Da nổi mụn, tóc rụng nhiều, tổn thương dạ dày… là các tác dụng phụ có thể xảy ra khi bạn loại bỏ thịt ngay lập tức khỏi bữa ăn.
Mọi người chọn ăn chay vì nhiều lý do. Một số làm điều đó vì sức khỏe của họ, trong khi những người khác quyết định ngừng ăn thịt vì lý do niềm tin.
Ăn chay chắc chắn có rất nhiều lợi ích nhưng việc từ bỏ thịt đột ngột có nguy cơ dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn và khá khó chịu. Cũng giống như bất kỳ sự thay đổi lớn nào trong chế độ ăn uống, việc giảm ăn thịt sẽ khiến cơ thể bạn rất căng thẳng.
(Ảnh minh họa: PCRM)
Dưới đây là những phản ứng của cơ thể có khả năng xảy ra nếu bạn đột ngột ngừng ăn thịt.
Da nổi mụn
Nếu bạn đang mơ ước có một làn da trắng sáng hoàn hảo, việc đột ngột cắt bỏ thịt khỏi chế độ ăn uống dễ mang đến sự bất ngờ khó chịu. Thịt đỏ rất giàu axit amin cần thiết cho việc sản xuất collagen. Không nhận đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu này có thể khiến da trông xỉn màu.
Thịt cũng chứa kẽm và ngay cả khi những người ăn chay bổ sung đậu và ngũ cốc giàu kẽm, cơ thể vẫn có thể không hấp thụ tốt. Không đủ kẽm ảnh hưởng đến làn da theo nhiều cách, bao gồm cả nguy cơ bị mụn trứng cá.
Tăng nhu cầu ăn vặt
Thịt là một trong những nguồn cung cấp protein chính. Nếu thịt bỗng biến mất khỏi chế độ ăn uống, cơ thể của bạn có thể phản ứng bằng cách chuyển sang chế độ sinh tồn. Bạn dễ dàng bị các món vặt không có lợi cho sức khỏe thu hút.
Cơ thể của bạn cần thời gian để thích nghi nếu bạn quyết định ăn chay. Hãy chuẩn bị một số đồ ăn nhẹ lành mạnh, chẳng hạn như các loại hạt hoặc trái cây, trong tầm với để tránh bị khoai tây chiên hoặc bánh quy giòn cám dỗ.
Tâm trạng thất thường
(Ảnh minh họa: Brightside)
Khi bạn bắt đầu một chế độ ăn kiêng mới, dù đó là thay đổi tốt cho cơ thể về lâu dài, thì lúc đầu bạn có thể trải qua đợt mệt mỏi. Bất cứ thứ gì bạn ăn đều có tác động mạnh mẽ đến tinh thần của bạn vì hệ vi sinh trong dạ dày tiết ra chất dẫn truyền thần kinh liên lạc với não.
Mặc dù tác dụng phụ khó chịu này chỉ là tạm thời và sẽ mất dần khi cơ thể bạn thích nghi với những thay đổi, nhưng một số người mới ăn chay có thể bị căng thẳng.
Tóc rụng nhiều hơn
Mặc dù kẽm có trong các loại đậu, hạt, nhưng người ăn chay vẫn có nguy cơ không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng thiết yếu này. Khi bạn thiếu kẽm kéo dài, tóc của bạn sẽ bị ảnh hưởng và rụng. Nếu bạn quyết tâm ngừng ăn thịt, hãy đảm bảo rằng bạn tiêu thụ nhiều kẽm hơn 50% so với lượng khuyến nghị.
Tổn thương dạ dày
Mặc dù ăn rau chắc chắn sẽ khiến đường ruột của bạn nhẹ nhõm nhưng việc đột ngột chuyển từ nhiều thịt sang không ăn chút nào dễ làm đảo lộn hệ vi khuẩn trong dạ dày.
Khi bất ngờ ăn những thực phẩm khác, ban đầu bạn có thể bị đau bụng và khó tiêu.
Cách chăm sóc các loại da nhạy cảm, dễ nổi mụn và tổn thương
Nếu bạn có làn da nhạy cảm, dễ nổi mụn và tổn thương thì sẽ rất cần được chăm sóc phục hồi đặc biệt.
Vậy bạn nên chọn các sản phẩm phục hồi chuyên sâu thế nào?
Trước khi tìm kiếm dòng sản phẩm phục hồi chuyên sâu, bạn cần thấu hiểu được làn da của mình đang gặp phải những “nỗi khổ” gì để có cách chăm sóc phù hợp.
Các loại da cần được chăm sóc phục hồi đặc biệt
Có 3 loại da đòi hỏi chế độ chăm sóc phục hồi đặc biệt chính là da nhạy cảm, da dễ nổi mụn và bị tổn thương.
Da nhạy cảm: Bạn thậm chí có thể không biết mình có làn da nhạy cảm cho đến khi có dấu hiệu dị ứng với một số sản phẩm, chẳng hạn như xà phòng, kem dưỡng ẩm hoặc trang điểm. Nguyên nhân khiến cho làn da của bạn trở nên nhạy cảm có thể là do da khô hoặc mắc các bệnh lý da liễu như chàm, viêm da dị ứng…
Da nổi mụn: Bụi bẩn tích tụ quá nhiều trên bề mặt có thể gây tắc nghẽn nang lông, giữ lại bã nhờn, mồ hôi và tế bào da c.hết. Do đó, với da dễ nổi mụn thì bước làm sạch lại càng phải được chú trọng hơn để giúp bạn có làn da sáng màu và mịn màng.
Da bị tổn thương: Làn da có thể bị tổn thương do thói quen nặn mụn hoặc sau khi thực hiện các liệu pháp thẩm mỹ xâm lấn như lăn kim, b.ắn laser… Đây là những phương pháp hiện đại mang lại những lợi ích nhất định, nhưng vẫn gây tổn thương hàng rào bảo vệ da như da sưng, ửng đỏ, kích ứng, khô và bong tróc, ngứa.
Trong số 3 loại da trên, da bị tổn thương cần được chú ý chăm sóc nhất để nhanh chóng phục hồi lấy lại vẻ đẹp khỏe mạnh. Đặc biệt, các loại da sau đây lại càng nên được chăm sóc phục hồi chuyên sâu: da mụn sau điều trị, da có tổn thương nông không rỉ dịch, vết thương vừa lành miệng và làn da sau khi đã trải qua các liệu pháp thẩm mỹ như lăn kim, b.ắn laser…
Vậy làm sao để bạn có thể chăm sóc loại làn da “đỏng đảnh” khó chiều này đây?
Nếu bạn lựa chọn đúng các sản phẩm chuyên sâu phục hồi dành cho da bị tổn thương thì sẽ chăm sóc và bảo vệ da khỏe đẹp hơn. Theo xu hướng làm đẹp hiện nay, nhiều người tìm đến các sản phẩm có công thức sinh học giúp hệ sinh thái của làn da dần quay trở về trạng thái cân bằng.
Các sản phẩm có công thức sinh học sẽ giúp hệ sinh thái của làn da dần quay trở về trạng thái cân bằng để khỏe mạnh hơn
Tiêu chí lựa chọn sản phẩm chuyên sâu phục hồi cho da tổn thương
Trước khi quyết định lựa chọn bất kỳ sản phẩm nào, bạn nên cân nhắc kỹ độ uy tín của thương hiệu và nguồn gốc tự nhiên đảm bảo an toàn cho da tổn thương. Hơn nữa, sản phẩm phải đảm bảo tiêu chí minh bạch về thành phần, nguồn gốc và công nghệ sản xuất, giúp người dùng có thể dễ dàng tra cứu thông tin.
Đặc biệt, bạn nên lưu ý 3 thành phần sau đây nếu đang tìm kiếm sản phẩm chăm sóc đặc biệt cho làn da bị tổn thương:
Acid Hyaluronic: Đây là dưỡng chất quan trọng giúp làn da khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Acid Hyaluronic giúp dưỡng ẩm và tạo môi trường ẩm cho da tổn thương mau hồi phục. Nhờ đó, Acid Hyaluronic tạo thành lớp màng sinh học, như một lớp da thứ hai có tác dụng che phủ vết thương, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Antalgicine: Antalgicine chính là thành phần thứ hai nên có trong sản phẩm chăm sóc da giúp tác động trực tiếp lên giai đoạn lành thương. Nhờ vậy, sản phẩm giúp giảm cảm giác đau ngứa và bứt rứt khó chịu khi lên da non.
Chiết xuất từ cây rau má: Thành phần này cũng chính là nguyên liệu không thể thiếu của sản phẩm dành cho da tổn thương, có tác dụng làm dịu kích ứng, mẩn đỏ. Chất asiatica trong rau má giúp kích thích tái tạo tế bào da mới, đồng thời hỗ trợ làm lành sẹo.
Ngoài 3 thành phần chủ đạo trên, bạn cũng cần chú ý đến các thành phần khác giúp hồi phục và chăm sóc da khỏe mạnh hơn như Glycerin, Sodium Hyaluronate, Copper Sulfate, ZinC Sulfate, ZinC Oxide… Trong khi Glycerin dưỡng ẩm, làm mềm da thì Sodium Hyaluronate làm nhiệm vụ duy trì độ ẩm cho làn da, kết hợp với Copper Sulfate, ZinC Sulfate và ZinC Oxide có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, làm lành và điều trị các tổn thương ngoài da.
Bioderma Cicabio Creme được xem như dòng sản phẩm chuyên dụng giúp phục hồi làn da bị tổn thương
Đối với những vùng da thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn nên dùng kem phục hồi có khả năng chống nắng cao để ngăn ngừa nguy cơ tăng sắc tố sau viêm.
Theo đó, bạn nên lựa chọn kem phục hồi da có chỉ số chống nắng SPF50 , nhằm giúp vết thương nhanh lành, làm dịu da, đồng thời ngăn ngừa tăng sắc tố trên da nhờ các màng lọc chống nắng hóa học giúp lọc tia UVA và UVB có cho da. Ngoài ra, sản phẩm không sử dụng hoạt chất chống nắng Octocrylene để giảm thiểu tối đa khả năng kích ứng trên làn da bị tổn thương.
Bộ đôi Bioderma Cicabio Creme và Cicabio SPF50 là giải pháp chăm sóc dành cho làn da dễ nổi mụn, da nhạy cảm và da bị tổn thương
Khi tìm kiếm sản phẩm chăm sóc cho làn da tổn thương, bộ đôi Bioderma Cicabio Creme và Cicabio SPF50 là những sản phẩm có thể đáp ứng các tiêu chí khắt khe trên. Đây cũng chính là lý do tại sao bộ đôi này ngày càng được ưa chuộng trên thị trường.
Chẳng những chăm sóc da an toàn, Bioderma Cicabio Creme và Cicabio SPF50 còn được xem như dòng sản phẩm giúp phục hồi làn da bị tổn thương do sẹo mụn, trầy xước, bỏng nhẹ, da sau khi thực hiện thủ thuật xâm lấn (lăn kim, phi kim, laser, peel)…