Đã mắc COVID-19 thì không bị cảm lạnh?

Trước đó đã mắc COVID-19 thì liệu có thể bị cảm lạnh nữa không?

Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Scripps ở thành phố La Jolla, bang California (Mỹ) cho biết, vì các loại virus trong họ corona có các protein gai tương đối giống nhau, nên các kháng thể của hệ miễn dịch chống lại protein gai của một loại virus trong họ này cũng có khả năng nhận diện những protein gai ở chủng virus corona khác.

Điều này cho thấy việc từng phơi nhiễm với SARS-CoV-2 trước đây có thể giúp bảo vệ chống lại các chủng virus corona khác, bao gồm cả những loại gây cảm lạnh.

da mac covid 19 thi khong bi cam lanh 9e2 6441143

(Ảnh: MedicineNet)

Được biết, nhóm nghiên cứu lấy mẫu m.áu của 11 người để kiểm tra kháng thể trong huyết thanh – protein giúp chống lại lây nhiễm. Trong đó, 8 mẫu được thu thập trước đại dịch và 3 mẫu lấy từ những người từng mắc COVID-19 gần đây.

Các nhà nghiên cứu kiểm tra cách các mẫu phản ứng với các protein gai phân tách từ các chủng virus corona khác nhau, đó là OC43 và HKU1. Cả hai chủng này đều liên quan đến cảm lạnh thông thường, SARS-CoV-2 và SARS -CoV-1 gây ra hội chứng hô hấp cấp (SARS), và MERS-CoV gây ra hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).

Theo kết quả nghiên cứu, chỉ các kháng thể huyết thanh từ bệnh nhân COVID-19 mới phản ứng với các protein gai từ SARS-CoV-2. Chúng cũng phản ứng mạnh hơn so với các mẫu kháng thể thu thập trước đại dịch đối với các protein gai của virus cảm lạnh thông thường cũng như các virus corona khác.

Đồng tác giả nghiên cứu Sandhya Bangaru cho biết: ” Hầu hết mọi người đều có khả năng miễn dịch cơ bản đối với các virus corona thông thường. Việc tiếp xúc với SARS-CoV-2 sẽ làm tăng các kháng thể này”.

Giáo sư Andrew Ward, tác giả nghiên cứu, nhận định nghiên cứu này có thể góp phần giúp phát triển các loại vaccine tốt hơn.

“Hiểu rõ hơn về khả năng miễn dịch chống lại họ virus corona thay đổi thế nào khi mắc COVID-19 là bước quan trọng để phát triển vaccine hiệu quả hơn nhằm đối phó với cả COVID-19 và các mầm bệnh liên quan trong tương lai”, ông Ward cho biết.

Xơ phổi mô kẽ hậu COVID-19 có thể xuất hiện ở người trẻ, không bệnh nền

Biến chứng nguy hiểm xơ phổi mô kẽ có thể xuất hiện ở người trẻ, không mắc bệnh nền nhiễm nCoV.

PGS.TS Nguyễn Đình Tiến, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho biết biểu hiện hô hấp hậu COVID-19 hay gặp gồm khó thở, ho kéo dài, đau ngực, huyết khối, thuyên tắc động mạch phổi, xơ phổi mô kẽ.

Nguyên nhân bệnh nhân COVID-19 bị khó thở, ho kéo dài, đau ngực là tăng chất miễn dịch Interleukin-6 (IL-6), protein lipocalin-2.

Ngoài ra, người bệnh có thể bị tổn thương mạch m.áu nhỏ ở phổi, xuất hiện huyết khối lớn, nhỏ khi mới mắc COVID-19. Tình trạng tăng đông có thể kéo dài qua thời kỳ hậu COVID-19.

Bác sĩ cần xét nghiệm D-dimer, kiểm tra X-quang phổi, điện tim, siêu âm tim nếu thấy bệnh nhân khó thở, đau tức ngực, ho ra m.áu. Nếu nghi ngờ thuyên tắc động mạch phổi, người bệnh cần chụp CT-Scan ngực có thuốc cản quang để chẩn đoán xác định huyết khối động mạch phổi.

xo phoi mo ke hau covid 19 co the xuat hien o nguoi tre khong benh nen a79 6409242

Sau nhiễm nCoV, người bệnh thường xuyên bị ho kéo dài. (Ảnh: Hyfeapp)

TS Tiến nhận định xơ phổi mô kẽ là biến chứng nghiêm trọng nhất của hậu COVID-19. Người nhiễm nCoV viêm phổi nặng, phải thở máy, từng hút thuốc, nghiện rượu dễ bị xơ phổi. Việc điều trị bằng oxy liều cao, chấn thương do thở máy cũng làm tăng khả năng xơ phổi.

Tình trạng trên có thể xảy ra ở bệnh nhân trẻ t.uổi mắc bệnh nhẹ, điều trị ngoại trú với biểu hiện như khó thở thường xuyên, tăng khi gắng sức, phụ thuộc thở oxy, mệt mỏi, phim CT Scan ngực tổn thương xơ tiến triển ở mô kẽ kết hợp tổn thương kính mờ 2 phổi, rối loạn thông khí hạn chế, giảm khả năng khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch phổi, giảm oxy, suy hô hấp.

Chuyên gia khuyến cáo khi người dân thấy cơ thể có các biểu hiện trên cần đi khám tại bệnh viện. Các bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh, hướng dẫn điều trị triệu chứng, chăm sóc sức khỏe cần thiết.

Bệnh nhân không nên quá hoang mang, lo lắng. Người trẻ không mắc bệnh nền, điều trị ngoại trú chỉ tái khám khi có triệu chứng hô hấp kéo dài. Còn bệnh nhân lớn t.uổi, có bệnh nền mắc COVID-19 trung bình đến nặng, không nhập viện nên tái khám 3 tuần kể từ ngày nhiễm SARS-CoV-2. Bệnh nhân nặng điều trị ở bệnh viện phải khám trong một tuần kể từ khi xuất viện, tối đa 2-3 tuần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *