Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khoẻ của người dân, công tác đào tạo và phát triển điều dưỡng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được chú trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Phát biểu tại Hội nghị khoa học điều dưỡng Nhi khoa toàn quốc lần thứ XVI diễn ra ngày 6/5 tại Hà Nội, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh nêu rõ, hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng cao đòi hỏi nguồn nhân lực điều dưỡng đảm bảo cả số lượng và chất lượng. Đây vừa là thách thức đồng thời cũng mở ra cơ hội phát triển cho lĩnh vực này.
“Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khoẻ của người dân, công tác đào tạo và phát triển điều dưỡng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được chú trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Chính vì thế trong các cuộc giao ban của Cục, tôi thường xuyên nhắc nhở Phòng Điều dưỡng phải sát sao với nhiệm vụ chuyên môn được giao bởi diều dưỡng được đ.ánh giá là một trong những lực lượng quan trọng trong sự phát triển của ngành y và không thể tách rời, chiếm tới 70% lực lượng phục vụ tại các cơ sở khám chữa bệnh”- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh nói.
Điều dưỡng Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn mẹ bệnh nhi chăm sóc cho con. Ảnh: Thái Bình
Chia sẻ với các điều dưỡng chuyên ngành nhi khoa đến từ các cơ sở y tế trong cả nước, PGS.TS Lương Ngọc Khuê bày tỏ: Đại dịch COVID-19 đối với cả thế giới như một thảm họa, chúng ta đã bước qua giai đoạn thứ 4 của dịch bệnh này.
“Trong cuộc chiến phòng chống đại dịch COVID-19 ở nước ta, đặc biệt trong giai đoạn thứ 4, chúng ta đã thấy nhiều tấm gương về những điều dưỡng nỗ lực, làm việc hết mình, họ xa gia đình, con thơ nhiều ngày, gác lại niềm riêng để vào tâm dịch phục vụ người bệnh tại những bệnh viện điều trị COVID-19. Sự miệt mài, tận tâm, tận lực cống hiến của những người thầy thuốc, của lực lượng điều dưỡng đó đã góp phần đẩy lùi đại dịch”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng chia sẻ: Trong 2 năm chống dịch, các thầy thuốc Bệnh viện Nhi Trung ương nói chung, lực lượng điều dưỡng nói riêng đã không chỉ cố gắng làm tốt công tác khám chữa bệnh mà còn triển khai thành công nhiều kỹ thuật cao, đặc biệt mới đây Bệnh viện đã làm chủ hoàn toàn kỹ thuật ghép gan cho t.rẻ e.m.
“Nhiều y bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Nhi Trung ương đã vào Vĩnh Long chăm sóc điều trị cho người bệnh COVID-19 nặng ở Trung tâm hồi sức COVID-19 của Vĩnh Long, có người vài tháng, có người xuyên Tết không về nhà. Chúng tôi ghi nhận và đ.ánh giá cao điều đó”- ông Khuê nói.
Những nữ điều dưỡng mạnh mẽ chống COVID-19
Đại dịch COVID-19: Cần bổ sung chức danh điều dưỡng cộng đồng
Điều dưỡng cõng bệnh nhân COVID-19, ôm bình oxy 20kg leo 3 tầng, kịp thời cứu sống người bệnh
Những chiến sĩ áo trắng và mùa Xuân ở lại điểm nóng hồi sức COVID-19 Vĩnh Long
Thông tin tại hội nghị cho thấy lực lượng điều dưỡng trong hệ thống y tế có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân, hỗ trợ bác sỹ trong công tác điều trị.
Theo thống kê của Hội điều dưỡng Việt Nam, cả nước có hơn 140.000 điều dưỡng/hộ sinh – chiếm gần 50% nguồn nhân lực y tế, cung cấp dịch vụ nhiều nhất, thường xuyên nhất và và liên tục nhất, là xương sống của ngành y tế.
Tỷ lệ điều dưỡng trung bình trên 10.000 dân ở Việt Nam hiện nay là 11,4, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ trung bình trên thế giới.
Để tiến tới tỷ lệ điều dưỡng đạt chuẩn, đảm bảo đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc y tế của người dân thì Việt Nam cần thêm lượng điều dưỡng viên gấp 2, 3 lần số lượng điều dưỡng viên hiện có.
Hội điều dưỡng Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đạt chỉ tiêu 25 điều dưỡng/10 nghìn dân vào năm 2025.
PGS.TS Trần Minh Điển- Giám đốc Bệnh viện Nhi TW bày tỏ niềm tự hào về đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện, trong đó lực lượng điều dưỡng chiếm phần lớn trong nhân lực y tế đã không ngừng cố gắng để thực hiện mục tiêu kép: Vừa đảm bảo công tác khám chữa bệnh, vừa tham gia phòng chống dịch COVID-19.
Bệnh viện Nhi Trung ương cũng là đơn vị có phòng Điều dưỡng từ rất sớm. Lực lượng điều dưỡng của Bệnh viện không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều người đã đi học sau Đại học về điiều dưỡng ở nước ngoài cũng như các cơ sở đào tạo trong nước…
Hội nghị Điều dưỡng Nhi khoa toàn quốc lần thứ XVI có 16 báo cáo, trong đó có 2 báo cáo đến từ chuyên gia nước ngoài thuộc Tổ chức Trao đổi các nguồn lực quốc tế (REI) và Tổ chức Medrix; cùng các báo cáo đến từ các chuyên gia đến từ các bệnh viện trong nước.
Hội nghị là cơ hội để các nhà khoa học, các chuyên gia đào tạo, nhà quản lý trao đổi kinh nghiệm, cũng như tiếp cận với những tiến bộ của thế giới và trong nước thuộc lĩnh vực điều dưỡng…
Đừng bao giờ làm 5 điều này tại phòng bác sĩ
Những điều này khiến bác sĩ của bạn căng thẳng, đừng bao giờ làm vậy!
Đại dịch Covid-19 đã khiến công việc vốn đã căng thẳng của nhân viên y tế trở nên khó khăn hơn đáng kể. Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội Y khoa Mỹ, các bác sĩ, trợ lý điều dưỡng, trợ lý y tế, nhân viên xã hội, nhân viên điều trị nội trú và nhiều hơn nữa đang bị quá tải công việc (43%), kiệt sức (49%), lo lắng và trầm cảm (38%), và sợ hãi khi bản thân hoặc gia đình tiếp xúc với Covid-19 (61%).
Để hỗ trợ nhân viên y tế, đây là những điều bạn không bao giờ nên làm tại phòng khám của bác sĩ, theo Eat This, Not That!
1. Không đeo khẩu trang đúng
Đừng bao giờ đeo khẩu trang mà như không đeo thế này. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một trong những cách đơn giản nhất để hỗ trợ và bảo vệ nhân viên y tế là đeo khẩu trang N95/K95 sạch che kín mũi và miệng của bạn.
“Khẩu trang là để giữ an toàn cho bản thân, cho các thành viên trong gia đình bạn, cho những người thân yêu của bạn và giữ cho cộng đồng của chúng ta được an toàn”, Meena Davuluri, một bác sĩ tiết niệu và kết quả sức khỏe tại Trung tâm Y tế New York-Presbyterian/Weill Cornell ở Thành phố New York (Mỹ), cho biết.
“Đó thực sự là ý nghĩa của chiếc khẩu trang. Nó không ảnh hưởng đến tự do của bất kỳ ai hoặc quyền của họ. Điều duy nhất chúng tôi thực sự biết là cách tốt nhất để ngăn ngừa căn bệnh này là đeo khẩu trang”, Pratistha Koirala, tiến sĩ, bác sĩ cho biết.
“Một trong những điều tôi muốn thấy là nhiều người che toàn bộ mũi và miệng của họ. Tôi thấy nhiều người chỉ che miệng mà không che mũi, và điều đó sẽ không hiệu quả để bảo vệ bản thân”, tiến sĩ Koirala lưu ý.
2. Nói dối về sức khỏe của bạn
Khi bạn nói dối bác sĩ hoặc bỏ sót những thông tin quan trọng, bạn không chỉ lãng phí thời gian của chính mình và của họ mà còn có khả năng phá hoại sức khỏe của chính mình.
“Khi bệnh nhân coi thường hoặc phóng đại các triệu chứng, lựa chọn lối sống, mức độ đau hoặc tác dụng phụ, họ thường không nhận ra rằng điều đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ – và chất lượng điều trị mà họ nhận được”, Ryan Grey, cựu bác sĩ phẫu thuật của Lực lượng Không quân, cho biết.
“Nói dối cũng có thể nguy hiểm, vì nó có thể gây ra tương tác hoặc quá liều thuốc”, ông Grey cho biết thêm.
3. Phàn nàn về các bác sĩ khác
Khi bệnh nhân phàn nàn về các bác sĩ khác, họ muốn “nói” rằng “bệnh nhân này khó khăn” (và có thể sẽ kiện tôi vào một ngày nào đó)…, tiến sĩ Grey cho biết.
4. Thô lỗ, hung hăng
Đừng bao giờ hung hăng, thô lỗ với bác sĩ, nhân viên y tế. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Grey nói: “Mặc dù hầu hết mọi người đều nhận ra rằng bác sĩ cũng là những người bình thường, nhưng một số người tin rằng bác sĩ không bao giờ được phép mắc sai lầm”.
Theo tiến sĩ Grey, bệnh nhân cần nhận ra rằng các bác sĩ là đối tác của họ, và việc bệnh nhân trở nên hiếu chiến hoặc khó chịu sẽ chỉ gây hại cho mối quan hệ này, theo Eat This, Not That!
5. Đến muộn
Đến muộn là một thói quen xấu. Ảnh SHUTTERSTOK
Đôi khi mọi thứ xảy ra ngoài tầm kiểm soát và chúng ta đến muộn. Nhưng nếu bạn là kiểu người thường xuyên đi muộn, điều đó sẽ gây khó chịu cho nhiều người.
Việc một người đến muộn là không công bằng hoặc tôn trọng đối với những bệnh nhân đến khám đúng giờ đã hẹn mà bị khám muộn. Bạn phải tôn trọng thời gian của người khác.