Vì sao không nên uống Vitamin C vào buổi tối mà tốt nhất nên uống vào buổi sáng và buổi trưa sau ăn 30 phút?
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic – chất cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và sửa chữa tất cả các mô cơ thể. Nó liên quan đến nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm sự hình thành collagen, hấp thu sắt, hệ thống miễn dịch, chữa lành vết thương và duy trì sụn, xương, răng.
Vitamin C là một trong nhiều chất chống oxy hóa có thể bảo vệ chống lại sự phá huỷ gây ra bởi các gốc tự do, cũng như các hóa chất độc hại hoặc chất ô nhiễm như khói t.huốc l.á. Các gốc tự do có thể tích tụ và góp phần vào sự phát triển của các tình trạng sức khỏe như: ung thư, bệnh tim và viêm khớp.
Tuy nhiên, Vitamin C là chất mà con người không thể tự tổng hợp được. Do đó, để đảm bảo nhu cầu Vitamin C theo khuyến nghị thì nên bổ sung vitamin từ thực phẩm hoặc từ chất bổ sung để duy trì sức khỏe.
Thời gian tốt nhất để uống Vitamin C là vào buổi sáng và buổi trưa sau ăn 30 phút. (Ảnh minh họa)
Vậy Vitamin C nên uống khi nào?
Thời gian tốt nhất để uống Vitamin C là vào buổi sáng và buổi trưa sau ăn 30 phút. Khi cần bổ sung Vitamin C viên sủi từ 500 – 1000 mg thì nên uống ngay sau bữa ăn sáng hoặc trưa. Khuyến nghị không uống tối có lẽ do vai trò của Vitamin C tham gia vào quá trình tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh Catecholamin, hoạt hóa hormon vỏ thượng thận nên dễ gây kích thích nhẹ và khó ngủ.
Ngoài ra, Vitamin C là loại hòa tan trong nước giúp cơ thể dễ dàng hấp thu. Cơ thể chỉ lấy lượng vitamin cần thiết và phần dư được thải ra ngoài qua nước tiểu. Vì thế, vitamin này không lưu trữ trong cơ thể.
Nếu chọn bổ sung Vitamin C, tốt nhất nên chọn loại chứa hàm lượng không vượt quá nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. Khuyến nghị chế độ ăn bổ sung Vitamin C theo nhóm t.uổi và giới tính:
Trẻ từ 1 đến 3 t.uổi: 15mgTrẻ từ 4 đến 8 t.uổi: 25mgThiếu nhi (9 đến 13 t.uổi): 45mg
Thiếu niên (14 đến 18 t.uổi): 65-75mg
Phụ nữ trưởng thành (trên 19 t.uổi): 75mg
Nam trưởng thành (trên 19 t.uổi): 90mg
Phụ nữ mang thai: 85mg
Bà mẹ nuôi con bú: 120mg
Nếu quên không uống Vitamin C thì vẫn có thể bổ sung dưỡng chất này bằng chế độ ăn với nhiều trái cây, rau củ, không nên tự ý dùng liều cao hoặc uống liều gấp đôi để bù lại sau đó.
Lưu ý thêm, hầu hết các loại C sủi ( Vitamin C dạng viên nén sủi bọt) hiện nay trên thị trường có hàm lượng 1000mg. Do đó, một viên C sủi bọt thông thường hiện nay chứa khoảng 1g vitamin C, cao hơn gấp 16 lần nhu cầu vitamin C khuyến cáo hàng ngày.
6 nguyên nhân khiến bạn thường xuyên buồn ngủ ban ngày
6 nguyên nhân khiến bạn quá buồn ngủ vào ban ngày và cách điều trị tình trạng này.
Thỉnh thoảng bạn cảm thấy hơi buồn ngủ vào ban ngày là điều bình thường, nhưng nếu quá buồn ngủ một cách đột ngột hoặc thường xuyên khiến bạn ngủ nhiều hơn 7-8 giờ, thì có thể là tình trạng đáng lo ngại. Những vấn đề dưới đây có thể là lý do khiến bạn gặp phải tình trạng buồn ngủ này.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ xảy ra khi bạn ngủ không đủ giấc so mức cần thiết. Khi tình trạng này kéo dài theo thời gian sẽ khiến bạn càng cảm thấy buồn ngủ hơn và mất nhiều thời gian để trở lại trạng thái ổn định.
Mặc dù tình trạng thiếu ngủ đôi khi đơn giản là do sự bận rộn của công việc, nhưng nó cũng có thể là kết quả của một số vấn đề sức khỏe như: Bệnh Alzheimer, ung thư, trầm cảm, các chấn thương ở đầu, thiểu năng trí tuệ, mang thai, tâm thần phân liệt, đột quỵ.
Ngoài buồn ngủ quá mức, bạn có thể nhận thấy suy giảm nhận thức như: vấn đề về trí nhớ, suy nghĩ chậm hơn, khoảng thời gian chú ý ngắn hơn và cáu gắt.
Biện pháp: Để phục hồi, bạn cần ngủ đủ giấc. Cần đảm bảo ngủ ít nhất 7-8 giờ mỗi đêm, và lý tưởng nhất là đi ngủ và thức dậy vào khoảng thời gian giống nhau mỗi đêm và sáng.
Chuyên gia y học giấc ngủ Alex Dimitriu cho biết, bạn cũng nên tránh kiểu ngủ “thức khuya vào đêm này và ngủ bù vào đêm hôm sau”. Thay vào đó, hãy đặt mục tiêu ngủ đủ giấc mỗi đêm.
(Ảnh: Getty)
Uống caffein hoặc rượu
Caffeine có thể khiến bạn mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ kém hơn và thời gian ngủ tổng thể ngắn hơn. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy, uống caffeine 6 giờ trước khi ngủ làm giảm tổng thời gian ngủ hơn 1 giờ.
Trong khi đó, rượu có thể dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém vì nó làm giảm thời lượng giấc ngủ REM mà bạn nhận được và cũng gây ra chứng mất ngủ.
Biện pháp: Giảm lượng rượu và caffeine, đặc biệt là gần giờ đi ngủ, sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tổng thể, giúp bạn ít buồn ngủ hơn vào ban ngày. Tốt nhất, bạn nên ngừng uống caffeine 6 giờ trước khi ngủ và ngừng rượu 4 giờ trước khi ngủ.
Một số loại thuốc
Nhiều loại thuốc có thể gây buồn ngủ quá mức. Bạn có thể nhận thấy những tác dụng phụ này khi mới bắt đầu dùng thuốc.
Một loại thuốc gây buồn ngủ là: Thuốc dị ứng, thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc chống co giật, thuốc cao huyết áp, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau.
Biện pháp: Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn cho rằng thuốc kê đơn khiến bạn buồn ngủ hơn. Bạn có thể điều chỉnh thời gian dùng thuốc vào một thời điểm khác trong ngày phù hợp hơn với bạn, nhưng không ngừng dùng thuốc trước khi hỏi chuyên gia y tế.
Ngưng thở khi ngủ
Tiến sĩ Meir Kryger, chuyên gia y học về giấc ngủ tại Yale Medicine, cho biết chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn tạm thời ngừng thở suốt đêm, dẫn đến rối loạn giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ kém.
Các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm: ngáy to, khó ngủ, thức dậy với miệng khô, nhức đầu vào buổi sáng, cáu gắt, khó tập trung.
Bạn có thể có nhiều nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ nếu bạn trên 50 t.uổi hoặc thừa cân.
Biện pháp: Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Đối với các trường hợp nhẹ, bạn có thể thay đổi lối sống, chẳng hạn như giảm cân nếu bạn thừa cân. Tuy nhiên, trong những trường hợp trung bình hoặc nặng, phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) hoặc các thiết bị răng miệng, như thiết bị ổn định lưỡi.
Chứng ngủ rũ
Nếu bạn cảm thấy cực kỳ mệt mỏi trong ngày, thậm chí đến mức đột ngột buồn ngủ ở bất cứ đâu, bạn có thể đang trải qua chứng ngủ rũ.
Chứng ngủ rũ là tình trạng não gặp khó khăn trong việc kiểm soát chu kỳ thức – ngủ. Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng như:
– Ảo giác, đặc biệt là khi ngủ hoặc thức dậy.
– Cataplexy – tình trạng cơ đột ngột mềm nhũn hoặc yếu đi, có thể dẫn đến suy nhược hoặc thậm chí gục ngã.
– Tê liệt khi ngủ
Biện pháp: Chứng ngủ rũ thường kéo dài suốt đời nhưng thuốc có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng và giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Hãy đi thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.
Hội chứng chân không yên
Triệu chứng chính của hội chứng chân không yên là cực kỳ khó chịu ở chân, dẫn đến việc không thể cưỡng lại được việc di chuyển. Hiện tượng này thường trầm trọng hơn khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc vào ban đêm, có thể gây khó ngủ hoặc khó ngủ trở lại sau khi dậy lúc nửa đêm. Ngoài ra, bạn có thể bị co giật chân thường xuyên khi ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vì giấc ngủ của bạn bị gián đoạn như vậy, nên bạn sẽ dễ mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Biện pháp: Trong nhiều trường hợp, không rõ nguyên nhân nào gây ra hội chứng chân không yên, nhưng đôi khi nó có thể là do thiếu sắt. Đối với nguyên nhân này, bổ sung sắt có thể giúp điều trị hội chứng này. Trong các trường hợp khác, bạn cần điều trị theo đơn thuốc kê đơn của bác sĩ.