Dị ứng, viêm nhiễm cổ họng, trào ngược dạ dày thực quản… là các nguyên nhân chính dẫn tới viêm họng mạn tính.
Đau họng xảy ra khi khi có sự viêm nhiễm, gây khó khăn và đau đớn khi nuốt hoặc nói chuyện. Nếu cơn đau kéo dài hơn 2 tuần và thấy khó thở, bạn cần đi khám bác sĩ.
Hiểu được điều gì gây ra chứng đau họng tái phát của bạn là chìa khóa để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Đau họng xảy ra khi khi có sự viêm nhiễm, gây khó khăn và đau đớn khi nuốt hoặc nói chuyện. (Ảnh minh họa)
Dị ứng
Dị ứng dẫn đến nghẹt mũi rồi chuyển thành chảy nước mũi sau khi chất nhầy chảy vào cổ họng, dẫn đến kích ứng và đau nhức. Dị ứng đôi khi gây ra ho, sau đó kích ứng cổ họng của bạn.
Những người bị dị ứng thường hắng giọng để cố gắng loại bỏ chất nhầy dư thừa. Điều này có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm kích ứng họng.
Nếu bạn đang gặp các triệu chứng khác như hắt hơi, chảy nước mũi và ngứa cổ họng, điều đó cho thấy rằng dị ứng đang gây ra đợt đau họng của bạn.
Viêm nhiễm
N.hiễm t.rùng do virus và vi khuẩn đều có thể gây ra đau họng. Một người có khả năng nhiễm các loại virus cúm, cảm lạnh thông thường, SARS-CoV-2 hoặc nhiễm khuẩn gây viêm họng, viêm phổi.
Nhiễm virus gây ra viêm họng thường xuyên hơn nhiễm khuẩn. Các dấu hiệu khác của tình trạng n.hiễm t.rùng là sốt, đau nhức cơ, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi và ớn lạnh.
Hút thuốc
Thỉnh thoảng hút thuốc thường không gây đau họng tái phát nhưng mọi chuyện sẽ khác nếu thói quen đó kéo dài. Hút thuốc thường xuyên gây khô, đau cổ họng.
Độc tố trong t.huốc l.á làm chậm sự chuyển động của các lông mao, các tế bào hút chất nhờn và phần tử lạ. Điều này dẫn đến tích tụ chất nhầy trong đường mũi và cuối cùng gây ho, đau họng.
Tiếp xúc với khói thuốc cũng dễ gây kích ứng dẫn đến đau hoặc ngứa cổ họng.
Trào ngược axit
Khi nói đến tình trạng trào ngược axit nghiêm trọng, trào ngược dạ dày thực quản có lẽ phổ biến nhất. Tuy nhiên, bệnh không có khả năng gây đau họng mạn tính như trào ngược thanh quản.
Với trào ngược thanh quản, thành phần axit trong dạ dày sẽ đi lên thực quản và tràn vào cổ họng, gây kích ứng và viêm. Tình trạng này đi kèm với khàn giọng, ho mạn tính và cảm giác như có khối u mắc kẹt trong cổ họng.
Các yếu tố nguy cơ của trào ngược thanh quản bao gồm béo phì hoặc thừa cân, ăn quá nhiều, nằm xuống ngay sau khi ăn, ăn đồ quá cay hoặc có tính axit, mặc quần áo quá chật vòng eo.
Ung thư vòm họng
Đau cổ họng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư vòm họng.
Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy đau họng dai dẳng kết hợp với khó thở, khó nuốt hoặc đau tai là dấu hiệu dự báo ung thư vòm họng rõ ràng hơn chỉ khàn giọng đơn thuần.
Paul Walker, bác sĩ tai mũi họng tại Đại học Y Loma Linda (Mỹ) cho biết, khi ung thư vòm họng là thủ phạm, cơn đau họng mạn tính không chỉ dai dẳng mà còn đau hơn theo thời gian, đặc biệt nếu khối u phát triển.
Đó có thể là cơn đau nhói hoặc âm ỉ, nhức nhối, đôi khi lan đến hàm, cổ hoặc tai khi ung thư lan rộng. Một số dấu hiệu phổ biến khác của ung thư vòm họng cần chú ý bao gồm cứng hàm, khó nuốt, khối u ở cổ, hôi miệng kéo dài, c.hảy m.áu cam, ho ra m.áu.
Tuy nhiên, ung thư vòm họng không quá phổ biến, chỉ chiếm 0,7% số ca ung thư được chẩn đoán ở Mỹ.
Các yếu tố nguy cơ lớn nhất của ung thư vòm họng bao gồm hút t.huốc l.á và uống nhiều rượu. Những người nhiễm virus Epstein-Barr, HPV hoặc vệ sinh răng miệng kém cũng có thể mắc bệnh.
B.é t.rai 9 t.uổi mắc bệnh tự kỷ nuốt lò xo vào cổ họng
Cậu bé 9 t.uổi mắc bệnh tự kỷ ở TP.HCM đã nuốt lò xo vào họng khiến cháu bị đau và vướng họng.
Sáng 22/4, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết, đơn vị này vừa gắp thành công dị vật là một chiếc lò xo cho một b.é t.rai 9 t.uổi (ngụ Quận 3), mắc bệnh tự kỷ nuốt phải, trước nguy cơ bị viêm nhiễm, áp xe phổi hoặc thực quản dễ dẫn tới nguy hiểm tính mạng.
Theo lời kể của ba b.é t.rai trên, trước khi nhập viện 1 giờ, khi bé đang chơi ở nhà thì người nhà phát hiện bé bị dị vật trong họng. Ngay lập tức, bé được chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM.
Dị vật cháu bé nuốt vào cổ họng được các bác sĩ gắp ra. Ảnh: K.V
Bác sĩ ghi nhận, bệnh nhân không khó thở thanh quản, không có hội chứng xâm nhập. Các bác sĩ đã tiến hành khám, thực hiện các xét nghiệm lâm sàng, X-quang và soi dị vật. Qua đó phát hiện một lò xo sắt 2 càng, chiều dài mỗi càng 3cm, trong đó 1 càng bị cài ở thành sau họng. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định gây mê để lấy dị vật cho trẻ. Sau lấy dị vật niêm mạc trầy xước ở thành sau họng và thanh thiệt.
TS.BS Lê Trần Quang Minh, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết, đây là một trường hợp hiếm gặp trong hơn 30 năm công tác. Muốn lấy dị vật khó này cần phải quan sát kỹ để xác định hướng lò xo rồi dùng kẹp lại.
“Loại dị vật này là móc lò xo dễ bị bung ra, có 2 đầu nhọn có thể móc vào các mô trong họng, thực quản của bé nếu bị lún sâu xuống. Như vậy phải nắm rõ tính chất của dị vật, khi bóp được 2 đầu vào thì lò xo sẽ thu nhỏ lại, lấy ra dễ dàng hơn và không gây sang chấn”, TS.BS Quang Minh nói.
Cũng theo Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, để tránh việc trẻ bị hóc dị vật, khi ăn uống, người lớn cũng như trẻ nhỏ tránh vừa ăn vừa nói mà cần nhai kỹ; phụ huynh khi cho trẻ ăn cần chú ý lấy kỹ xương, khi ăn trái cây có hột nên hướng dẫn trẻ bỏ hột, không để các đồ vật nhỏ khi bé chơi có thể nuốt, nhét vào tai…
Ths.BSCK II Trương Mỹ Thục Uyên – Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho hay, so với trẻ bình thường, trẻ tự kỷ có nhiều nguy cơ hóc phải dị vật hơn. Theo một nghiên cứu năm 2021, trẻ tự kỷ ảnh hưởng tiêu cực gấp 3-4 lần so với trẻ bình thường. Đặc biệt là dịch COVID-19 vừa qua, khi thực hiện giãn cách xã hội, trẻ không được đến trường, dễ dẫn đến các hành vi tiêu cực, làm những hành động có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe mà không biết.
Sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM gắp dị vật, sức khỏe của b.é t.rai bình phục . Ảnh: K.V
Các bác sĩ cho biết, rất may bệnh nhân nhập viện ngay khi vừa nuốt dị vật khoảng 1 tiếng. Tuy nhiên, do trẻ bị tự kỷ nên không hợp tác, khó khăn trong quá trình khám bệnh. Bác sĩ đ.ánh giá, tình trạng này để lâu có thể gây n.hiễm t.rùng, đ.âm t.hủng những cấu trúc trong họng liên quan đến vùng thực quản, gây viêm nhiễm thực quản, áp xe phổi, ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.
Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết hóc dị vật đó là trẻ có cảm giác nuốt khó và đau. Nếu dị vật lớn thì trẻ không nuốt được nước bọt và nhổ nước bọt liên tục. Thường các bé tự kỷ không tương tác được bình thường nên người lớn phải theo dõi các cháu.
Khi phụ huynh phát hiện con mình nuốt phải dị vật hoặc nghi ngờ con hóc dị vật cần đưa con đến Bệnh viện Tai Mũi Họng khám kịp thời bởi khi để muộn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.