nhận được từ vaccine hoặc từ lần bị nhiễm virus trước đó.
“Có thể là sự kết hợp của những thứ đó,” ông Ray nói. “Nhưng cũng có bằng chứng rất rõ và ngày càng tăng cho thấy biến thể Delta chỉ đơn giản là phù hợp hơn, nghĩa là nó có thể phát triển lên các cấp độ cao hơn nhanh hơn so với các biến thể khác đã được nghiên cứu. Vì vậy, khi mọi người nhiễm biến thể Delta, họ sẽ nhanh có khả năng lây truyền virus hơn”.
Cadell Walker (trái) động viên con gái Solome khi y tá tiêm vaccine COVID-19 cho con. Ảnh: AP
Tiến sĩ Ray cho biết biến thể Delta là “một gia đình lớn” của các virus và thế giới hiện đang “bơi” trong một loại “súp Delta.” “Có nhiều dòng Delta đang tồn tại ở nhiều nơi mà không có dòng chiến thắng rõ ràng”, ông Ray giải thích và cho biết thêm rằng, thật khó để biết liệu các biến thể mới có thể “soán ngôi” của Delta hay khong.
Các nhà khoa học cũng lưu ý một ẩn số lớn khác: Đó là các biến thể nguy hiểm có thể vẫn phát sinh ở những nơi đa số dân chưa được tiêm chủng trên thế giới và tìm đường đến Mỹ ngay cả khi t.rẻ e.m đã gia nhập hàng ngũ những người đã tiêm chủng.
Trở lại với Cadell Walker, bà mẹ ở Louisville cho biết cô và chồng không thể làm gì trước những mối đe dọa từ xa, nhưng có thể đăng ký cho con gái họ đi tiêm chủng tại các điểm trường thuộc Quận Jefferson trong tuần trước. Solome là một em bé người Ethiopia đã được gia đình Walker nhận nuôi. Em dễ bị viêm đường hô hấp do từng bị mắc bệnh lao khi còn nhỏ.
Khi một y tá nghiêng người để tiêm vaccine cho Solome, Walker đã nắm tay con gái, khen ngợi cô bé thật dũng cảm – “Wonder Woman, Thật hoàn hảo”, Walker thốt lên.
Khoảng 200.000 t.rẻ e.m tại An Giang sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19
Tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 ở người lớn đạt trên 92%, An Giang xây dựng kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho t.rẻ e.m.
Theo thông tin từ tỉnh An Giang, ngày 4/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần An Thư đã ký Quyết định phê duyệt kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi tỉnh này.
Theo đó, tỉnh An Giang dự kiến sẽ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho t.rẻ e.m trong tháng 11/2021 với thời gian từ 3-7 ngày, nhằm đạt mục tiêu ít nhất 90% trẻ từ 12-17 t.uổi trên toàn tỉnh được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.
Đối tượng tiêm vaccine là trẻ từ 12-17 t.uổi trong tỉnh, kể cả t.rẻ e.m hiện đang tạm trú tại các hộ gia đình, tại các nhà trọ, lang thang cơ nhỡ, không còn đi học với tổng số trẻ dự kiến khoảng 200.000 trẻ. Trong đó, tỉnh An Giang sẽ ưu tiên tiêm vaccine cho lứa t.uổi 16 – 17 t.uổi và hạ dần lứa t.uổi tùy thuộc vào lượng vaccine.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho t.rẻ e.m tại TP.HCM. (Ảnh HCDC).
Theo Sở Y tế tỉnh An Giang: Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi sẽ được An Giang triển khai tại 11 huyện, thị xã, thành phố; sử dụng vaccine đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa t.uổi 12-17, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế.
Đồng thời, để thực hiện thành công chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi, An Giang sẽ huy động cả hệ thống chính trị tham gia chiến dịch tiêm chủng; huy động tối đa các lực lượng tham gia bao gồm các cơ sở trong và ngoài ngành y tế, lực lượng công an, quân đội, các tổ chức chính trị – xã hội, các ban, ngành, đoàn thể bao gồm Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ,… hỗ trợ triển khai tiêm chủng.
An Giang sẽ ưu tiên sử dụng trường học làm địa điểm tiêm chủng; đối với Trạm y tế tỉnh sẽ dùng làm địa điểm tiêm cho trẻ không thuộc danh sách các trường học đang quản lý và tiêm vét.
Ngoài ra, An Giang sẽ sử dụng các điểm tiêm chủng lưu động dành cho vùng sâu vùng xa, vùng phong tỏa vì COVID-19 và các Bệnh viện, Trung tâm Y tế huyện sẽ tiêm cho các trẻ thuộc diện cần thận trọng tiêm chủng.
Được biết, hiện An Giang đã có gần 1,3 triệu người từ 18 t.uổi trở lên đã được tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19, đạt tỷ lệ 92,88%. Đây là một trong những điều kiện để tỉnh tiếp tục triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhóm trẻ từ 12-17 t.uổi.