Việc đi lại sẽ trở nên khó khăn và căng thẳng hơn khi bạn phải lo lắng về cảm giác buồn nôn và chóng mặt kèm theo khi di chuyển.
Việc dùng một số thuốc chống say tàu xe có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này.
Say tàu xe là một chứng bệnh xảy ra khi đi ô tô, máy bay, tàu hỏa, thuyền… Các triệu chứng say tàu xe phổ biến bao gồm buồn nôn, chóng mặt, đổ mồ hôi lạnh và nôn mửa. Sự xáo trộn của tai trong và xung đột giữa chuyển động cảm nhận và thực tế gây ra cảm giác khó chịu này.
Say tàu xe là tương đối phổ biến. Bất cứ ai cũng có thể bị say tàu xe, nhưng phụ nữ, t.rẻ e.m và những người bị đau nửa đầu… là những người dễ bị chứng này nhất.
Các loại thuốc không kê đơn như thuốc kháng histamine hoặc thuốc kê đơn ở dạng viên uống hoặc miếng dán có thể hữu ích hơn cho việc điều trị. Không có cách chữa khỏi chứng say tàu xe, nhưng những lựa chọn điều trị này có thể giúp giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng của bạn.
Các triệu chứng say tàu xe phổ biến bao gồm buồn nôn, chóng mặt…
1. Thuốc chống say tàu xe
Uống thuốc chống buồn nôn (chống nôn) trước khi đi du lịch có thể giúp giảm nguy cơ bị ốm. Thuốc kháng histamine và thuốc kháng cholinergic là những loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị triệu chứng.
1.1 Thuốc kháng histamine
Thuốc kháng histamine đã được sử dụng trong việc kiểm soát chứng say tàu xe trong nhiều thập kỷ, dùng một mình hoặc kết hợp với các biện pháp can thiệp khác. Thuốc kháng histamine H1 có sẵn dưới dạng các chế phẩm không kê đơn cũng như theo đơn. Để kiểm soát chứng say tàu xe, các đường dùng và liều lượng sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc cụ thể được sử dụng.
Các thuốc thường dùng như: Dimenhydrinate, diphenhydramine, promethazine, meclizine… đều có dưới dạng viên uống, dễ sử dụng, được uống trước khi lên xe từ 30 -60 phút.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc kháng histamine bao gồm buồn ngủ, khô miệng và mờ mắt… và thường hết khi ngừng thuốc.
1.2 Thuốc kháng cholinergic
Thuốc kháng cholinergic hoạt động bằng cách ngăn chặn acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh gây ra các chức năng không tự chủ của cơ thể, bao gồm tiêu hóa và tiết nước bọt. Thuốc kháng cholinergic phổ biến nhất được sử dụng để điều trị say tàu xe là miếng dán scopolamine.
Scopolamine là một miếng dán dùng dán sau tai ít nhất bốn giờ trước khi đi du lịch và có thể để lại trong tối đa ba ngày (72 giờ). Hệ thống thẩm thấu qua da làm giảm buồn nôn, nôn mửa và các triệu chứng khác.
Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc bao gồm khô miệng, buồn ngủ và nhìn mờ (mờ mắt), kích ứng da do miếng dán… Nếu bạn gặp tác dụng phụ nghiêm trọng với miếng dán chống say tàu xe, nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Miếng dán chống say tàu xe có thể gây kích ứng da.
2. Các biện pháp khắc phục chứng say tàu xe không dùng thuốc
Một số cách tự nhiên có thể giúp giảm cảm giác nôn nao, chóng mặt khi đi tàu, xe… Những phương pháp điều trị thay thế này bao gồm các biện pháp khắc phục tại nhà, phương pháp tiếp cận tự nhiên và điều chỉnh lối sống mà bạn có thể thử trước khi đi du lịch.
Một số biện pháp khắc phục chứng say tàu xe tốt nhất bao gồm:
Giảm chuyển động – ngồi ở phía trước ô tô hoặc ở giữa thuyền Nhìn thẳng về phía trước tại một điểm cố định, chẳng hạn như đường chân trời Hít thở không khí trong lành nếu có thể, ví dụ bằng cách mở cửa sổ ô tô Nhắm mắt và thở chậm trong khi tập trung vào hơi thở của bạn Đ.ánh lạc hướng trẻ bằng cách nói chuyện, nghe nhạc hoặc hát các bài hát Thử dùng với các sản phẩm từ gừng: Kẹo gừng, trà gừng, nước gừng… Uống trà hoa cúc Nghỉ ngơi đầy đủ trước khi đi du lịch
Một số điều không nên làm:
Không đọc sách, xem phim hoặc sử dụng các thiết bị điện tử khi đang chuyển động Không nhìn vào các vật thể chuyển động, chẳng hạn như ô tô đang đi qua… Không ăn các bữa ăn nặng, thức ăn cay, giàu chất béo hoặc uống rượu ngay trước, trong khi đi du lịch… vì có thể làm trầm trọng thêm cảm giác buồn nôn do say tàu xe.
Cách điều trị say tàu xe tốt nhất tùy thuộc vào từng người, vì những gì hiệu quả nhất đối với một số người có thể không hữu ích đối với những người khác.
3. Một số lưu ý khi dùng thuốc chống say tàu xe
– Không nên uống rượu khi đang dùng các thuốc chống say tàu xe, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ bất lợi.
– Một số loại thuốc chống say tàu xe có thể tương tác bất lợi với các thuốc khác như: Thuốc hạ sốt, giảm đau như: Tylenol (acetaminophen) hoặc advil (Ibuprofen).
Tham khảo ý kiến của bác sĩ để kiểm tra bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào về tương tác thuốc dựa trên loại thuốc cụ thể mà bạn đang sử dụng.
Trẻ sốt do mắc Covid-19, khi nào cần liên hệ nhân viên y tế?
Một số phụ huynh bày tỏ lo lắng khi tình trạng sốt của trẻ F0 không thuyên giảm dù đã cho uống thuốc hạ sốt và đặt câu hỏi, sốt ở mức độ nào cần liên hệ cơ quan y tế.
Các triệu chứng phổ biến ở người mắc Covid-19 bao gồm: sốt hoặc ớn lạnh; ho, đau họng; mệt mỏi, đau mỏi toàn thân; đau đầu; nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi; mất vị giác hoặc khứu giác; buồn nôn, nôn, tiêu chảy; các triệu chứng khác như thở nhanh, khó thở, suy hô hấp,…
Theo thống kê của các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, sốt là triệu chứng thường gặp ở 70-80% trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Bệnh nhân có biểu hiện sốt nóng là chủ yếu, có thể kèm gai rét hoặc ớn lạnh, nhiệt độ thường dao động từ 37,5 đến 39 độ C. Chỉ một số trường hợp có biểu hiện sốt cao trên 39,5 độ C. Thời gian sốt thường kéo dài từ 2-7 ngày. Kèm theo sốt là tình trạng mệt, đau mỏi cơ, khớp.
Ở t.rẻ e.m mắc Covid-19, triệu chứng sốt cũng tương tự như người lớn. Trên các diễn đàn, một số phụ huynh chăm sóc trẻ F0 tại nhà bày tỏ lo lắng về vấn đề tình trạng sốt của bé không thuyên giảm dù đã cho con uống thuốc hạ sốt và đặt câu hỏi, sốt ở mức độ nào cần liên hệ cơ quan y tế/tới bệnh viện?
Trao đổi với VietNamNet về vấn đề trên, bác sĩ Hà Đình Bổng, thành viên Nhóm bác sĩ hướng dẫn điều trị bé F0 tại nhà cho biết phụ huynh nên liên hệ với nhân viên y tế nếu tình trạng của con thuộc 1 trong 3 trường hợp dưới đây.
Thứ nhất, bé sốt liên tục trên 48 tiếng đồng hồ, mặc dù đã dùng tất cả các biện pháp hạ sốt như sử dụng thuốc, chườm ấm, nới rộng quần áo,… mà không hạ sốt được.
Thứ hai, trẻ sốt cao trên 39,5 độ C, không đáp ứng hoặc đáp ứng rất kém với thuốc hạ sốt. Ví dụ, trẻ đã dùng thuốc hạ sốt nhưng chỉ hạ được 1 tiếng, sau đó sốt lại và sốt vẫn cao thì nên đưa đến bệnh viện để kiểm soát nhiệt độ. “Sốt trên 39,5 độ C là mức cao, nếu để kéo dài sẽ rất dễ bị biến chứng’, bác sĩ Bổng nói.
Hình minh họa: thomsonmedical.com
Thứ ba, bé sốt kèm một trong số dấu hiệu chuyển nặng dưới đây:
Với trẻ dưới 5 t.uổi:
– Trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, co giật.
– Trẻ thở nhanh hơn so với t.uổi: bé dưới 2 tháng khi thở từ 60 lần/phút trở lên, bé từ 2 đến dưới 12 tháng t.uổi khi thở từ 50 lần/phút trở lên, bé từ 12 tháng đến dưới 5 t.uổi khi thở từ 40 lần/phút trở lên.
– Trẻ thở bất thường: khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn.
– Dấu hiệu mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, tiểu ít.
– Tím tái
– SpO2 dưới 96% (nếu có máy đo SpO2)
– Nôn mọi thứ
– Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được.
– Trẻ mắc thêm các bệnh khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng.
– Bất kỳ tình trạng bất ổn nào khác của t.rẻ e.m mà thấy cần cấp cứu.
Với trẻ từ 5 t.uổi trở lên:
– Cảm giác khó thở
– Ho thành cơ không dứt
– Không ăn/uống được
– Nôn mọi thứ
– Đau tức ngực
– Tiêu chảy
– Trẻ mệt, không chịu chơi
– SpO2 dưới 96% (nếu có máy đo SpO2)
– Thở nhanh: nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi là từ 30 lần/phút trở lên, từ 12 t.uổi là từ 20 lần/phút trở lên.
– Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn
– Bất kỳ tình trạng bất ổn nào khác của t.rẻ e.m mà thấy cần cấp cứu.
Theo bác sĩ Bổng, khi trẻ sốt nhẹ, từ 37,5 độ C đến 38,5 độ C (hoặc 38 độ C nếu trẻ từng co giật), phụ huynh nên thực hiện 4 bước gồm đặt trẻ nằm trong phòng kín gió; nới rộng quần áo, mở tã lót (dù trẻ cảm giác lạnh cũng tuyệt đối không đắp nhiều chăn, không mặc nhiều quần áo, không bật đèn sưởi).
Chườm ấm cho trẻ: Dùng khăn sạch nhúng vào chậu nước ấm từ 32-35 độ C, vắt bớt nước dư và lau người cho bé; tập trung lau vùng cổ, nách, bẹn,… Tuyệt đối không lau người bằng nước chanh, cồn, rượu. Không nhúng trực tiếp tay, chân hoặc toàn thân trẻ vào chậu nước.
Phòng rối loạn nước – điện giải cho bé: Trẻ dưới 6 tháng cần tăng số lần bú mẹ (hoặc vắt sữa, sau mỗi 15 phút có thể cho trẻ ăn vài thìa); trẻ lớn hơn có thể uống dung dịch Oresol, uống ít một và uống nhiều lần.
Trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C (hoặc trên 38 độ nếu từng co giật) thì cần dùng thuốc hạ sốt ngay, kết hợp 4 bước như trên. Bộ Y tế hướng dẫn, cha mẹ có thể cho bé uống paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống hoặc đặt h.ậu m.ôn), cách tối thiểu 4 – 6 giờ nếu cần nhắc lại. Lưu ý, tổng liều thuốc không vượt quá 60mg/kg/ngày.
Hoặc sử dụng liều theo t.uổi nếu không biết cân nặng của trẻ, cụ thể như sau: bé dưới 1 t.uổi dùng paracetamol 80mg, liều uống mỗi lần là 1 gói x 4 lần/ngày; bé từ 1 đến dưới 2 t.uổi dùng paracetamol 150mg, liều 1 gói x 4 lần/ngày; bé từ 2 đến dưới 5 t.uổi dùng paracetamol 250mg, liều uống 1 gói x 4 lần/ngày; trẻ từ 5 đến 12 t.uổi dùng paracetamol 325mg, liều uống 1 viên x 4 lần/ngày; trẻ trên 12 t.uổi dùng paracetamol 500mg, liều uống 1 viên x 4 lần/ngày.
Chú ý, hướng dẫn liều lượng thuốc paracetamol cho t.rẻ e.m theo t.uổi chỉ dùng khi không biết cân nặng của trẻ, tối ưu nhất vẫn là tính liều theo cân nặng.