So với cùng kỳ năm 2021, số ca nhiễm sốt xuất huyết tại TP.Đà Nẵng tăng đến 8,9 lần.
Ngày 12.5, UBND TP.Đà Nẵng cho biết trước tình trạng bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng cao, UBND TP đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai mạnh mẽ chống sốt xuất huyết tại các khu vực dân cư.
Theo UBND TP.Đà Nẵng, hiện nay trên địa bàn TP, số trường hợp mắc và ổ dịch nhỏ bệnh sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng nhanh. Tính từ đầu năm đến ngày 29.4, toàn TP ghi nhận 1.109 trường hợp mắc (tăng 8,9 lần so với cùng kỳ năm 2021), 95 ổ dịch nhỏ (tăng 7,3 lần so với cùng kỳ năm 2021).
Đặc biệt, số ca mắc, ổ dịch nhỏ cao ở một số địa phương có nhiều công nhân, người lao động, học sinh, sinh viên lưu trú tại các nhà trọ, khu tập thể. Trong đó, số ca mắc trên địa bàn Q.Liên Chiểu chiếm 43,9% ca mắc toàn TP, số ổ dịch nhỏ chiếm 62,1% toàn TP.
Ngành chức năng tuyên truyền người dân chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Ảnh CDC ĐÀ NẴNG
Để thực hiện các biện pháp quyết liệt hơn nữa, với mục tiêu xử lý hiệu quả, giảm số ca mắc, hạn chế thấp nhất các trường hợp t.ử v.ong, bà Ngô Thị Kim Yến, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, chỉ đạo các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai hiệu quả chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy trên địa bàn. Yêu cầu đặt ra là đảm bảo tất cả hộ gia đình nguy cơ cao phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức diệt lăng quăng, bọ gậy.
Các địa phương, đơn vị cũng phải có biện pháp rà soát, xử lý triệt để các ổ chứa nước, nơi sinh sản của muỗi tại các công trình xây dựng, cơ sở thờ tự tôn giáo, nơi tập kết lốp xe, đồ phế thải… trên địa bàn, nhất là trước, trong và sau các đợt mưa, mùa mưa; có biện pháp xử lý đối với các hộ gia đình, cơ quan, đơn vị, công trình, khu vực trên địa bàn liên tục phát hiện dụng cụ chứa lăng quăng, bọ gậy.
Sở Y tế TP.Đà Nẵng chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp t.ử v.ong do sốt xuất huyết đặc biệt tại cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân; đảm bảo bệnh nhân được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời. Đồng thời, có kế hoạch phân tuyến trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh quá tải bệnh viện…
Từ đầu năm tới 4/2022, TP.HCM ghi nhận 4.500 ca mắc sốt xuất huyết
Từ đầu năm đến giữa 4/2022, TP.HCM ghi nhận khoảng 4.500 ca mắc sốt xuất huyết, gia tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020 và 2021.
Chiều 28/4, bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, tính từ đầu năm đến giữa tháng 4, TP.HCM có khoảng 4.500 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 109 ca nặng đang điều trị tại các bệnh viện.
“Đây là số liệu báo động vì so sánh với năm 2019, khi sốt xuất huyết bùng phát thành dịch với hơn 20.000 ca mắc thì số ca bệnh nặng cũng chỉ có 38 ca. Số ca mắc của năm 2022 đang gia tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 và 2021”, bà Như nói.
Bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM. (Ảnh: Thành ủy TP.HCM)
Trước tình hình sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, bà Như cho biết, Sở Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM triển khai tập huấn ngay cho các cơ sở y tế công và tư trên địa bàn về phòng chống, điều trị sốt xuất huyết; tất cả nhân viên y tế cần nhận diện bệnh sớm, tránh bỏ sót ca nặng, gây chậm trễ trong việc điều trị.
Yêu cầu UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức triển khai ngay các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết; tăng cường tuyên truyền đến người dân chủ động phòng, chống cũng như nhận biết được các dấu hiệu sớm của bệnh sốt xuất huyết.
Sở Y tế cũng tham mưu cho UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức cùng tham gia ứng phó diễn biến của dịch sốt xuất huyết.
“Thời tiết nắng nóng, kèm theo mưa bất thường là điều kiện thuận lợi phát sinh muỗi và lăng quăng, là tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết, mỗi người dân cần hành động ngay để bảo vệ chính mình và người thân”, bà Như khuyến cáo.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, sốt xuất huyết là bệnh lưu hành hàng năm, giai đoạn cao điểm từ cuối tháng 7 đến hết tháng 1 năm sau là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi. Năm 2022 ghi nhận dịch bệnh đã đến sớm.
Triệu chứng ban đầu của bệnh tương đồng với một số bệnh nhiễm siêu vi khác, đặc biệt ở giai đoạn khởi phát. Trong 3 ngày đầu, rất khó xác định trẻ có phải sốt xuất huyết không.
Trẻ thường trở nặng vào ngày thứ 4 đến thứ 6 của bệnh với biểu hiện trụy tim mạch (tay chân lạnh, mạch nhẹ, khó bắt), ói, c.hảy m.áu mũi, chân răng, tiêu tiểu ra m.áu, đau bụng vùng gan, li bì, mệt mỏi… Khi đó phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Sốt xuất huyết nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ diễn tiến thuận lợi. 90% trẻ mắc bệnh sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày. Trẻ béo phì, có bệnh nền, hoặc đến bệnh viện trễ là nhóm dễ chuyển nặng và nguy kịch.