Các nhà khoa học nhận định hai dòng phụ mới của biến thể Omicron, BA.4 và BA.5, dễ lây lan hơn cả “Omicron tàng hình” BA.2 và có khả năng kháng kháng thể, dẫn đến nguy cơ xuất hiện làn sóng lây nhiễm mới.
Các dòng phụ BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron có nguồn gốc từ Nam Phi. Ảnh REUTERS
Tạp chí Fortune ngày 2.5 dẫn lời các chuyên gia nhận định BA.4 và BA.5, hai dòng phụ mới của biến thể Omicron, rất dễ lây lan và có khả năng thoát miễn dịch.
Theo nghiên cứu mới của giáo sư Alex Sigal tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe Châu Phi ở Nam Phi, BA.4 và BA.5 có thể dẫn đến một làn sóng lây nhiễm mới vì có khả năng kháng lại kháng thể do vắc xin tạo ra hoặc do nhiễm Omicron trước đó. Tuy vậy, nguy cơ bệnh trở nặng hoặc t.ử v.ong của những người này vẫn thấp, ông Sigal nói thêm.
Song, những người còn lại sẽ không may mắn như vậy. Ông Sigal cho biết những người đã mắc Covid-19 nhưng không phải do Omicron gây ra có miễn dịch kém với BA.4 và BA.5. Những người bị nhiễm Omicron nhưng không được chủng ngừa cũng có mức độ tương tự.
Trước đó, Bloomberg ngày 28.4 dẫn lời chuyên gia Covid-19 Nam Phi Tulio de Oliveira cho biết BA.4 và BA.5 dường như có khả năng lây nhiễm cao hơn BA.2, hay còn được gọi là “Omicron tàng hình”. BA.2 vốn đã có khả năng lây nhiễm cao hơn biến thể Omicron ban đầu.
Trong nghiên cứu, chuyên gia Sigal và nhóm của ông nhận định khả năng xảy ra làn sóng lây nhiễm BA.4/BA.5 là rất cao.
Tuy vậy, ông Sigal không cho rằng đây sẽ là làn sóng lớn vì Omicron đã lây nhiễm cho rất nhiều người trên toàn thế giới. Ông Sigal cũng nhận định làn sóng này sẽ không quá nghiêm trọng, xét về độc lực của virus, vì con người đã có kháng thể từ vắc xin và việc nhiễm Omicron trước đó.
Cho đến nay, những triệu chứng mà các dòng phụ mới gây ra có vẻ khá giống với triệu chứng của biến thể Omicron, bao gồm sốt, mất khứu giác và khó chịu.
BA.4 và BA.5 là các dòng phụ có nguồn gốc ở Nam Phi. Tuần trước, Bloomberg đưa tin số ca Covid-19 ở Nam Phi đang tăng vọt, bất chấp thực tế là hầu hết người dân nước này đã được chủng ngừa hoặc từng nhiễm virus. Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm Nam Phi trong ngày 1.5 đã báo cáo gần 4.000 ca nhiễm mới. Sang ngày 2.5, con số này giảm còn 2.650 ca.
Các dòng phụ BA.4 và BA.5 đã được phát hiện tại một số nước ở châu Phi và châu Âu như Botswana, Nam Phi, Đức và Đan Mạch. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi sát sao các dòng phụ này.
Fortune ngày 29.4 dẫn lời nhiều nhà nghiên cứu Covid-19 có quyền truy cập vào Gisaid, cơ sở dữ liệu quốc tế theo dõi những thay đổi trong SARS-CoV-2 và virus cúm, cho biết các dòng phụ mới của Omicron cũng đã xuất hiện tại Mỹ. Mẫu bệnh phẩm có BA.4 ở Mỹ lần đầu được thu thập vào ngày 30.3, trong khi với BA.5 là vào ngày 29.3.
Chỉ đạo khẩn bảo vệ nhóm yếu thế trước dịch Covid-19
Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi các địa phương hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19.
Đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc.
Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới với các biến thể mới được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta (B.1.617), Omicron (B.1.1.529). Trong đó, nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc Covid- 19 là nhóm người trên 50 t.uổi, người có bệnh nền, người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.
Theo Bộ Y tế, việc quản lý, theo dõi sức khỏe, giám sát phát hiện sớm để điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ t.ử v.ong là rất cấp thiết, nhất là trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Vì thế, Bộ xây dựng hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid- 19.
Ảnh minh họa.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện hướng và thực hiện báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu.
Các nội dung ưu tiên cần thực hiện gồm: quản lý người thuộc nhóm nguy cơ; truyền thông, tư vấn về phòng chống Covid-19; tiêm chủng vaccine phòng Covid-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc Covid-19; chăm sóc và điều trị người bệnh; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc Covid-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.
Bộ cũng đề nghị địa phương bố trí ngân sách, huy động các Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện hướng dẫn.
Cụ thể:
Người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm:
– Người có bệnh nền có nguy cơ cao.
– Người trên 50 t.uổi.
– Phụ nữ có thai.
– Người người chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 ở người trên 18 t.uổi.
Các xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn như lập danh sách, xác định các yếu tố bệnh nền, sức khỏe chung, theo dõi sức khỏe…
Về việc tiêm vaccine, các địa phương cần rà soát người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người không di chuyển được. Đồng thời, chú ý tiêm mũi bổ sung, nhắc lại cho người đã tiêm đủ liều. Ngoài ra, cũng cần tiêm vaccine đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình.
Về việc xét nghiệm, các xã, phường, thị trấn trên cơ sở đ.ánh giá cấp độ dịch của từng địa bàn thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình. Trong đó, chủ động xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở… Tần suất xét nghiệm thực hiện trên cơ sở cấp độ dịch để đảm bảo việc tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, khuyến khích, hướng dẫn người dân thuộc nhóm nguy cơ tự làm xét nghiệm nhanh, khai báo kết quả cho trạm Y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn theo dõi, điều trị kịp thời, đúng quy định.