Biến chứng nặng của bệnh tay chân miệng có thể khiến trẻ t.ử v.ong hoặc để lại di chứng nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Đang có con điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chị Ngô Thu Quỳnh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, con chị (10,5 tháng t.uổi) sốt trên 38 độ, biếng ăn, đau họng, chảy nước dãi…
Trước đó, bé chơi cùng 1 trẻ nhỏ khác (7 tháng t.uổi). Em bé này bị sốt, gia đình đưa đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng. Vì vậy khi con mình xuất hiện triệu chứng sốt tương tự, chị Quỳnh cũng nghĩ đến khả năng con lây bệnh và đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương để thăm khám. Tại đây, bé cũng được kết luận mắc tay chân miệng. Như nhiều trẻ khác mắc bệnh truyền nhiễm này, bệnh nhi hơn 10 tháng t.uổi bị nổi ban ở bàn chân, đầu gối…
Cùng có con điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương do mắc tay chân miệng là chị Hoàng Thị Thanh Thủy (Hoàng Mai, Hà Nội).
Khi con gái (3 t.uổi) sốt, kém ăn chị Thủy cho rằng con bị nhiệt miệng. Chỉ đến khi đầu gối bé có xuất hiện những nốt đỏ, chị mới nghĩ đến khả năng con mắc bệnh tay chân miệng và đưa bé đi khám. “Tôi nhắn tin cho cô giáo của con để báo thì được biết ở lớp con cũng có 2 bạn khác mắc tay chân miệng. Hầu hết các mẹ đều nghĩ con bị nhiệt miệng”, người mẹ này chia sẻ.
TS.BS Nam thăm khám cho bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng.
TS.BS Đào Hữu Nam, Trưởng khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết, từ tháng 3 đến nay, bệnh tay chân miệng bắt đầu rải rác xuất hiện. Hiện tại, Trung tâm Bệnh nhiệt đới đã tiếp nhận điều trị 9 bệnh nhân.
Những năm trước, khi trẻ đi học bình thường, tỉ lệ mắc tay chân miệng rất cao, đặc biệt là trẻ mẫu giáo do trẻ tiếp xúc, lây bệnh từ nhau. Hiện nay, COVID-19 đã giảm, trẻ quay trở lại trường, các bệnh truyền nhiễm tiếp tục tăng lên, trong đó có tay chân miệng.
TS.BS Nam khuyến cáo, phụ huynh phải theo dõi các triệu chứng của trẻ, đó là trẻ có sốt, giật mình, nổi ban ở tay, chân, miệng hay không. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần xem t.iền sử ở trong lớp học của con có bạn mắc bệnh này hay không.
Bác sĩ khuyến cáo, vệ sinh thường xuyên cho trẻ là điều quan trọng để giảm khả năng lây nhiễm.
Đường truyền nhiễm của bệnh này qua nước bọt, sinh hoạt ăn chung, uống chung…. Ngoài lây nhiễm qua tiếp xúc tay, bệnh còn lây khi tiếp xúc vào nốt bỏng nước khi tiếp xúc bệnh nhân. Bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, tuy nhiên những trẻ dưới 5 t.uổi là đối tượng thường gặp nhất, đặc biệt là trẻ dưới 3 t.uổi. Chủ yếu chúng ta chỉ phòng tránh bằng biện pháp không đặc hiệu là vệ sinh tay, rửa tay bằng xà phòng, tuân thủ 6 bước của Bộ Y tế…để giảm nguy cơ mắc tay chân miệng.
Khi trẻ mắc bệnh, phụ huynh cho trẻ ăn uống bình thường, đầy đủ dinh dưỡng, chú ý vệ sinh cơ thể, ăn chín uống sôi. Khi vệ sinh cho trẻ cần vệ sinh tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm cho trẻ khác. Bố mẹ không kiêng tắm, gội cho trẻ và cũng không cần kiêng khem thực phẩm nào.
Khi trẻ mắc bệnh, phụ huynh cần chú ý các dấu hiệu trẻ sốt cao liên tục, lờ đờ, giật mình, run tay chân… Lúc này, cần cho trẻ vào bệnh viện chuyên khoa ngay để được xử lý kịp thời tránh nguy cơ biến chứng nguy hiểm. “Biến chứng nặng của tay chân miệng là viêm não và viêm cơ tim. Đây là 2 biến chứng hay gặp, khiến trẻ có thể t.ử v.ong hoặc để lại di chứng nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời”, BS.TS Nam nói.
Trong trường hợp không gặp biến chứng, hầu như các trẻ có thể hồi phục hoàn toàn từ 3 – 5 ngày sau giai đoạn toàn phát.
Bình thường tay chân miệng không có triệu chứng nặng chỉ có triệu chứng nổi ban bàn tay, bàn chân và sốt. Khi trẻ có biểu hiện nổi ban tay, chân, miệng, sốt cao cần đưa trẻ đến viện để khám. Bác sĩ sẽ đ.ánh giá mức độ bệnh, độ 1 có thể ở nhà điều trị nhưng độ 2 phải điều trị tại viện để theo dõi.
Cũng theo TS.BS Đào Hữu Nam, việc phân biệt tay chân miệng với các bệnh khác như COVID-19 và sốt xuất huyết khá rõ ràng. Trẻ mắc tay chân miệng sẽ có nổi ban lòng bàn tay, chân và miệng. Trong khi đó, trẻ mắc sốt xuất huyết có triệu chứng phổ biến là nổi ban ở người, sốt liên tục.
5 biểu hiện trên da cảnh báo bệnh tim mạch, cần đi khám sớm để tránh biến chứng
Nếu thấy da có ít nhất 1 trong 5 dấu hiệu này, đừng ngần ngại đi khám sức khỏe tim mạch ngay lập tức để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.
Là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, và là bộ phận duy nhất có thể nhìn thấy từ bên ngoài, làn da đ.ánh giá là “cửa sổ” cho thấy sức khỏe tổng thể của mỗi người.
Giống như việc căng thẳng gây ra mụn, khiến các tình trạng về da như bệnh chàm thêm trầm trọng, thì các vấn đề về sức khỏe khác cũng có thể biểu hiện trên làn da. Những sự thay đổi đáng ngờ trên da có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sức khỏe bạn đang không ổn, trong đó có các bệnh về tim mạch.
” Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tim có thể xuất hiện trên da và móng tay, đó là lý do tại sao bác sĩ da liễu có thể là người đầu tiên nhận thấy rằng bạn mắc bệnh tim“, Học viện Da liễu Hoa Kỳ cho biết.
Sự phát triển, đổi màu hoặc sưng tấy ở một số khu vực nhất định có thể liên quan đến các biến chứng tim nghiêm trọng. Vậy những dấu hiệu nào trên da cho thấy bạn nên đi khám sức khỏe tim mạch ngay lập tức?
Thay đổi màu da
Da có màu hơi xanh (hội chứng da xanh tím) có thể xảy ra khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy sự thay đổi màu da này, đặc biệt là ở ngón chân, ngón tay hoặc môi trong khi cơ thể đang ấm, thì điều đó có thể cho thấy bạn đang có vấn đề về tim.
” Suy tim xảy ra khi cơ tim không bơm m.áu tốt như bình thường. Lưu lượng m.áu kém có thể khiến da có màu xanh hoặc tím tái“, phòng khám Mayo Clinic cho biết.
Khi gặp vấn đề về tim mạch, các mạch m.áu màu tím giống như mạng nhện vẫn xuất hiện trên da ngay cả khi cơ thể đang ấm (tình trạng được gọi là liveo reticularis), thường xuất hiện trên cánh tay hoặc chân.
Xuất hiện mụn màu vàng
Sự xuất hiện của các nốt mụn màu vàng có thể là tin xấu đối với sức khỏe tim mạch. Các khối u nhỏ này không gây đau, nhìn hơi giống phát ban hoặc mụn cóc, nhưng chúng là kết quả của sự tích tụ mỡ dưới da do lượng cholesterol trong m.áu cao.
Theo Phòng khám Cleveland, khi mức cholesterol trong m.áu quá cao, cholesterol có thể tích tụ trên thành động mạch, gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.
” Tình trạng này khiến các động mạch bị thu hẹp, giảm lưu lượng m.áu đến tim. Điều này có thể dẫn đến đau thắt ngực (đau ngực) do lưu lượng m.áu không đủ đến tim hoặc đau tim trong trường hợp mạch m.áu bị tắc hoàn toàn và cơ tim bắt đầu c.hết“, phòng khám này giải thích thêm.
Hãy đi khám ngay nếu nhận thấy sự xuất hiện đột ngột của các nốt mụn màu vàng hoặc cam trên da. Chúng có thể nổi lên ở bất cứ đâu trên cơ thể nhưng thường thấy nhất ở các khớp như đầu gối và khuỷu tay, thậm chí là trên mí mắt.
Sưng bàn chân và mắt cá chân
Sưng bàn chân và mắt cá chân, còn gọi là phù nề, có thể là một triệu chứng khác của bệnh tim. Khi tim suy yếu, nó không thể bơm m.áu qua tĩnh mạch một cách hiệu quả đến các khu vực như bàn chân và lưng, gây ra tình trạng tích tụ.
Đặc biệt, hãy thận trọng với chứng phù nề rỗ ngoại vi, vì nó có liên quan chặt chẽ với các vấn đề về tim hơn so với chứng “phù không rỗ” thường liên quan đến các biến chứng ở tuyến giáp hoặc hệ thống bạch huyết.
Bạn có thể xác định đó là phù rỗ hay phù không rỗ bằng cách ấn nhẹ vào vùng bị ảnh hưởng. Nếu vết lõm vẫn còn sau đó, thì bạn đang đối mặt với chứng phù rỗ.
Ngứa, viêm chân
Viêm da ứ nước – một dạng của bệnh chàm, là tình trạng viêm da ở cẳng chân do lưu thông kém và tích tụ chất lỏng dẫn đến da đỏ, ngứa, khô và thậm chí có vảy. Giống như phù nề, nguyên nhân có thể do chức năng tim hoạt động không bình thường vì m.áu không thể di chuyển đúng cách qua các tĩnh mạch.
Bác sĩ Jenny Murase – một phó giáo sư lâm sàng về da liễu, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này. ” Nhận biết sớm tình trạng viêm da ứ nước có thể giúp phát hiện các vấn đề nghiêm trọng, đe dọa tính mạng và ngăn chặn tình trạng da tiến triển từ sưng tấy, mẩn đỏ và ngứa đến các vết loét chảy dịch dễ bị n.hiễm t.rùng“, PGS Murase nói.
Xuất hiện các đốm đỏ
Các nốt Osler và tổn thương Janewway đều biểu hiện trên da dưới dạng các cục hoặc đốm màu tím đỏ. Tuy nhiên, các tổn thương Janeway thường không mềm và xảy ra trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Trong khi đó, hạch Osler có thể gây đau đớn và xuất hiện trên các ngón tay và mặt dưới của các ngón chân.
Dù khác biệt nhưng cả hai đều có thể là biểu hiện của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn – một bệnh n.hiễm t.rùng có thể đe dọa tính mạng ở niêm mạc và van bên trong của tim.
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn có thể gây suy tim, đau tim và các biến chứng khác nếu không được điều trị. Những người có các biến chứng trước đó như bệnh van tim, bệnh thấp tim hoặc ghép tim có nhiều nguy cơ mắc loại n.hiễm t.rùng nguy hiểm này hơn.