11- Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 và tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 t.uổi; Đề xuất nhu cầu vaccine tiêm mũi 4 gửi Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur theo phân vùng quản lý trước 25/5/2022.
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Cục Y tế, Bộ Công an; Cục Quân y, Tổng Cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng và y tế ngành về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 – mũi 4.
Theo Bộ Y tế, đến ngày 04/5/2022, cả nước đã triển khai tiêm chủng được khoảng 215 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tỷ lệ bao phủ liều cơ bản cho người từ 18 t.uổi trở lên đạt xấp xỉ 100%; Tỷ lệ bao phủ mũi I, mũi 2 cho t.rẻ e.m từ 12 đến 17 t.uổi lần lượt là 100% và 96,4%; Tỷ lệ tiêm mũi 3 (liều nhắc lại) cho người từ 18 t.uổi trở lên dạt 57,5%; Tỷ lệ bao phủ mũi I cho t.rẻ e.m từ 05 t.uổi đến dưới 12 t.uổi là 13,7%.
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 và tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 t.uổi; Đề xuất nhu cầu vaccine tiêm mũi 4 gửi Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur theo phân vùng quản lý trước 25/5/2022. Ảnh: Trần Minh
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 và tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 t.uổi
Để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng, theo kinh nghiệm sử dụng vaccine của một số quốc gia và khuyến cáo của Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế, để triển khai tiêm chủng đúng đối tượng, an toàn, hiệu quả theo tình hình dịch và tiến độ cung ứng vaccine, Bộ Y tế đề nghị:
Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị tiếp tục khẩn trương triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 t.uổi trở lên, đảm bảo hoàn thành trong quý II/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ tại Thông báo số 114/TB-VPCP ngày 15/4/2022.
Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 t.uổi, đảm bảo an toàn, hiệu quả và hoàn thành việc tiêm cho trẻ đủ điều kiện tiêm chủng trong quý II/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4
Về tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4) vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế cho biết, đối tượng tiêm là người từ 50 t.uổi trở lên; Người từ 18 t.uổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; Người từ 18 t.uổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19: cán bộ y tế, cán bộ tuyến dầu, công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp.
Vaccine sử dụng để tiêm là vaccine mRNA (vaccine do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); Vaccine do Astrazeneca sản xuất; Vaccine cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1);
Khoảng cách: Ít nhất là 4 tháng sau mũi 3 (mũi nhắc lần 1);
Người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3: trì hoãn 3 tháng sau khi mắc COVID-19.
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các địa phương tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bản, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm mũi 4 căn cứ vào tiến độ cung ứng vaccine.
Sở Y tế các điạ phương đề xuất nhu cầu vaccine tiêm mũi 4 gửi Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur theo phân vùng quản lý trước 25/5/2022.
Bộ Y tế yêu cầu các Viện Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur tổng hợp gửi về Viện Vệ sinh dịch Trung ương trước 30/5/2022 để tổng hợp và đề xuất số lượng vaccine.
Đồng thời, Bộ Y tế giao các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur: hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng.
Tại hội nghị trực tuyến quán triệt việc làm sạch dữ liệu tiêm chủng COVID-19 và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 do liên Bộ Y tế – Bộ Công an tổ chức kết nối đến hơn 11.000 điểm cầu trên toàn quốc đã diễn ra sáng 26/4, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế đã nhắc lại ít nhất 2 lần “các địa phương phải đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19″.
Người đứng đầu ngành y tế nói: Chúng tôi đã liên tục trao đổi với các địa phương và được biết không thiếu vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho các đối tượng theo hướng dẫn. “Vậy khó khăn, vướng mắc ở đâu?”- Bộ trưởng Bộ Y tế đặt câu hỏi.
“Bao trùm lên tất cả hoạt động của ngành y tế là tiêm chủng. Do đó, các địa phương phải đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3; tiêm cho trẻ từ 5- dưới 12 t.uổi. Chuẩn bị tiêm mũi 4 cho một số đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế”- Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
10% trẻ mắc viêm gan bí ẩn phải ghép gan, Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt
Trong công văn gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur ngày 6/5, Cục Y tế dự phòng yêu cầu tăng cường giám sát bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân.
Theo Cục Y tế dự phòng, cập nhật từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, tính đến 3/5, thế giới ghi nhận 228 trường hợp trẻ bị viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân tại 20 quốc gia thuộc khu vực châu Âu, Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương, trong đó 4 trường hợp t.ử v.ong.
Bệnh xảy ra ở trẻ từ 1 tháng đến 16 t.uổi. Hầu hết bệnh nhi hồi phục hoàn toàn, nhưng một số chuyển nặng, gần 10% các trường hợp phải ghép gan. Các trường hợp được xác định viêm gan cấp tính trên có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và men gan tăng cao rõ rệt.
Đa số các trường hợp được báo cáo đều không bị sốt và không phát hiện nhiễm các loại virus phổ biến gây viêm gan virus cấp tính (viêm gan A, B, C, D và E). Nguyên nhân chính xác gây viêm gan ở những bệnh nhi này chưa được tìm ra và công tác điều tra vẫn đang được triển khai. Tuy nhiên, ban đầu cho thấy các trường hợp mắc xảy ra tại những nơi lưu hành cao virus Adeno.
Cục Y tế dự phòng đề nghị các đơn vị theo dõi chặt chẽ bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân trên thế giới.(Ảnh minh họa: Medpagetoday)
Để chủ động giám sát các ca bệnh viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân tại Việt Nam và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống, hạn chế tối đa số mắc và t.ử v.ong, Cục Y tế dự phòng đề nghị các Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur TP.HCM, Viện Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên theo dõi chặt chẽ, tổng hợp tình hình, phân tích dịch tễ bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân trên thế giới.
Các đơn vị phối hợp với địa phương lấy mẫu, xét nghiệm các trường hợp nghi ngờ viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân và báo cáo ngay những trường hợp bất thường, đồng thời đ.ánh giá nguy cơ, đề xuất các biện pháp phòng chống tại Việt Nam.
Các Viện tăng cường kiểm tra giám sát, hỗ trợ các địa phương, đơn vị triển khai phòng chống và xét nghiệm viêm gan virus trong đó tập trung vào hoạt động tiêm chủng vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 t.uổi và các đối tượng có nguy cơ cao, đảm bảo an toàn và đạt tỷ lệ bao phủ theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra.