Các cơn đau tim có thể cực kỳ nguy hiểm, vì vậy nếu nghi ngờ, hãy tìm sự trợ giúp ngay lập tức.
Bác sĩ tim mạch Leslie Cho ở Mỹ cho biết: “Đau tim là một trường hợp cấp cứu y tế nghiêm trọng và gọi cấp cứu là cách nhanh nhất để được điều trị cứu sống”.
“Điều này là do các nhân viên dịch vụ y tế khẩn cấp có thể bắt đầu can thiệp ngay lập tức khi họ đến và trên đường đến bệnh viện”, bác sĩ Cho nói thêm.
Theo các chuyên gia, đây là 5 triệu chứng của cơn đau tim, theo Eat This, Not That!
1. Đau ngực
Cảm thấy tức ngực có thể là dấu hiệu của cơn đau tim. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cảm thấy tức ngực có thể là dấu hiệu của cơn đau tim – và nó không nhất thiết phải rất đau mới nghiêm trọng (vì vậy đừng bỏ qua nó!).
“Mọi người không phải lúc nào cũng sử dụng từ đau khi mô tả các triệu chứng đau tim của họ”, tiến sĩ Ron Blankstein, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Brigham and Womens trực thuộc Harvard, đồng thời là giáo sư y khoa và X-quang tại Trường Y Harvard, cho biết.
2. Khó thở
Chuyên gia Peter Leslie Weissberg cho biết: “Thật dễ dàng bỏ qua việc khó thở như một dấu hiệu cho thấy chúng ta đang già đi hoặc không còn khỏe mạnh”.
“Khi bạn tập thể dục cường độ trung bình như đạp xe hoặc đi bộ nhanh, bạn sẽ thấy khó thở hơn một chút – mặc dù bạn vẫn có thể nói được.
Nhưng cảm thấy khó thở khi thực hiện các hoạt động hằng ngày, đặc biệt nếu bạn chưa từng trải qua điều này trước đây, thì có thể là dấu hiệu của một tình trạng tim nghiêm trọng tiềm ẩn.
Các bệnh tim thông thường, có thể điều trị được như bệnh tim mạch vành (nguyên nhân gây ra các cơn đau tim), suy tim và nhịp tim bất thường như rung nhĩ đều có thể gây khó thở”, chuyên gia Weissberg lưu ý, theo Eat This, Not That!
3. Buồn nôn
Nếu bạn thường xuyên bị buồn nôn và khó tiêu, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.
Tổ chức Tim mạch Úc cảnh báo: “Khó tiêu, buồn nôn và nôn mửa có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý, nhưng điều quan trọng là không được loại bỏ chúng, vì chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim đe dọa tính mạng”.
“Cách tốt nhất để chắc chắn liệu những gì bạn đang gặp phải có nghiêm trọng hay không là tìm kiếm sự trợ giúp khẩn cấp. Các xét nghiệm y tế có thể chẩn đoán nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn, và nếu đó là một cơn đau tim, bạn càng được giúp đỡ sớm càng tốt”, tổ chức Tim mạch Úc lưu ý.
4. Chóng mặt
Các bác sĩ cho biết chóng mặt không rõ nguyên nhân có thể là cảnh báo của cơn đau tim.
“Đây có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim hoặc tình trạng van tim”, bác sĩ tim mạch Lawrence Phillips, trợ lý giáo sư tại Khoa Y và là giám đốc y khoa của Khoa Tim mạch lâm sàng ngoại trú tại NYU Langone cho biết, theo Eat This, Not That!
“Điều quan trọng là phải làm điện tâm đồ để tìm nhịp tim không đều và đảm bảo không có vấn đề gì lớn”, bác sĩ Phillips cho biết thêm.
5. Cẩn thận với cơn đau tim “thầm lặng”
Cùng nhau bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bạn có biết là có thể bị đau tim và không biết điều đó? Các dấu hiệu phổ biến của cơn đau tim “thầm lặng” là mệt mỏi không rõ nguyên nhân, khó thở và khó chịu ở họng, cổ và hàm.
Bác sĩ tim mạch Curtis Rimmerman cho biết: “Trong khi các triệu chứng đau tim không điển hình phổ biến nhất ở phụ nữ và những người mắc bệnh tiểu đường, chúng cũng có thể xảy ra với bất kỳ ai.
Những người trải qua cơn đau tim mà không nhận ra nó và những người sống sót là rất may mắn.
Nếu bạn cảm thấy khó chịu kéo dài trong khoảng thời gian vài phút, đặc biệt là nếu các triệu chứng mới xuất hiện và không có lời giải thích rõ ràng, đừng bỏ qua những lo lắng này.
Nếu nó trở thành chứng ợ chua, ít nhất bạn đã loại trừ một số thứ ít đe dọa hơn. Đừng để xảy ra bất trắc dẫn đến ân hận về sau cho bạn và gia đình”, bác sĩ Rimmerman cảnh báo, theo Eat This, Not That!
Cô gái 22 t.uổi nhập viện vì tức ngực, đau đầu dữ dội do mắc bệnh liên quan đến xương khớp phổ biến ở dân văn phòng
Vì đặc thù công việc và những thói quen sinh hoạt không lành mạnh mà ngày càng nhiều bệnh tật tấn công “dân văn phòng”.
Tiểu An (Trung Quốc) là một nữ nhân viên văn phòng xinh đẹp, hòa đồng và có trách nhiệm với công việc. Vài tháng trở lại đây, công ty có nhiều dự án quan trọng nên cô thường xuyên phải tăng ca. Cô cho rằng đó cũng chính là lý do khiến mình hay cảm thấy đau đầu, đôi khi bị mỏi, cứng cổ.
Ban đầu, cô không để tâm lắm, cứ đau thì xoa dầu nóng hoặc dùng miếng dán giảm đau. Tuy nhiên, tình trạng ngày càng tệ hơn, đau ngay cả khi đi lại hoặc nằm 1 chỗ. Đàn chị trong công ty nghĩ Tiểu An căng thẳng và làm việc quá sức, liền giới thiệu cho cô 1 bác sĩ thần kinh. Kiểm tra không phát hiện điều gì bất thường, cô được kê 1 ít t.huốc a.n t.hần, giảm đau và khuyên nên nghỉ ngơi điều độ.
Ảnh minh họa
Hai ngày trước, đang làm việc thì Tiểu An cảm thấy đầu mình đau dữ dội. Cơn đau lần này rất khác lạ, tập trung vào xung quanh tai, đau cứng vùng gáy, bả vai kèm theo tức ngực đến khó thở.
Đồng nghiệp vội vã gọi taxi đưa cô đến bệnh viện địa phương. Sau khi chụp x-quang và làm các kiểm tra chuyên sâu khác, bác sĩ cho biết Tiểu An bị thoái hóa đốt sống cổ nặng. Một số dây thần kinh bị chèn ép dẫn tới cơn đau cấp tính ở nhiều nơi trên cơ thể.
Đây là căn bệnh rất phổ biến ở dân văn phòng
Tiểu An vô cùng bất ngờ, cô cho rằng các bệnh về xương khớp, nhất là thoái hóa thường chỉ xảy ra ở người già. Cô mới 22 t.uổi làm sao có thể mắc phải nó, lại còn ở cuối giai đoạn 3.
Ảnh minh họa
Lúc này, bệnh đã gây ra các tổn thương nặng nề đến dây thần kinh, xương, đĩa đệm và cả cột sống. Bác sĩ cho biết, nếu không can thiệp gấp sẽ dẫn đến mất cân bằng và giới hạn vận động nghiêm trọng, thậm chí khó tránh khỏi teo cơ, biến dạng cột sống rất nguy hiểm.
Ông cũng giải thích, thực tế thì thoái hóa đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng rất phổ biến ở người trẻ t.uổi. Nhất là học sinh, sinh viên, người làm việc văn phòng. Bởi vì ngồi sai tư thế, ngồi lâu 1 chỗ, đi giày cao gót nhiều giờ liên tục, cầm điện thoại hoặc nằm sai cách chính là nguyên nhân gây bệnh.
Với trường hợp của Tiểu An, cô thường ngồi gù lưng, cúi đầu, rướn cổ về phía trước để nhìn máy tính khi làm việc. Giống như rất nhiều người khác khi dùng điện thoại, cô có thói quen cúi đầu xuống và nằm nghiêng chơi game online, lướt mạng hàng giờ trước khi đi ngủ.
Khi đối diện với bác sĩ, dù không có điện thoại hay máy tính trước mặt nhưng cô vẫn chùng lưng, co vai, rướn cổ. Tiểu An kể lại, bản thân cô cũng không nhận ra dáng ngồi của mình khó coi như vậy. Ngay từ khi đi học cô đã quen với nó rồi, thậm chí còn thường xuyên nằm dài cổ trên bàn để đọc sách hay ngủ trưa.
Cô nói thêm, thật ra các dấu hiệu đau mỏi, phát ra âm thanh “răng rắc” khi xoay cổ đã xuất hiện từ hơn 1 năm trước. Hiện tại, cô vô cùng hối hận vì sự chủ quan, thiếu kiến thức của mình. Tiểu An cũng hy vọng những bạn trẻ khác quan tâm hơn đến sức khỏe, lấy trường hợp của cô làm bài học rút kinh nghiệm.