Ác mộng thường xuất hiện vào khoảng thời gian nửa đêm. Người gặp ác mộng khi tỉnh dậy có thể nhớ rất chi tiết về giấc mơ của mình.
Ác mộng cũng có một số tác động nhất định đến cơ thể.
Một khảo sát của công ty giường ngủ Amerisleep (Mỹ) thực hiện trên 2.000 người cho thấy té ngã, bị rượt đuổi và c.hết là 3 loại ác mộng phổ biến nhất, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Ác mộng có thể khiến tim đ.ập nhanh và tăng huyết áp tạm thời. ẢNH SHUTTERSTOCK
Giấc mơ thường xảy ra trong giai đoạn giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM). REM chiếm khoảng 20% thời lượng giấc ngủ cả đêm. Trong giai đoạn này, con người có thể thấy cả giấc mơ tốt và giấc mơ xấu.
Vì xuất hiện trong giai đoạn REM nên các cơn ác mộng thường xảy ra vào khoảng nửa đêm. Người thấy ác mộng có thể nhớ rất chi tiếc giấc mơ của mình khi thức dậy. Trẻ nhỏ từ 3 đến 6 t.uổi là những đối tượng thường gặp ác mộng nhất.
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải chính xác nguyên nhân vì sao ác mộng lại xuất hiện. Tuy nhiên, ác mộng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và gây ra những tác động thể lý đến cơ thể.
Những cơn ác mộng có thể khiến tim đ.ập nhanh và tăng huyết áp tạm thời. Chúng cũng có thể khiến ta đổ nhiều mồ hôi và thở nhanh hơn, Psychology Today dẫn lời chuyên gia giấc ngủ người Mỹ Michael Breus.
Tất cả những phản ứng trêm đều bắt nguồn từ hạch hạnh nhân trong não. Hạch hạnh nhân là nơi chịu trách nhiệm cho cảm giác sợ hãi của con người. Nó sẽ kích hoạt phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy trước các mối đe dọa. Khi gặp ác mộng, hạch hạnh nhân cũng sẽ bị tác động dù mối đe dọa chỉ tồn tại trong nhận thức chứ không có thật.
Môt điều thú vị khác là các cơn ác mộng cũng ảnh hưởng đến cơ bắp. Trong giai đoạn giấc ngủ REM, các cơ bắp sẽ bất động. Nhưng khi gặp ác mộng, một số người sẽ phản ứng bằng cách khua tay, chân, la hét và thể hiện cảm xúc trên mặt y hệt như khi còn thức.
Chưa dừng lại ở đó, ác mộng vẫn có thể ảnh hưởng đến tâm trạng ngay cả khi chúng ta đã thức dậy và bình tĩnh trở lại. Các nghiên cứu cho thấy người gặp ác mộng có thể tua đi tua lại nhiều lần các tình tiết trong cơn ác mộng trong khoảng thời gian 2 ngày sau đó.
Thông thường, ác mộng sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi vì ác mộng thì hãy đến gặp bác sĩ tâm thần hay chuyên gia trị liệu tâm lý. Dùng thuốc cũng như các phương pháp trị liệu có thể giúp cải thiện hiệu quả tình trạng đang gặp, theo Healthline.
Cách ngăn ngừa cơn đau tim vào mùa hè
Nhiệt độ quá cao có thể gây căng thẳng cho tim và làm tăng nguy cơ đau tim, dưới đây là những lời khuyên chăm sóc sức khỏe tim mạch trong mùa hè.
Theo một nghiên cứu, nhiệt độ quá cao có thể làm giảm huyết áp, khiến tim đ.ập nhanh hơn và có nguy cơ bị đau tim. Nguy cơ này càng cao nếu bạn đã có t.iền sử bệnh tim, tiểu đường hoặc cholesterol cao.
Ngoài ra, trong điều kiện nắng nóng khắc nghiệt, tim càng phải bơm nhiều m.áu hơn để bình thường hóa nhiệt độ cơ thể. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và làm tăng nguy cơ đau tim vào mùa hè.
Tiến sĩ Gajinder Kumar Goyal, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Siêu chuyên khoa QRG, Faridabad, cho biết, vào mùa nóng, cơ thể cố gắng tự làm mát bằng cách chuyển m.áu từ các cơ quan chính xuống dưới da. Sự thay đổi này đòi hỏi tim bơm m.áu nhiều hơn, khiến nó bị căng thẳng quá mức. Mất nước cũng khiến tim căng thẳng và có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, một số loại thuốc tim có thể khiến người bệnh bị ốm trong mùa hè, nên cần đề phòng khi ra ngoài nắng nóng.
Bác sĩ lưu ý nhiệt độ quá cao có thể gây hại cho sức khỏe đối với bất kỳ ai, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, người bị huyết áp cao, bị béo phì hoặc có t.iền sử bệnh tim và đột quỵ.
(Ảnh: HindustanTimes)
Mẹo giữ cho trái tim khỏe mạnh
Giữ cho cơ thể đủ nước; uống nước trước khi bạn cảm thấy khát và tránh đồ uống có chứa caffein hoặc cồn. Ở trong nhà vào đầu giờ chiều (khoảng giữa trưa đến 3 giờ chiều) vì đây thường là thời điểm nóng nhất, khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt cao hơn.Bạn nên mặc quần áo nhẹ, sáng màu bằng các loại vải thoáng khí như cotton, hoặc vải mới hơn chống thấm mồ hôi.Đừng quên nghỉ giải lao thường xuyên. Bạn có thể tìm một nơi nào đó có bóng râm hoặc nơi mát mẻ, dừng lại vài phút nghỉ ngơi và uống nước.Tiếp tục dùng tất cả các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Các dấu hiệu của tình trạng kiệt sức vì nhiệt/lả nhiệt
Nhức đầuĐổ quá nhiều mồ hôiDa lạnh, ẩm, ớn lạnhCảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉuChuột rút cơ bắpThở nhanh, thở không sâuBuồn nôn, nôn mửa hoặc cả hai
Bác sĩ tim mạch cho biết: “Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này, ngay lập tức đến một nơi mát mẻ hơn, ngừng tập thể dục và hạ nhiệt bằng cách chườm lạnh và bổ sung nước. Bạn có thể yêu cầu sự trợ giúp y tế”.
Các dấu hiệu cần được chăm sóc y tế khẩn cấp
Da khô, ấm mà không đổ mồ hôiLú lẫn hoặc bất tỉnhSốt caoĐau đầu quá mức.