Tham khảo những mẹo dưới đây để loại bỏ sự mệt mỏi và chào đón một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Đi ngủ sớm hơn
Đi ngủ sớm hơn là yếu tố tất yếu bạn phải làm để có thể thức dậy sớm hơn vào sáng hôm sau. Ngoài việc đi ngủ sớm, hãy đảm bảo ràng bạn sẽ đi ngủ vào đúng một khung giờ mỗi tối. Nếu bạn thực sự muốn thức dậy sớm hơn mà không cảm thấy mệt mỏi, hãy cố gắng sắp xếp cho mình lịch trình ngủ phù hợp.
Thức dậy cùng thời điểm
Cơ thể hoạt động rất tốt với thói quen ngủ đều đặn. Thói quen đều đặn tương đương với giấc ngủ chất lượng cao và chu kỳ ngủ tốt. Vì vậy, hãy giúp cơ thể của bạn dậy sớm vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Bạn sẽ thực sự đưa cơ thể vào nhịp điệu với giờ đi ngủ sớm, có nghĩa là bạn sẽ dễ dàng thức dậy sớm hơn mà không cảm thấy mệt mỏi vì cơ thể bạn đang có một giấc ngủ ngon và thoải mái. Điều nãy sẽ giúp bạn loại bỏ cảm giác uể oải sau khi thức dậy.
Ghi lại những công việc cần làm
Nếu bạn cần một số động lực để thức dậy sớm hơn mà không cảm thấy mệt mỏi, hãy vạch ra những công việc bạn sẽ làm khi thức dậy. Có một kế hoạch hành động mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng cường năng lượng, loại bỏ sự mệt mỏi và bắt đầu làm việc. Vì thế, mỗi tối hãy vạch ra 3 điều đầu tiên bạn định hoàn thành khi dậy sớm vào ngày hôm sau.
Tập thể dục thường xuyên
Đối với giấc ngủ của bạn, tập thể dục có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng trong ngày. Tập thể dục cũng làm giảm căng thẳng, giúp bạn bớt lo lắng hơn về vấn đề hiện tại. Ngoài ra, chúng sẽ giúp ích cho mô hình giấc ngủ của cơ thể. Cố gắng tập thể dục ít nhất 3 ngày một tuần để có một cơ thể khoẻ mạnh cũng như đảm bảo cho bạn có một giấc ngủ tốt.
Đọc sách trước khi ngủ
Theo một nghiên cứu cho thấy chỉ cần đọc sách 6 phút trước khi ngủ có thể giảm căng thẳng đến 68%. Đọc sách giúp bạn trở nên thư giãn, chuyển sự tập trung của bạn ra khỏi công việc và cho bộ não của bạn được nghỉ ngơi. Đây có thể là lý do giúp bạn giảm thiểu sự mệt mỏi ngay sau khi thức dậy.
Uống nhiều nước
Hầu hết mọi người đều bị mất nước, tuy nhiên họ thậm chí không biết điều đó. Khi không đủ nước, bạn sẽ cảm thấy uể oải và mệt mỏi ngay cả khi bạn đã ngủ đủ 8 tiếng vào đêm hôm trước. Việc uống nhiều nước không chỉ giúp cho giấc ngủ của bạn tốt hơn, giúp bạn loại bỏ sự mệt mỏi mà chúng còn khiến toàn bộ cơ thể bạn trở nên khoẻ mạnh hơn. Vì thế, dù bạn làm việc hay tham gia bất cứ hoạt động gì, hãy cố gắng uống thật nhiều nước để đảm bảo bạn có một sức khoẻ tốt chống lại sự mệt mỏi, buồn ngủ, căng thẳng và chán nản.
Ăn tối sớm
Ăn tối sớm tốt cho tiêu hóa của bạn đồng thời chúng cũng tốt cho giấc ngủ của bạn. Vì bạn sẽ tiêu hóa thức ăn sớm hơn, nên cơ thể bạn có thể tập trung vào giấc ngủ hơn. Ăn tối sớm sẽ giúp bạn cải thiện đáng kế giấc ngủ của mình cũng như tránh được cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy.
Ngồi thiền trước khi ngủ
Bạn không nhất thiết phải ngồi thiền giống như một bài tập yoga, tuy nhiên, hãy dành khoảng 10 phút cuối ngày trước khi đi ngủ để suy ngẫm, thư giãn, tĩnh tâm và giảm căng thẳng khiến tinh thần trở nên thoái mái hơn trước khi ngủ.
Hạn chế đồ uống có cồn
Rượu bia sẽ có nguy cơ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn vì cơ thể bạn phải dành thời gian đốt cháy hết chất cồn và gây rối loạn cân bằng hormone cho giấc ngủ. Điều đó có nghĩa là bạn dành ít thời gian hơn vào ban đêm để có một giấc ngủ ngon, bất kể bạn đi ngủ sớm hay ngủ nhanh đến mức nào. Loại bỏ hoặc hạn chế các loại đồ uống có cồn và bạn sẽ có một giấc ngủ ngon hơn, giúp bạn dễ dàng thức dậy sớm hơn mà không cảm thấy mệt mỏi hay kiệt sức.
Bổ sung Melatonin
Cơ thể bạn sản xuất hormone Melatonin một cách tự nhiên và chúng chính là yếu tố điều chỉnh thời gian ngủ và thức của bạn. Nếu bạn đang gặp khó khăn để có được một giấc ngủ ngon vào ban đêm, bạn cũng có thể bổ sung Melatonin để giúp điều chỉnh giấc ngủ của bạn khi bạn muốn bắt đầu thức dậy vào buổi sáng sớm. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ nếu bạn đang dùng các loại thuốc cho các vấn đề khác của cơ thể.
Hạn chế điện thoại trước khi ngủ
Có vô số các trang web và ứng dụng mạng xã hội khiến bạn mất tập trung, vì thế, hãy cố gắng vượt qua sự “cám dỗ” của việc nhìn vào điện thoại trong vài phút trước khi đi ngủ. Thêm nữa, ánh sáng xanh lam sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ ngủ của bạn. Nếu bạn đang muốn có một giấc ngủ ngon vào ban đêm và không bị phân tâm khi thức dậy sớm, hãy quên điện thoại đi và tự thưởng cho mình một giấc ngủ ngon.
Ngủ trưa có lợi thế nào?
Sau bữa trưa, nếu bạn tranh thủ có được giấc ngủ ngắn thì sẽ giúp cơ thể sảng khoái và tràn đầy năng lượng hơn, dưới đây là những lý do vì sao bạn nên ngủ trưa.
Cải thiện tiêu hóa
Sau bữa ăn trưa hoặc sau đó nữa, nếu bạn có thể tranh thủ chợp mắt một chút sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Bởi lúc ngủ trưa cơ thể được thư giãn, toàn bộ năng lượng tập trung vào việc tiêu hóa thức ăn đồng thời hấp thụ các chất dinh dưỡng lưu thông khắp cơ thể. Nhờ đó có thể ngăn ngừa được một số vấn đề như hội chứng ruột kích thích (IBS), táo bón và mụn trứng cá.
Giảm đầy hơi
Đầy hơi là một cảm giác khó chịu và chẳng ai muốn điều đó xảy ra. Nguyên nhân của tình trạng này là do bạn ăn quá nhanh, hoặc do loại thực phẩm nạp vào cơ thể hay bất kỳ một lý do nào khác. Vấn đề này có thể giải quyết nếu bạn có được một giấc ngủ ngắn, bởi qua việc ngủ trưa sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp bạn tránh được cảm giác khó chịu do ăn quá no vào bữa trưa.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Trái ngược với suy nghĩ của rất nhiều người khi cho rằng việc ngủ trưa sẽ khiến giấc ngủ ban đêm bị xáo trộn. Điều này chỉ xảy ra khi bạn đang tuân thủ một lịch trình ngủ thất thường vào ban đêm hoặc do thiếu ngủ.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một giấc ngủ ngắn khoảng 30 phút trong khoảng từ 1h chiều và 3h giờ cùng với việc tập luyện thể dục hợp lý ở ban ngày sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
Cải thiện sự cân bằng nội tiết tố
Nếu như cơ thể bạn đang gặp những vấn đề bất thường ở nội tiết tố nào thì việc ngủ sau bữa trưa sẽ giúp cải thiện điều đó. Với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường týp 1, týp 2, COPD và tuyến giáp có thể nhận được những lợi ích đặc biệt khi biến việc ngủ trưa thành một phần trong lịch trình hàng ngày của họ.
Cải thiện tâm trạng và trí nhớ
Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp cải thiện tâm trạng, khơi dậy nguồn sáng tạo và khôi phục trí nhớ. Nhờ giấc ngủ ngắn mà bạn có được sự tỉnh táo, giảm mức độ căng thẳng tồn tại trong con người.
Làm thế nào để ngủ trưa đúng cách?
Có một số điều bạn phải ghi nhớ để đạt được lợi ích tối đa trong việc ngủ trưa:
Khi nào – Ngay sau bữa trưa.Làm thế nào – Nằm xuống theo tư thế “bào thai”- tức là cuộn tròn người về phía đầu gối và nghiêng người theo phía bên trái.Thời lượng – 10 đến 30 phút (90 phút cho người rất trẻ, rất già và rất ốm yếu)Thời gian lý tưởng – Khoảng thời gian để nghỉ trưa từ 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều.
Nếu bạn đang ở nhà, hãy nằm xuống giường. Tại nơi làm việc nếu không có chỗ ngủ thì chỉ cần gục đầu xuống bàn làm việc để nghỉ ngơi.
Những việc không nên làm trong một ngày
Một số điều cần tránh làm trong ngày nếu muốn có một giấc ngủ ngắn yên bình:
Không ngủ trưa từ 4 giờ chiều đến 7 giờ tốiTránh các chất kích thích như trà, cà phê, t.huốc l.á, socola sau bữa trưa.Ngủ nhiều hơn 30 phút.Vừa ngủ vừa mở tivi.