Sử dụng công nghệ nano, có thể lắng nghe được tiếng của vi khuẩn, theo tạp chí khoa học Scitech Daily.
Bạn đã bao giờ nghe nói vi khuẩn phát ra âm thanh chưa? Nếu có thể lắng nghe vi khuẩn, chúng ta sẽ có thể biết liệu chúng có còn sống hay không.
Khi bị t.iêu d.iệt bằng thuốc kháng sinh, vi khuẩn sẽ không còn phát ra tiếng nữa – tất nhiên trừ khi nó kháng lại thuốc kháng sinh.
Đã thu được tiếng rất nhỏ của một loại vi khuẩn bằng cách sử dụng công nghệ grapheme. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH TRANG SCITECH DAILY
Điều kỳ diệu này được các nhà nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Delft ( Hà Lan – viết tắt là TU Delft) do tiến sĩ Farbod Alijani dẫn đầu, đã thu được tiếng rất nhỏ của một loại vi khuẩn bằng cách sử dụng công nghệ graphene.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học Nature Nanotechnology.
Tiếng của vi khuẩn
Trong khi đang nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản về cơ học vật lý của graphene, thì một ý tưởng tò mò đến với nhóm nghiên cứu. Họ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu vật liệu cực kỳ nhạy cảm này tiếp xúc với một đối tượng sinh học nào đó.
Tiến sĩ Alijani cho biết: “Graphene là một vật liệu kỳ diệu, dạng carbon bao gồm một lớp nguyên tử. Rất bền với các đặc tính điện và cơ học, đồng thời cũng cực kỳ nhạy cảm với các lực bên ngoài”.
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Alijani bắt đầu hợp tác với nhóm sinh học nano của nhà vật lý người Hà Lan, Giáo sư xuất sắc tại TU Delft – tiến sĩ Cees Dekker và nhóm cơ học nano của tiến sĩ Peter Steeneken, Giáo sư kỹ thuật chính xác và hệ thống vi mô, TU Delft. Cùng với nghiên cứu sinh tiến sĩ Irek Roslon và tiến sĩ Aleksandre Japaridze, các nhà khoa học đã tiến hành các thí nghiệm đầu tiên bằng cách sử dụng vi khuẩn E. coli.
Giáo sư, tiến sĩ Cees Dekker nói: “Những gì chúng tôi thấy thật ấn tượng! Khi vi khuẩn bám vào bề mặt của trống graphene, nó tạo ra các dao động ngẫu nhiên với biên độ thấp vài nanomet mà chúng ta có thể phát hiện được. Chúng tôi có thể nghe thấy âm thanh của vi khuẩn!”, theo Scitech Daily.
Đây sẽ là một công cụ vô giá trong cuộc chiến chống lại tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Ảnh SHUTTERSTOCK
“Các dao động cực nhỏ là kết quả của các quá trình sinh học của vi khuẩn với sự đóng góp chủ yếu từ các roi của chúng. Những nhịp đ.ập của các vi khuẩn này trên graphene rất nhỏ, nhỏ hơn 10 tỉ lần so với cú đ.ấm của một võ sĩ quyền Anh. Tuy nhiên, những nhịp đ.ập ở cấp độ nano này có thể được chuyển đổi thành các bản nhạc có thể nghe thấy được – thật tuyệt làm sao!”, tiến sĩ Alijani nói.
Lắng nghe tiếng vi khuẩn để phát hiện nhanh tình trạng kháng kháng sinh
Nghiên cứu này có ý nghĩa to lớn trong việc phát hiện tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Nếu vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh, các dao động vẫn tiếp tục ở mức độ như cũ. Ngược lại, nếu vi khuẩn bị thuốc kháng sinh t.iêu d.iệt, rung động sẽ giảm trong vòng 1 – 2 giờ sau đó, rồi biến mất hoàn toàn. Nhờ độ nhạy cao của trống graphene, hiện tượng này có thể được phát hiện bằng tế bào.
Tiến sĩ Peter Steeneken kết luận: “Đây sẽ là một công cụ vô giá trong cuộc chiến chống lại tình trạng kháng thuốc kháng sinh, một mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với sức khỏe con người trên toàn thế giới” theo Scitech Daily.
Vì sao người bị viêm mũi dị ứng không nên ăn hải sản?
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể.
Ở người bình thường, hệ thống miễn dịch có vai trò chống lại những tác nhân gây hại cho cơ thể như vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng, hệ thống miễn dịch lại phản ứng quá mức đối với những thành phần hầu như vô hại (được gọi là kháng nguyên) với cơ thể như phấn hoa, lông thú vật, bụi… gây ra phản ứng viêm và kích thích, gọi là phản ứng dị ứng ở lớp niêm mạc phủ trên bề mặt mũi, mắt và các xoang.
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như: Khói, bụi, lông tơ, thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ, áp suất không khí. Bệnh thường gặp ở người t.uổi 21 – 30. Căn bệnh này làm ảnh hưởng tới cả sức khỏe, tâm lý và cả chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì bắt nguồn từ việc cơ thể phản kháng lại các dị nguyên gây dị ứng thông qua đường thở mũi. Nếu sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng sẽ làm tăng phản ứng dị ứng làm triệu chứng viêm mũi dị ứng trầm trọng hơn, phát ban trở nên rầm rộ hơn.
Người bị viêm mũi dị ứng không nên ăn hải sản.
Thực phẩm không nên ăn
Thức ăn có tính lạnh, béo và tanh như hải sản (như tôm, cua, cá biển, ốc, mực, hải sâm). Đây là thực phẩm chứa nhiều protein lạ dễ gây dị ứng. Thịt mỡ cũng có thể làm cổ họng của người bệnh khó chịu. Thịt gà thuộc tính phong lạnh, có thể làm tăng tình trạng dị ứng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên uống nước lạnh, kem, đá lạnh,… vì chúng gây tăng kích thích (ho,hắt hơi, chảy nước mũi,…)
Đồ ăn cay nóng: Các loại gia vị cay nóng như ớt, tiêu,… có thể khiến bệnh nhân viêm mũi dị ứng bị ngứa mũi, hắt xì liên tục. Bên cạnh đó, đồ ăn cay nóng cũng dễ khiến axit dạ dày trào lên trên cổ, gây ảnh hưởng xấu tới tai – mũi – họng.
Đồ uống có cồn, chất kích thích: Đối với người bị viêm mũi dị ứng, thực phẩm chứa cồn hay chất kích thích có thể tác động làm vết thương lâu lành hơn, kích thích niêm mạc mũi chảy dịch nhiều khiến bệnh viêm xoang mũi trở nên nghiêm trọng.
Nhộng tằm, côn trùng, nấm: Những thực phẩm này cũng dễ gây dị ứng. Thịt bò chứa hàm lượng protein cao nhưng cũng là thực phẩm dễ gây dị ứng nên bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng.
Thực phẩm nên ăn gì
Rau, củ quả giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Vitamin C có trong ớt chuông, cherry, cà rốt, bưởi, khế,… rất tốt cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, cam, táo, nước ép cà chua với hàm lượng chất chống oxy hóa cao cũng giúp chống lại bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn hiệu quả.
Món ăn giàu Omega-3: Cá hồi, cá mòi, cá nục,… là nhóm thực phẩm giàu chất béo Omega-3 tác dụng ngăn ngừa những phản ứng sưng tấy trên đường hô hấp.
Thực phẩm tính ấm: Các loại gia vị như hành, tỏi, gừng,… có tính ấm đều chứa nhiều chất kháng sinh, tác dụng phòng ngừa viêm mũi dị ứng và viêm xoang hữu hiệu.
Gia vị có tinh dầu: Các cây gia vị tinh dầu như bạc hà, rau mùi, rau ngổ,… tác dụng rất tốt đối với người bệnh viêm mũi dị ứng.