Do quả dưa leo quá lớn và trơn tuột nên gắp qua nội soi không được, các bác sĩ phải gây mê để xử lý cho bệnh nhân.
Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) đã tiến hành phẫu thuật thành công cho bệnh nhân nam 19 t.uổi bị mắc dị vật là quả dưa leo dài hơn 10 cm trong h.ậu m.ôn.
Bệnh nhân kể cách nhập viện 6 tiếng, do muốn thử cảm giác mới lạ nên đã đưa quả dưa leo vào vùng h.ậu m.ôn, sau đó trượt tay nên kẹt vào sâu vào bên trong.
Bệnh nhân đã cố gắng rặn đi vệ sinh và tự dùng tay để lấy ra nhưng bất thành nên đã đến khám tại BV địa phương, sau đó được chuyển đến BV Nguyễn Tri Phương.
Bệnh nhân được các bác sĩ khoa Cấp cứu, BV Nguyễn Tri Phương tiếp nhận và chỉ định nội soi trực tràng. Qua nội soi trực tràng cấp cứu, các bác sĩ xác định quả dưa leo dài hơn 10 cm nằm sâu trong lòng trực tràng, do kích thước dị vật quá lớn nên gắp qua nội soi bị thất bại, bác sĩ nội soi đề nghị hội chẩn với bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa.
Dị vật là quả dưa leo được lấy ra từ h.ậu m.ôn của nam thanh niên. Ảnh: BSCC
Các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa, BV Nguyễn Tri Phương cho biết, căn cứ vào thăm khám vùng h.ậu m.ôn và kết quả nội soi, các bác sĩ xác định dị vật là quả dưa leo thuôn dài, rất chắc, bề mặt tương đối trơn láng, chưa ghi nhận c.hảy m.áu vùng h.ậu m.ôn trực tràng và tư vấn cần phải phẫu thuật.
Sau gây mê, bệnh nhân được các bác sĩ kiểm tra và tiến hành nong vùng h.ậu m.ôn và xác định thấy đầu quả dưa leo trượt xuống gần h.ậu m.ôn nên đã dùng kẹp có móc, kẹp chặt nhẹ ngàng, xoay vòng và cẩn thận kéo ra ngoài. Theo đó, dị vật là một quả dưa leo dài hơn 10cm được lấy ra ngoài thành công, không có c.hảy m.áu từ đường tiêu hóa dưới. Hiện sức khoẻ của bệnh nhân đã ổn định, được cho xuất viện và hẹn tái khám để các bác sĩ tiếp tục theo dõi.
Các bác sĩ nhận định dị vật khủng là quả dưa leo dài hơn 10cm trong h.ậu m.ôn tương đối hiếm gặp. Với dị vật khủng như thế này, nếu không xử trí sớm, cố gắng tự lấy ra tại nhà với thao tác không cẩn trọng sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng như tắc ruột, vỡ ruột, thậm chí có thể t.ử v.ong.
Qua tình huống hy hữu này, TS-BS Lê Huy Lưu – Phụ trách Điều hành Khoa Ngoại Tiêu hóa, BV Nguyễn Tri Phương cảnh báo về một số hành vi không an toàn khi tự kích thích để tạo hưng phấn không chỉ có thể gây tổn thương cho cơ quan tiêu hoá và s.inh d.ục mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. May mắn, bệnh nhân này đã đi khám sớm và nhập viện xử trí sớm nên các biến chứng chưa xảy ra. Vì vậy, khi người bệnh có các biểu hiện bất thường về sức khỏe cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm.
Được biết, mỗi năm Khoa Ngoại tiêu hóa, BV Nguyễn Tri Phương thường tiếp nhận một vài trường hợp dị vật khủng trong h.ậu m.ôn trực tràng và rất may đều được xử trí kịp thời.
Nối bàn chân bị đứt lìa, bảo quản trong thùng đá cho nam thanh niên
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Xuyên Á TP.HCM và Tây Ninh đã phối hợp nối lại bàn chân đứt rời cho nam thanh niên 29 t.uổi ở Tây Ninh.
Ngày 29.4, BSCKI Triệu Quốc Ngọc, Trưởng khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Tây Ninh, cho biết ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt, các bác sĩ kết hợp hội chẩn liên chuyên khoa, đ.ánh giá tình trạng thương tật ngay tại giường cấp cứu.
Bệnh nhân bị tổn thương nặng, mất nhiều m.áu. Phần chi bị đứt lìa bảo quản trong thùng đá mang theo đang dần tái nhợt nên các bác sĩ thống nhất tiến hành phẫu thuật nối bàn chân cho bệnh nhân ngay trong đêm.
Sau cuộc hội chẩn, bệnh nhân được đưa ngay lên phòng mổ. Đội Vi phẫu phối hợp cùng ê kíp đã tiến hành cắt lọc, làm sạch ổ gãy và phần chi bị đứt lìa, loại bỏ dị vật và thực hiện nối lại phần bàn chân bị đứt lìa cho bệnh nhân.
Bàn chân sau khi được nối liền thành công. AnhBVCC
Sau 8 tiếng, ca phẫu thuật kết thúc thành công, các đầu ngón chân của bệnh nhân trở nên hồng hào và hồi lưu m.áu về được. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chuyển về Khoa Chấn thương Chỉnh hình để tiếp tục theo dõi và điều trị.
Bác sĩ Triệu Quốc Ngọc cho biết, các ca phẫu thuật nối chi thể thường mất rất nhiều thời gian. Để nối lại những ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân… giúp bệnh nhân có thể hồi phục lại gần giống như trước, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề chuyên môn cao, kiên trì, tỉ mỉ từng động tác mới có thể nối lại được từng chi tiết bị đứt.
“Quan trọng nhất đó là các chi thể bị đứt lìa phải được bảo quản đúng cách và nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để được xử lý và can thiệp kịp thời”, bác sĩ Ngọc chia sẻ.