Thời điểm chuyển mùa với khí hậu nóng ẩm là yếu tố khiến bệnh tay chân miệng ở t.rẻ e.m có nguy cơ tăng cao ở TP.HCM.
Số ca mắc đang ngày càng tăng và có thể bùng phát dịch nếu không kịp thời phòng chống.
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM), chỉ trong 2 tuần đầu tháng 5, số ca khám bệnh tay chân miệng ngoại trú tại bệnh viện đã tăng lên tới 497 ca và nội trú 40 ca. Cùng thời điểm tháng 4, bệnh viện chỉ tiếp nhận 61 ca ngoại trú và 9 ca điều trị nội trú bệnh tay chân miệng.
BSCK2 Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cũng cho biết: “Mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 50 – 70 trẻ mắc tay chân miệng đến khám, chủ yếu bệnh nhẹ (cấp độ 1). Trong số này có 10% ca mắc tay chân miệng cấp độ 2A phải nhập viện, có trẻ trở nặng phải thở máy”.
Theo ông Nguyễn Hồng Tâm – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM: “Tính đến ngày 12/5, TP.HCM có 1.283 ca mắc tay chân miệng. Tính theo số ca thì trong tuần tăng gấp 4 lần so với trung bình các tuần trước đó, nhưng nếu so sánh theo cùng kỳ năm ngoái thì vẫn đang thấp, giảm 85%”.
Bệnh tay chân miệng đang tăng lên đột biến tại TP.HCM, có nguy cơ bùng phát thành dịch.
Các bác sĩ lo ngại, mùa tay chân miệng năm nay sẽ không theo mô hình dịch tễ như những năm trước do tác động của dịch COVID-19. Giới chuyên môn chưa đ.ánh giá được virus gây bệnh có biến đổi hay không, nguy cơ trẻ vừa nhiễm COVID-19 vừa bị tay chân miệng cũng khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
ThS.BS Nguyễn Đình Qui, Phụ trách Điều hành khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) nhận định: “Số ca mắc tay chân miệng sẽ tiếp tục tăng cao trong 1-2 tuần tiếp theo. Hiện tại tỷ lệ nhập viện hầu hết ở mức độ nhẹ, còn mức độ 2B (mức độ nặng) chỉ chiếm 5-6%”.
Bệnh tay chân miệng là bệnh do virus đường ruột gây ra và truyền nhiễm lây từ người sang người thông qua nước bọt, giọt b.ắn khi nói chuyện và ăn uống. Ngoài ra bệnh còn lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp vào nốt bỏng nước trên người bệnh nhân. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh và dễ thành dịch, thời điểm dịch bùng phát thường vào khoảng từ tháng 3-5 và tháng 8-9 hằng năm.
Trẻ tiếp xúc với mầm bệnh phải theo dõi trong vòng 7 ngày kể từ ngày tiếp xúc, thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày. Trong trường hợp trẻ không gặp các biến chứng thì trẻ có thể hồi phục trong vòng từ 3 – 5 ngày sau giai đoạn toàn phát. Tuy nhiên có một vài đối tượng bệnh sẽ chuyển nặng và gặp phải một số biến chứng như viêm não – màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Trong đó, viêm não và viêm cơ tim là 2 biến chứng thường gặp nhất và có thể khiến trẻ gặp phải các di chứng lâu dài về sau, thậm chí là t.ử v.ong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
ThS.BS Nguyễn Đình Qui cũng khuyên rằng, “phụ huynh nên đưa trẻ đi khám khi phát hiện các biểu hiện của bệnh. Nếu nhẹ sẽ được các bác sĩ điều trị ngoại trú, tránh để diễn tiến nặng. Vì nhập viện trễ sẽ có những biến chứng khó lường như viêm não – màng não, viêm cơ tim tối cấp dễ có nguy cơ t.ử v.ong trong khoảng 24 giờ nếu không kịp thời can thiệp”.
Hiện nay bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng ngừa, vậy nên biện pháp phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ phụ huynh cần:
– Rửa tay với xà phòng thường xuyên cho cả t.rẻ e.m và người lớn, đặc biệt trước khi người lớn tiếp xúc, chăm sóc trẻ.
– Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi khi chưa được khử trùng.
– Đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
– Thường xuyên lau sạch, khử trùng các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, tay nắm cửa, mặt bàn/ghế, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
– Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh như: Sốt nhẹ hoặc vừa; mệt mỏi; Đau họng; chảy nước bọt nhiều; tổn thương và đau rát ở răng hoặc chân răng; Phát ban dạng phỏng nước 2-10mm màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, sờ cộm, không đau, không ngứa; vết loét ở niêm mạc má, lợi và lưỡi…thì cần cho trẻ đi khám để có hướng điều trị kịp thời, phù hợp.
– Theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng cần đưa trẻ đến nhập viện ngay: Sốt cao trên 39 độ C; quấy khóc; giật mình nhiều lần; ói; tay chân run rẩy; co giật; tim đ.ập nhanh…
– Trẻ bị tay chân miệng nên nghỉ học ít nhất 10 ngày để ngăn ngừa lây bệnh cho trẻ khác.
2 món ăn giúp cơ thể ‘tự chữa bệnh’ hiệu quả, ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm từ gốc
Cảm cúm tuy là bệnh nhẹ nhưng nếu không chú ý chữa trị cũng có thể gây ra các bệnh khác, do đó, mọi người nên chú ý chăm sóc sức khỏe để phòng bệnh hiệu quả.
Ăn cháo nóng khi bị cảm cúm có thể thúc đẩy việc “tự chữa bệnh”
Theo các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng chia sẻ trên kênh People, khi bị cảm cúm, chúng ta nên ăn cháo loãng nóng, có thể giúp ra mồ hôi, xua tan cảm gió, cảm lạnh, thúc đẩy quá trình “tự chữa bệnh” của cơ thể. Sau khi bị cảm cúm, chúng ta thường ăn ít, kén ăn, chức năng hệ tiêu hóa suy giảm, nên ăn cháo loãng cũng có thể giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ dinh dưỡng.
Ngoài ra, khi bị cảm cúm, chúng ta nên uống nhiều nước hơn và đi tiểu nhiều hơn, để các chất thải được bài tiết ra ngoài kịp thời nhờ quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp ích cho việc chữa cảm.
Cháo ấm nóng với hành, tía tô rất tốt cho việc phòng ngừa và giảm nhẹ cảm cúm.
Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C và nấm để phòng tránh cảm cúm từ gốc
Thức ăn không phải là thuốc, không có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, các loại thực phẩm cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tật. Để phòng tránh bệnh cảm cúm hiệu quả, chúng ta nên chú ý bổ sung đầy đủ hai loại thực phẩm sau trên cơ sở một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng và điều độ.
Nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C
Các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng, nếu người trưởng thành tiêu thụ 300mg vitamin C mỗi ngày, có thể giúp giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh như cảm lạnh.
Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng bổ sung vitamin C tự nhiên từ rau củ quả. Đây là cách bổ sung vitamin C hợp lý và an toàn nhất. Các loại trái cây giàu vitamin C bao gồm ổi, táo tàu tươi, kiwi, táo gai (hay quả sơn tra), bưởi, dâu tây, cam, quýt, v.v…
Ví dụ hàm lượng vitamin C trong táo tàu tươi là 243mg/100g, ớt ngọt 130mg/100g; củ cải trắng 77 mg/100 g; kiwi 62mg/100g; súp lơ trắng 61mg/100 g; dâu tây 47mg/100 g; cải thảo 47mg /100g;…
Nên ăn thực phẩm giàu Vitamin C sẽ giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật rất tốt (Ảnh minh họa)
Nên ăn các loại nấm khác nhau
Nên ăn khoảng 50gram nấm (trọng lượng tươi) mỗi ngày. Nấm rất giàu chất selen, riboflavin, niacin và các chất chống oxy hóa, giúp điều hòa miễn dịch của cơ thể. Các loại nấm phổ biến gồm có nấm hương, nấm rơm, nấm sò, nấm kim châm, nấm hầu thủ,… Mỗi loại đều có những đặc điểm dinh dưỡng riêng biệt.
Trước nhiều loại nấm để lựa chọn, nhiều người sẽ thắc mắc: Nên ăn loại nấm nào là tốt nhất?
Trên thực tế, các loại nấm trên đều thuộc cùng một chi nên bạn có thể ăn loại nào cũng được. Tuy vậy, bạn nên ăn nấm xen kẽ để đem lại hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất và ngon miệng hơn.
Chẳng hạn hôm nay nếu bạn ăn nấm rơm, thì ngày mai nên ăn nấm hương, ngày kia ăn nấm sò. Cách ăn này không chỉ khiến khẩu vị thêm đậm đà mà còn giúp bạn không bị thiếu dinh dưỡng. Về lượng cụ thể, bạn có thể tham khảo gợi ý phía trên, tức là ăn trung bình khoảng 50gram mỗi ngày và ăn không dưới 300gram mỗi tuần.
Nấm là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nên nấu chín kỹ và ăn xen kẽ cùng thực phẩm khác để tối ưu dinh dưỡng (Ảnh minh họa)
Cuối cùng, cách chế biến nấm đem lại hiệu quả dinh dưỡng tốt nhất là hấp, luộc và hầm, không nên chiên nấm ở nhiệt độ cao, càng ít dầu mỡ và muối càng tốt. Đây là nguyên tắc cơ bản bạn nên nhớ kỹ.