Một nhân viên chăm sóc sức khỏe ở Tây Ban Nha mắc COVID-19 hai lần trong vòng 20 ngày.
Người phụ nữ 31 t.uổi lần đầu có kết quả dương tính vào ngày 20/12/2021, trong đợt xét nghiệm PCR định kỳ dành cho nhân viên. Cô được tiêm mũi vaccine thứ 3 trước đó 12 ngày. Bệnh nhân không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào, nhưng vẫn tự cách ly trong 10 ngày trước khi trở lại làm việc.
Ngày 10/1/2022, cô bị ho, sốt và tiến hành một xét nghiệm PCR khác, cho kết quả dương tính lần thứ 2. Hai lần nhiễm bệnh của nữ nhân viên y tế này cách nhau 20 ngày.
Trường hợp trên được báo cáo tại Đại hội Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm của châu Âu năm nay ở Lisbon (Bồ Đào Nha). Bệnh nhân được giải trình tự gene, cho thấy cô nhiễm hai chủng SARS-CoV-2 khác nhau. Lần mắc vào tháng 12/2021 là biến thể Delta và lần thứ hai, vào tháng 1, là Omicron.
Bác sĩ Gemma Recio, một trong những tác giả nghiên cứu, nhận định: “Ca bệnh này làm nổi bật khả năng của biến thể Omicron tránh được miễn dịch có được từ vaccine và nhiễm các biến thể trước đó”.
Tuy nhiên, tiêm chủng và từng mắc COVID-19 vẫn chống lại bệnh nặng và nhập viện ở những người nhiễm Omicron.
Nguy cơ tái nhiễm
Trước tháng 11/2021, dưới 1% tổng số ca COVID-19 ở Anh là tái nhiễm. Nhưng sau khi Omicron chiếm ưu thế, con số này tăng vọt lên 11%. Điều đó cho thấy, việc nhiễm các biến thể Alpha hoặc Delta trước đó không có khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại Omicron. Tuy nhiên, việc tái nhiễm 2 chủng virus cùng thuộc Omicron ít hơn rất nhiều.
Dữ liệu ban đầu của Vương quốc Anh chỉ ra, một số người đã nhiễm cả hai chủng của biến thể Omicron, đầu tiên là BA.1 và sau đó là BA.2. Các nhà khoa học ở Đan Mạch đ.ánh giá khả năng n.hiễm t.rùng kép có thể xảy ra nhưng rất hiếm.
Phân tích của Đan Mạch xem xét dữ liệu của 1,8 triệu ca COVID-19 từ cuối tháng 11/2021 đến giữa tháng 2/2022 bằng thời gian Omicron lan tràn. Kết quả chỉ ghi nhận 187 trường hợp tái nhiễm COVID-19, xảy ra cách nhau từ 20 đến 60 ngày. Các nhà nghiên cứu chỉ tìm thấy 47 ca tái nhiễm với các biến thể BA.1 và BA.2, chủ yếu xảy ra ở những người trẻ chưa tiêm chủng với triệu chứng nhẹ không dẫn đến nhập viện hoặc t.ử v.ong.
Mặc dù 47 người trên 1,8 triệu ca là một tỷ lệ rất thấp nhưng dữ liệu có thể thay đổi nếu được thu thập lâu hơn.
Monica Gandhi, giáo sư y khoa tại Đại học California (Mỹ), nói tình trạng tái nhiễm Omicron có thể trở nên phổ biến hơn so với nghiên cứu của Đan Mạch. Giáo sư Gandhi lưu ý, các kháng thể có được từ vaccine hoặc từng nhiễm bệnh có thể chỉ tồn tại trong khoảng 4 tháng và khi sự bảo vệ mất đi, mọi người dễ có nguy cơ trở lại.
Nuốt giun đất sống với muối có giúp ngăn ngừa tái nhiễm Covid-19?
Tôi nghe nói nếu nuốt giun đất sống kèm vài hạt muối thì sẽ không bị tái nhiễm Covid-19 trở lại.
Xin hỏi bác sĩ điều này có đúng không ( Huỳnh Văn Nghĩa, 38 t.uổi, TP.HCM)
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Đàn, Phó trưởng Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM trả lời:
Đến hiện nay, kể cả y học hiện đại vẫn chưa có liệu pháp nào để ngăn ngừa tái nhiễm Covid-19. Do vậy, liệu pháp truyền tai nhau từ giai đoạn cấp tính đến giai đoạn hậu nhiễm về việc sử dụng giun đất sống hoặc kết hợp chung muối hột… phải rất cẩn trọng.
Giun đất (địa long) là một vị thuốc y học cổ truyền, tuy nhiên không có tác dụng ngừa tái nhiễm Covid-19.ẢNH: SHUTTERSTOCK
Trong y học cổ truyền, giun đất còn gọi là địa long, là vị thuốc có tính chất thanh nhiệt, trấn kinh, giải độc. Khi sử dụng, chúng tôi phải xử lý, làm sạch phơi khô, đặc biệt là có sao tẩm, thường sao với sinh khương (gừng), giúp quân bình âm dương, tăng hiệu lực điều trị giải dị ứng, hạ sốt, kháng viêm… Trong quá trình chế biến, chúng tôi phải xử lý, loại bỏ những yếu tố nguy cơ nằm trên thân giun, ruột giun, để có nguyên liệu sạch trước khi sao.
Những quốc gia như Hàn Quốc sử dụng giun để làm sản phẩm bồi bổ cho cơ thể, dùng dịch giun thì phải có phương pháp chế biến công nghiệp chứ không dùng sống. Tuy nhiên, dù chế biến theo phương pháp nào thì liệu pháp này cũng sẽ không giúp một người phòng ngừa tái nhiễm Covid-19.