Nhiều chuyên gia đang tranh luận về quan điểm chảo chống dính có gây bệnh ung thư hay không.
Suzanne Fenton, một nhà nội tiết sinh sản tại Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia ở Bắc Carolina, Mỹ cho biết, chảo chống dính được phủ một lớp polytertrafluoroethylene (PTFE), một loại nhựa trong suốt được sử dụng để phủ lên xoong và chảo kim loại, tạo cho chúng một bề mặt như sáp, dễ lau chùi – và trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã tranh luận về việc liệu nó có an toàn cho việc nấu nướng hay không.
Các chuyên gia có xu hướng đồng ý rằng, bản thân chảo chống dính không phải là một vấn đề, lớp phủ của nó được coi là không độc hại. Ngay cả khi bạn ăn phải những mảnh nhỏ của nó, cũng không sao cả.
Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại rằng, khi chảo chống dính đun quá nóng, lớp phủ PTFE bắt đầu p.hân h.ủy và sẽ giải phóng một loạt các khí độc hại. Trong một số trường hợp hiếm hoi, hít phải những khói hóa học này có thể gây ra sốt khói polyme, một tình trạng đặc trưng bởi sốt cao, khó thở và suy nhược. Những loại khí này cũng gây t.ử v.ong cho các loài chim.
Mối quan tâm đặc biệt là axit perfluorooctanoic (PFOA), một trong những hóa chất được giải phóng khi chảo chống dính nóng lên. Các nhà khoc học cho biết, tiếp xúc lâu dài với PFOA có liên quan đến một loạt các bệnh như ung thư và bệnh tuyến giáp .
Chảo chống dính nướng bít tết rất ngon, nhưng nhiệt độ cao quá sẽ dễ sinh ra chất khí độc hại.
Một số ý kiến chỉ ra rằng, chưa có nghiên cứu nào phân tích cụ thể về tác động lâu dài của chảo chống dính đối với con người. Thay vào đó, những nghiên cứu mới chỉ tập trung vào ảnh hưởng sức khỏe của các sản phẩm phụ hóa học như PFOA. Phần lớn dữ liệu về các chất độc này đến từ các trường hợp tiếp xúc với môi trường – chẳng hạn như nước uống hoặc môi trường nhà máy, nơi mức độ phơi nhiễm cao hơn nhiều từ dụng cụ nấu ăn chống dính. Kyle Steenland, giáo sư về sức khỏe môi trường tại Đại học Emory ở Atlanta, cho biết: “Nói chung, chảo chống dính không nguy hiểm.”
Steenland và các nhà khoa học khác cũng cho rằng, người ta không nấu ở nhiệt độ đủ cao để các phản ứng hóa học này diễn ra. Vì không ai có thể nấu ở nhiệt độ quá cao như vậy bởi nhiệt độ đó cũng đủ để làm cháy nhà,
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy chảo có thể dễ dàng đạt đến nhiệt độ đủ nóng để p.hân h.ủy lớp phủ chống dính. Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Canada đã công bố một nghiên cứu năm 2001 trên tạp chí Nature , trong đó chảo chống dính bị hỏng ở nhiệt độ 360 độ C. Chảo chống dính có thể đạt tới 399 độ C nếu để trong tám phút ở nhiệt độ cao trên bếp, theo một bài báo năm 2017 được xuất bản trên Tạp chí Khoa học Môi trường và Nghiên cứu ô nhiễm. Và ở nhiệt độ thấp hơn, lớp phủ chống dính vẫn bị hỏng theo thời gian, theo một bài báo năm 1998 được công bố trên tạp chí Polymer Degradation and Stability. Nếu bạn thường xuyên làm nóng chảo của mình đến 260 độ C (nhiệt độ nướng bít tết), chảo sẽ có t.uổi thọ khoảng 2,3 năm, theo nghiên cứu của Nature năm 2001.
Vào năm 2015, PFOA đã bị loại bỏ tự nguyện ở Mỹ, nhưng hóa chất này vẫn được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc. Tuy nhiên, có thể lớp phủ chống dính trong được gọi là PTFE vẫn có thể tạo ra PFOA khi nó bị hỏng, nghiên cứu cho thấy.
Bảo quản tốt chảo chống dính có thể giúp nhà bếp của bạn an toàn. Điều thực sự quan trọng là bạn phải sử dụng chảo ở nhiệt độ từ thấp đến trung bình, và bạn không sử dụng những đồ dùng có thể làm trầy xước nó.
Đặc biệt, phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc nuôi con nhỏ được khuyến cáo không nên dùng chảo chống dính vì nó có liên quan tới các về đề về sự phát triển của t.rẻ e.m. Đó là bởi vì hóa chất này được coi là một chất gây rối loạn nội tiết, có nghĩa là nó can thiệp vào hệ thống hormone của cơ thể .
Theo một bài báo năm 2012 được công bố trên Tạp chí Sinh học phân tử và Hóa sinh Steroid, phơi nhiễm PFOA làm tăng estrogen ở chuột đực và làm chậm sự phát triển tuyến vú ở chuột cái. Ở người, hóa chất này có liên quan đến béo phì, tiểu đường, chất lượng t.inh t.rùng thấp và chu kỳ k.inh n.guyệt không đều – những dấu hiệu tiềm ẩn của sự rối loạn nội tiết.
Nguyên nhân khiến tế bào ung thư hoạt động trong cơ thể bình thường?
Sau đây là những yếu tố gây nên căn bệnh ung thư và đó cũng chính là nguyên nhân khiến các tế bào ung thư kích hoạt trong cơ thể bình thường.
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao rất nhiều người xung quanh bị phát hiện mắc bệnh ung thư? Khi lớn lên, chúng ta thường nghe nói về những căn bệnh đáng lo ngại như sốt rét, vàng da, đau tim nhưng ung thư được cho là căn bệnh chỉ xảy ra với một số ít.
Những năm gần đây các trường hợp được phát hiện mắc ung thư đột ngột tăng lên, điều đó có phải là do phương pháp chẩn đoán tốt hơn, hiệu quả hơn? Vậy đâu là nguyên nhân khiến các tế bào ung thư kích hoạt trong cơ thể bình thường?
Tế bào ung thư là gì?
Nói một cách dễ hiểu, tế bào ung thư là những tế bào bình thường của cơ thể biến đổi thành ác tính do có sự bất thường bên trong cơ thể hoặc do một yếu tố bên ngoài tác động vào cơ thể trong một thời gian dài. Những yếu tố này gây ra tổn thương hoặc thay đổi không thể phục hồi trong DNA bình thường của tế bào.
Cơ thể sẽ khó kiểm soát những tế bào có DNA bị hư hỏng hoặc bị biến đổi này hơn so với một tế bào bình thường. Sự mất kiểm soát về tăng trưởng đối với các tế bào này dẫn đến sự nhân lên đột biến của các tế bào bất thường, và nó được các bác sỹ chẩn đoán là các khối u/ung thư.
Tiến sĩ Wesley M Jose, Phó Giáo sư Lâm sàng, Khoa Ung thư & Huyết học, Bệnh viện Amrita, Kochi (Ấn Độ) cho biết: ” Ung thư là do cả các yếu tố bên trong và bên ngoài gây ra. Các yếu tố bên trong phổ biến bao gồm: đột biến di truyền, nội tiết tố, các tình trạng liên quan đến miễn dịch, kích hoạt quá mức yếu tố tăng trưởng, và những thay đổi di truyền. Các yếu tố bên ngoài là lối sống, hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc với hóa chất, tiếp xúc với bức xạ, nhiễm virus, điều trị y tế trước đó bằng thuốc gây độc tế bào/ung thư. Các yếu tố này có thể hoạt động đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau để khởi động một tế bào bình thường trở thành ác tính”.
Các yếu tố rủi ro chung
Tiến sĩ Satyam Taneja, Giám đốc Phẫu thuật Ung thư, Bệnh viện Max Patparganj chia sẻ: “Mặc dù các bác sĩ đã phát hiện những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư, nhưng phần lớn ung thư xảy ra ở những người không có bất kỳ yếu tố nào đã biết”.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư bao gồm:
T.uổi của bạn
Ung thư có thể mất nhiều thập kỷ để phát triển. Đó là lý do tại sao hầu hết những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đều từ 65 t.uổi trở lên. Mặc dù căn bệnh này phổ biến hơn ở người lớn t.uổi, nhưng ung thư không chỉ là bệnh của người lớn – ung thư có thể được chẩn đoán ở mọi lứa t.uổi.
Thói quen của bạn
Một số thói quen trong cuộc sống hằng ngày có thể làm tăng nguy cơ ung thư: hút thuốc, uống nhiều hơn một ly rượu mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc thường xuyên bị bỏng nắng phồng rộp, béo phì và quan hệ t.ình d.ục không an toàn.
Bạn có thể thay đổi những thói quen này để giảm nguy cơ ung thư.
Lịch sử gia đình của bạn
Chỉ một phần nhỏ các trường hợp ung thư là do tình trạng di truyền. Nếu bệnh ung thư phổ biến trong gia đình bạn, có thể các đột biến đang được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì thế, bạn có thể thực hiện biện pháp xét nghiệm để xem liệu có di truyền các đột biến có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư hay không. Hãy nhớ rằng có một đột biến gen di truyền không có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư.
Tình trạng sức khỏe của bạn
Một số tình trạng sức khỏe mãn tính, chẳng hạn như viêm loét đại tràng, có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư. Do đó hãy trao đổi với bác sỹ về nguy cơ của bạn.
Môi trường của bạn
Môi trường xung quanh chứa các hóa chất độc hại có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Chẳng hạn như việc bạn không hút thuốc, thì vẫn có thể hít phải khói thuốc khi bạn đến nơi có người đang hút thuốc hoặc nếu bạn sống với người hút thuốc.
Các hóa chất trong nhà hoặc nơi làm việc của bạn, chẳng hạn như amiăng và benzen, cũng có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư.
Đột biến gen
Theo Tiến sĩ Satyam Taneja, Giám đốc Phẫu thuật Ung thư, Bệnh viện Max Patparganj, các đột biến gen mà bạn sinh ra và những đột biến gen mà bạn có được trong suốt cuộc đời kết hợp với nhau để gây ra ung thư.
Đột biến gen có thể xảy ra vì một số lý do, chẳng hạn như: Đột biến gen mà bạn sinh ra. Bạn có thể được sinh ra với một đột biến di truyền mà bạn thừa hưởng từ cha mẹ của bạn. Loại đột biến này chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các bệnh ung thư.
Đột biến gen xảy ra sau khi sinh. Hầu hết các đột biến gen xảy ra sau khi bạn sinh ra và không được di truyền. Một số tác nhân có thể gây ra đột biến gen, chẳng hạn như hút thuốc, bức xạ, virus, hóa chất gây ung thư (chất gây ung thư), béo phì, kích thích tố, viêm mãn tính và lười vận động.