Gia tăng bệnh nhân phình động mạch chủ nhập viện

Từ đầu tháng 11 cho tới nay, mỗi ngày Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện ba ca đại phẫu do phình động mạch chủ.

gia tang benh nhan phinh dong mach chu nhap vien c91 5517812

Thời tiết lạnh là yếu tố làm tăng nặng thêm nhiều bệnh lý ở những người có bệnh lý nền. Các bệnh liên quan huyết áp cao, mỡ m.áu dẫn tới đột quỵ, phình động mạch chủ được ghi nhận gia tăng trong những ngày lạnh vừa qua.

Bệnh nhân N. (40 t.uổi, Nghệ An) bị mỡ m.áu cao đã vài năm nay nhưng anh không nghĩ có thể dẫn tới xơ vữa động mạch chủ, nặng có thể vỡ động mạch chủ và t.ử v.ong. Anh N. không uống thuốc hay có chế độ ăn uống phù hợp. Đầu tháng 1, anh thấy có cơn đau nhói từ sau lưng tới vùng bụng, nôn mửa thì gia đình đưa anh vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An. Anh được chẩn đoán bị phình động mạch chủ tuýp A và được chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức kịp thời.

Nằm cùng phòng với anh N là bệnh nhân C. (70 t.uổi). Ông có t.iền sử mắc bệnh cao huyết áp từ lâu. Tuần trước, khi đang lưu thông trên đường, ông C. thấy cơ thể bị nhiễm lạnh. Tới nhà, ông bị đau quặn bụng, từ lưng xuyên sang ngực. Ông được nhập viện trong tình trạng cấp cứu là vì do bệnh cao huyết áp dẫn tới phình động mạch chủ. Ông cũng may mắn được cứu chữa kịp thời.

PGS, TS Nguyễn Hữu Ước – Giám đốc Trung tâm Tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện Việt Đức cho biết, bệnh nhân phình động mạch chủ thường nhầm với các triệu chứng đau bụng thông thường, vì vậy họ chủ quan không đến bệnh viện khám sớm. Bệnh liên quan tới người bị cao huyết áp, mỡ m.áu và đặc biệt thời tiết lạnh bệnh thường trở nặng và nếu uống rượu bia thì nguy cơ t.ử v.ong lại càng cao.

Bệnh phình động mạch chủ đa phần diễn biến thầm lặng, không có triệu chứng, thường được phát hiện tình cờ qua khám sức khỏe hoặc nhiều khi bệnh nhân tự sờ thấy khối ở bụng rồi đi khám. Phình động mạch chủ khi có triệu chứng thường là đã có biến chứng hoặc nguy cơ xảy ra biến cố cao.

Diễn biến của bệnh phình động mạch chủ nhanh và khó lường so với các bệnh về tim mạch. Thực tế, có không ít bệnh nhân đến được bệnh viện nhưng không kịp phẫu thuật đã vỡ động mạch và t.ử v.ong.

Với những trường hợp cứu được thì họ sẽ phải trải qua cuộc phẫu thuật tốn nhiều công sức, trí tuệ, thời gian với tỷ lệ t.ử v.ong là 15-20% khi thực hiện phẫu thuật. Chi phí cho cuộc đại phẫu thuật này từ 150 triệu đến 400 triệu/một ca.

BS Nguyễn Tùng Sơn, Trung tâm Tim mạch và lồng ngực cho biết, với những trường hợp lóc động mạch chủ tuýp A, tỷ lệ t.ử v.ong trong vòng 24 giờ đầu tới 50%. Vì thế, việc chẩn đoán xác định ban đầu rất quan trọng và nhanh chóng gửi bệnh nhân tới cơ sở có khả năng phẫu thuật, can thiệp để có hướng xử lý kịp thời.

BS Tùng nhấn mạnh, quan trọng nhất để dự phòng bệnh phình động mạch chủ là phải dự phòng sức khỏe ban đầu, kiểm soát huyết áp, cân nặng, mỡ m.áu và đi khám sức khỏe định kỳ. “Bệnh phình động mạch chủ rất nguy hiểm, vì vậy có dấu hiệu đau bụng, tức ngực, người bệnh cần đến các cơ sở y tế khám càng sớm càng tốt”, BS Tùng nói.

Những ‘đại kỵ’ khi ăn trứng vịt lộn không phải ai cũng biết để tránh rước họa vào thân

Trứng vịt lộn là món ăn bổ dưỡng, tốt cho cơ thể. Thế nhưng không phải ai ăn trứng vịt lộn cũng tốt hoặc ăn vào thời điểm nào cũng được. Nếu ăn sai cách hoặc với một số người mắc bệnh, trứng vịt lộn có thể thành ‘thuốc độc’.

nhung dai ky khi an trung vit lon khong phai ai cung biet de tranh ruoc hoa vao than 457 5093247

Ảnh minh họa: Internet

Những người không nên ăn trứng vịt lộn

Người mắc bệnh tim mạch

Trứng vịt lộn chứa một hàm lượng chất đạm và cholesterol trong trứng vịt lộn rất cao, nếu ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng cholesterol xấu trong m.áu gây hại cho tim mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch gây đột quỵ. Vì thế, lời khuyên cho những người mắc bệnh tim mạch là không nên ăn trứng vịt lộn.

Người bị huyết áp cao

Những người có bệnh cao huyết áp cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi m.áu cơ tim và đột quỵ.

Với những người bị bệnh cao huyết áp thì tuyệt đối nên tránh xa trứng vịt lộn. Bởi khi ăn trứng vịt lộn có nghĩa là bạn đang nạp vào cơ thể một lượng lớn chất đạm và cholesterol. Trong khi đó những chất này là một trong những tác nhân chính gây nên tình trạng cao huyết áp.

Người mắc bệnh về gan, tỳ vị

Tỳ vị và gan có nhiệm vụ sàng lọc chất độc hại trong cơ thể. Tuy nhiên, khi chúng bị tổn thương lượng đạm từ trứng vịt lộn sẽ khiến chúng phải hoạt động hết công suất, khiến tổn hại lại càng lớn hơn.

Bên cạnh đó trứng vịt lộn có tính hàn sẽ khiến người bệnh gan và các bệnh tỳ vị dễ đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là bị đau bụng.

nhung dai ky khi an trung vit lon khong phai ai cung biet de tranh ruoc hoa vao than e7b 5093247

Ảnh minh họa: Internet

Người đang bị sốt

Protein trong trứng lộn đi vào cơ thể sẽ bị phân huỷ và sinh ra nhiệt lượng cao hơn 30% so với bình thường, chính vì thế những người đang sốt ăn trứng sẽ khiến nhiệt độ cơ thể càng tăng cao, dễ gây co giật và biến chứng lên não.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai không nên ăn trứng vịt lộn kèm rau răm sống. Rau răm tiêu thực, trừ hàn, sát trùng, ấm bụng, chống đầy bụng khó tiêu… cho người bình thường nhưng sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Gừng tươi nóng, kích thích tiêu hóa, giải độc, tốt cho tim mạch… nhưng có thể gây sảy thai đầu thai kỳ nếu cơ địa yếu, dây chằng lỏng lẻo.

Giai đoạn cuối thai kỳ mẹ bầu ăn trứng vịt lộn sẽ tích quá nhiều đạm, chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol xấu trong m.áu cũng không tốt.

Không cho trẻ dưới 5 t.uổi ăn trứng vịt lộn

Trẻ dưới 5 t.uổi không nên ăn trứng vịt lộn. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của bé ở giai đoạn này còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ gây trướng bụng, rối loạn tiêu hóa, có hại cho sức khỏe.

Với những bé trên 5 t.uổi thì chỉ nên cho ăn 1/2 quả trứng vịt lộn mỗi lần. Mỗi tuần từ 1 đến 2 lần là đủ.

Ăn trứng vịt lộn vào thời điểm thích hợp

Nếu như ở miền Bắc, người ta thường ăn trứng vịt lộn buổi sáng thì ở miền Nam lại hay ăn trứng vịt lộn bắt đầu từ chiều cho đến tối. Thế nhưng theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng thì nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng là tốt nhất, tránh ăn vào buổi tối vì đây là món ăn khó tiêu, nếu ăn trứng vào buổi tối xong, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được.

nhung dai ky khi an trung vit lon khong phai ai cung biet de tranh ruoc hoa vao than 782 5093247

Ảnh minh họa: Internet

Không ăn trứng vịt lộn đã chín để qua đêm

Trứng vịt lộn đã chín sau để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại. Do đó, tốt nhất là không nên ăn trứng vịt lộn đã để qua đêm.

Trứng vịt lộn có thể làm tăng cân

Trứng vịt lộn cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể, giúp sản sinh nhiều năng lượng. Vì vậy đây là món ăn rất hữu hiệu đối với những người gầy yếu muốn tăng cân và sẽ không tốt cho những ai đang muốn giảm cân.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích khi ăn trứng vịt lộn, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

Không ăn trứng vịt lộn khi không có rau răm

Nhiều người có thói quen không ăn kèm rau răm với trứng vịt lộn, nhưng đây là một sai lầm tai hại. Bởi theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc, có tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng. Ngoài ra còn giúp làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, chống lạnh bụng, say nắng.

Còn với trứng vịt lộn thì đây là một món bổ dưỡng, cũng là món ăn bài thuốc có công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành, cải thiện khả năng sinh lý.

Do vậy, việc ăn kèm rau răm với trứng vịt lộn sẽ giúp làm giảm bớt ham muốn t.ình d.ục từ tác dụng của trứng vịt lộn, mang tới sự cân bằng âm dương cho cơ thể và giúp người ăn không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các trục trặc về tiêu hóa.

nhung dai ky khi an trung vit lon khong phai ai cung biet de tranh ruoc hoa vao than 179 5093247

Ảnh minh họa: Internet

Không ăn quá 2 quả trứng vịt lộn/tuần

Không chỉ trong một tuần mà nhiều người còn có thói quen ăn trứng vịt lộn mỗi ngày. Thế nhưng, đây lại là thói quen không tốt cho sức khỏe. Bởi theo các nghiên cứu, trong một quả trứng vịt lộn có 182 kcal năng lượng, 13,6 g protein; 12,4 g lipit; 82 mg canxi; 212 g photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin, sắt…

Nếu ăn nhiều trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong m.áu, gây ra các vấn đề về bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường. Bên cạnh đó, ăn trứng vịt lộn quá nhiều bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng bị dư thừa vitamin A.

Chính vì thế, mỗi người lớn tốt nhất chỉ nên ăn không quá 2 quả/tuần.

Ăn trứng vịt lộn xong không nên ăn gì?

Sữa

Hàm lượng chất Lactose có rất nhiều trong sữa, ngược lại trứng vịt lộn thì lại chứa rất nhiều Protein.

Nếu bạn vừa ăn trứng vịt lộn và uống sữa cùng một lúc thì sẽ giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất vào cơ thể. Đồng thời còn khiến cho quá trình tiêu hóa những chất dinh dưỡng này diễn ra lâu hơn. Cho nên, tốt nhất bạn không nên sử dụng 2 loại thực phẩm này cùng lúc nhé.

Sữa đậu nành

Một số người thường hay có thói quen vừa uống sữa đậu nành và vừa ăn trứng vịt lộn. Nếu bạn rơi vào trường hợp này, vậy thì hãy ngưng ngay nhé. Bởi vì đây là một cách ăn uống phản khoa học.

Bên trong đậu nành có chứa rất nhiều chất Lysine. Nếu chất này kết hợp chung với lượng Protein từ trứng thì sẽ khiến cho cơ thể bạn giảm khả năng hấp thu.

Óc lợn

Khi ăn chung óc lợn với trứng hột vit lộn thì sẽ khiến cho lượng cholesterol trong m.áu tăng đáng kể. Nặng hơn có thể khiến cho cơ thể bị tăng huyết áp đột ngột và dẫn đến tình trạng t.ử v.ong.

nhung dai ky khi an trung vit lon khong phai ai cung biet de tranh ruoc hoa vao than 757 5093247

Ảnh minh họa: Internet

Các loại thịt rùa, thỏ và ngỗng

Hãy nhớ không được ăn các loại thịt như thỏ, ngỗng sau khi vừa ăn trứng hột vịt lộn.

Bởi vì đây đều là những loại thực phẩm có tính hàn. Và chúng đều chứa các chất có hoạt tính sinh học, cho nên nếu ăn chung với nhau sẽ gây ra tình trạng kích ứng cho hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đau bụng tiêu chảy.

Trường hợp, ăn trứng hột vịt lộn chung với thịt rùa có thể khiến cho cơ thể bị ngộ độc. Nhất là những ai yếu trong người, đang bị bệnh ho cảm. Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ đang mang thai cũng nên không ăn 2 thực phẩm này cùng lúc nhé, vì nó sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn đâu.

Tỏi

Khi ăn trứng vịt lộn, bạn cũng nên tránh ăn chung với tỏi nhé. Đặc biệt là trường hợp chiên tỏi quá tay, cháy khét nhiều. Lúc này, phần tỏi này sẽ sản sinh ra một chất rất độc. Nếu ăn kèm với trứng vịt lộn thì có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Quả hồng

Nếu bạn vừa ăn trứng vịt lộn xong và sau đó bạn ăn trái hồng. Thì đây là một việc làm không nên tý nào, bởi vì điều này sẽ làm cho cơ thể bạn dễ bị ngộ độc thực phẩm,…

Nước cam ép

Hãy nhớ đừng nên uống nước cam khi đang ăn trứng vịt lộn. Bởi vì lượng protein trong trứng vịt lộn sẽ gây phản ứng hóa học với lượng axit Tartaric có trong quả cam.

Hiện tượng thường gặp nhất chính là các dấu hiệu đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy.

Uống trà

Nhiều người có thói quen uống trà sau khi ăn trứng vịt lộn. Họ cho rằng, việc làm này sẽ giúp hơi thở thoát ra từ miệng trở nên thơm hơn.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng lượng axit tannic bên trong lá trà khi kết hợp với protein của trứng vịt lộn sẽ làm cho cơ thể chúng ta gặp tình trạng khó tiêu hóa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *