Nhiệt độ giảm sâu, rét đậm, rét hại ở một số địa phương khiến cho người dân, đặc biệt là người cao t.uổi, đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Người dân ở Hà Nội phải đốt lửa ngoài đường sưởi ấm để xua tan cái lạnh mấy ngày qua. Ảnh: Ngô Nhung
Người cao t.uổi dễ mắc bệnh nặng
Theo các chuyên gia y tế, nhiệt độ xuống quá thấp là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người – nhất là trẻ nhỏ và người già – mắc bệnh về đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi. Bác sĩ Nguyễn Văn Thông, nguyên Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết, trời rét khiến người cao t.uổi dễ bị tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nguy cơ dẫn tới các bệnh lý tim mạch, như rối loạn nhịp tim, tai biến mạch m.áu não, đột quỵ, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây méo miệng, liệt mặt; tê cóng, bệnh xương khớp… Trong đó, đột quỵ là chứng bệnh hay gặp trong những ngày trời lạnh, đặc biệt là với người già, người có bệnh nền…
Bên cạnh đó, khi rét đậm, hạ thân nhiệt là biến chứng nguy hiểm nhất, gây ảnh hưởng xấu tới não bộ và có thể gây t.ử v.ong, thường gặp ở người già, t.rẻ e.m, người làm việc quá lâu ở ngoài trời lạnh… Trời rét còn gây cước chân, tay. Trường hợp cước nặng có thể gây mất cảm giác kéo dài hoặc suốt đời, thậm chí dẫn đến hoại thư, có thể phải cắt chi.
Bệnh viện Lão khoa Trung ương trong những ngày gần đây ghi nhận số lượng bệnh nhân tăng cao ở các khoa Cấp cứu và Đột quỵ; Hồi sức tích cực; Tim mạch – Hô hấp và Thần kinh – Alzheimer. Bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho hay, thời tiết lạnh là mối nguy hàng đầu với người cao t.uổi có t.iền sử tăng huyết áp, nguy cơ dẫn đến tai biến, đột quỵ, t.ử v.ong nếu không xử trí kịp thời.
Còn tại Bệnh viện Hữu Nghị, số lượng bệnh nhân cao t.uổi nhập viện tăng 15 – 20% so với ngày bình thường, chủ yếu là bị bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét đậm, rét hại, tai nạn do sưởi than hay chở trẻ đi ngoài trời lạnh cũng dễ xảy ra. Vừa qua, việc một b.é g.ái ở Hà Giang t.ử v.ong đột ngột do sưởi than là lời nhắc nhở các gia đình cần thận trọng khi sưởi ấm trong tiết trời giá lạnh.
Nâng sức đề kháng cơ thể
Sở dĩ thời tiết giá lạnh ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người cao t.uổi là do người già sức đề kháng suy giảm, cơ chế điều hòa mạch m.áu não kém, nhiều khi ngồi dậy đột ngột trong điều kiện thời tiết lạnh nửa đêm về sáng dễ dẫn đến đột quỵ.
Theo lời khuyên của chuyên gia y tế, để bảo đảm sức khỏe, mọi người cần hạn chế ra ngoài trời khi nền nhiệt thấp, nhất là trong những ngày rét đậm, rét hại. Người già và trẻ nhỏ nên ở trong phòng kín, tránh những nơi có gió lùa. Giữ ấm cơ thể bằng cách mặc ấm, đi găng tay, tất, đội mũ, quàng khăn, đeo khẩu trang… Cần chú ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
Khi trời giá rét, người dân không nên đi tập thể dục quá sớm hoặc khi trời quá lạnh. Với người cao t.uổi, không nên dậy vào 4 – 5h vì lúc đó huyết áp hay tăng. Bệnh nhân có t.iền sử huyết áp cao, béo phì, tiểu đường cần tuân thủ yêu cầu điều trị, phòng cơn tăng huyết áp kịch phát, gây vỡ mạch m.áu, đột quỵ.
Với trẻ nhỏ, theo bác sĩ Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, khi trời giá rét cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ thường xuyên, nhất là vào ban đêm; nếu cần thì đắp thêm chăn cho trẻ, nhưng không nên quấn quá chặt khiến trẻ khó thở. Khi trẻ chơi đùa bị toát mồ hôi, cần cởi bớt áo hoặc dùng khăn mềm lau mồ hôi để trẻ không bị lạnh dẫn đến cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi…
Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, theo các chuyên gia, người dân cần có chế độ ăn khoa học, đủ chất dinh dưỡng, tăng cường ăn hoa quả; uống nước ấm, tránh dùng đồ lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Người dân không nên uống rượu khi ở ngoài trời lạnh để tránh tình huống hạ thân nhiệt.
Ngoài ra, hoạt động ngoài trời lạnh dễ dẫn đến những cơn chuột rút ở chân, để phòng tránh hiện tượng này, theo bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, người dân cần tăng cường dùng thực phẩm giàu canxi.
Dồn dập nhập viện vì lạnh
Thời tiết cả nước chuyển lạnh, tại các tỉnh phía Bắc là những đợt rét đậm, rét hại đầu tiên của mùa đông năm nay; còn tại TPHCM và khu vực phía Nam, nhiệt độ ban ngày, ban đêm cũng có sự chênh lệch gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân.
Trong những ngày này, trẻ nhỏ, người già mắc bệnh phải nhập viện điều trị tăng hơn so với bình thường.
Trẻ nhỏ mắc cúm đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: QUỐC KHÁNH
Gia tăng bệnh hô hấp người già
Tại phòng khám hô hấp của Bệnh viện (BV) Thống Nhất, trong vòng 3 tuần nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 80 bệnh nhân mắc bệnh hô hấp đến thăm khám, tăng 20 lượt so với các tháng trước. Trong đó, các bệnh thường gặp là viêm phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Bác sĩ CK2 Ngô Thế Hoàng, Trưởng khoa hô hấp BV Thống Nhất, cho biết, bệnh hô hấp là nhóm bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, dễ tái phát và gây khó thở nên dễ nguy kịch cho người bệnh. Đối với người cao t.uổi, các bệnh hô hấp thường gặp có liên quan đến nhiễm khuẩn (viêm mũi họng, viêm phế quản…) nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc giao mùa.
Thông thường có nhiều loại vi khuẩn như phế cầu, liên cầu, tụ cầu… sinh sống ở đường hô hấp trên của người khỏe mạnh mà không gây bệnh. Nhưng khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, thời tiết thay đổi thất thường sẽ giúp các vi khuẩn này phát triển và gây bệnh. Đặc biệt, người cao t.uổi sức yếu, dinh dưỡng kém hoặc nằm một chỗ thời gian lâu do đột quỵ sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Tại BV Đại học Y Dược TPHCM, bác sĩ Nguyễn Khánh Dương, Trưởng khoa cấp cứu của BV, cho biết, số lượng người nhập viện do thời tiết thay đổi tăng trong những ngày qua. Trong đó có nhiều trường hợp nhập viện cấp cứu vì sử dụng than sưởi ấm để chống lạnh.
Điều này tưởng chừng vô hại, nhưng đó là lầm tưởng c.hết người. Bởi những loại than tổ ong, than củi khi cháy trong điều kiện thiếu không khí sẽ tạo ra loại khí cực độc là carbon monoxide (hay còn gọi là CO). Đây là loại khí không màu, không mùi, không gây kích thích cho da và mắt.
Bác sĩ Ngô Thế Hoàng cho biết, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua kháng sinh để điều trị khi có triệu chứng ho, cúm và sốt hoặc sử dụng đơn thuốc cũ nhiều lần khi bệnh tái phát mà không có chỉ định của bác sĩ.
“Chúng tôi rất hay gặp những bệnh nhân cao t.uổi bị bệnh hô hấp nhưng lại tự ý điều trị theo phương pháp không chính thống, làm bệnh tình nặng hơn thì mới nhập viện, như một số trường hợp lao phổi toàn phát. Bệnh ho kéo dài, sốt nhẹ, sụt cân nhưng chỉ nghĩ cảm cúm thông thường, điều trị tại các cơ sở tư, không đúng cách, không có hỗ trợ các cận lâm sàng. Đến khi bệnh nặng hơn, kiểm tra xét nghiệm đàm, chụp X-quang phổi phát hiện lao phổi khá nặng rồi”, bác sĩ CK2 Ngô Thế Hoàng cho hay.
Mùa cao điểm của cúm mùa
Theo TS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội nhiễm, Trung tâm Bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m, BV Nhi Trung ương, trong vòng 2 tháng qua, trung tâm đã tiếp nhận điều trị gần 1.000 trẻ bị cúm mùa, chủ yếu là cúm A và B. Hiện có khoảng 50 bệnh nhân đang điều trị tại khoa là bệnh nhi mắc cúm.
Tuy nhiên, đáng lo là trong đó có không ít bệnh nhi mắc cúm mùa nhưng lại bị biến chứng viêm phổi, viêm não, viêm phổi nặng. Trước số trẻ mắc cúm gia tăng, Trung tâm Bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m đã phải sắp xếp dành riêng nhiều phòng để điều trị bệnh nhân cúm, cách ly với những ca bệnh khác đề phòng lây chéo trong bệnh viện. Hơn nữa, phần lớn trẻ nhập viện vì mắc cúm mùa đều chưa được tiêm vaccine ngừa cúm.
Trong khi đó, bệnh cúm mùa lại có thể gây dịch theo vùng hoặc diện rộng, gây viêm đường hô hấp với các biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng. Đối với những trẻ có bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản co thắt, thiếu m.áu, suy giảm miễn dịch… rất dễ diễn biến nặng và có thể t.ử v.ong.
Ngoài biến chứng gây viêm phổi, viêm não, gần đây trung tâm bắt đầu ghi nhận những ca biến chứng viêm cơ tim. Bệnh nhi bị viêm cơ tim sau cúm thường có biểu hiện sốt cao, đau ngực, bụng, buồn nôn, nhịp tim nhanh và t.ử v.ong đột ngột.
Các chuyên gia dịch tễ cho biết, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp, nhưng trong giai đoạn thời tiết lạnh hiện nay rất dễ nhầm giữa bệnh cúm với cảm lạnh thông thường, vì đều có những triệu chứng mắc bệnh giống nhau. Tuy nhiên, giữa bệnh cúm mùa và cảm lạnh, tác nhân gây bệnh là khác nhau, khi cảm lạnh thường do một số siêu vi thông thường ở đường hô hấp gây ra như Adenovirus, Rhinovirus, Coronavirus.
Trong khi đó, bệnh cúm do virus cúm có tên khoa học là Influenzae và trẻ khi mắc cúm thường có biểu hiện rất rõ qua 3 hội chứng: hội chứng n.hiễm t.rùng (với việc trẻ thường bị sốt cao liên tục 39-40C, mệt lả, đuối sức vì sốt); hội chứng đau nhức (nhất là vùng trán, vùng trên nhãn cầu) và hội chứng viêm long đường hô hấp (gồm hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô và đau rát họng).
TS Đỗ Thiện Hải cảnh báo, cúm mùa là bệnh đặc trưng của mùa đông xuân nên thời gian tới số t.rẻ e.m mắc bệnh còn có thể tăng. Để phòng bệnh cúm mùa, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; giữ ấm cơ thể; đeo khẩu trang. Việc tiêm phòng vaccine ngừa cúm có ý nghĩa quan trọng với nhóm có nguy cơ lây nhiễm, nhất là với trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 8 t.uổi, nhân viên y tế và người có bệnh mạn tính.