Theo đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 6 ca t.ử v.ong do sốt xuất huyết, tăng 200% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc phụ trách HCDC cho biết, tính đến 12h trưa 12/5, thành phố có 7.129 ca sốt xuất huyết, tăng 10,77% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số ca nặng là 158 ca, tăng gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ.
Hiện thành phố ghi nhận 6 ca t.ử v.ong, tăng 200%. Ông Tâm nhấn mạnh, đây là dịch bệnh rất đáng báo động. Ngành y tế đang giám sát chặt chẽ công tác phòng chống, thường xuyên tổ chức các đoàn đi kiểm tra, đôn đốc.
Kiểm tra đột xuất công tác phòng chống sốt xuất huyết tại công trình xây dựng.
Cũng theo ông Nguyễn Hồng Tâm, bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc đặc trị, không phải như bệnh COVID-19 đã có vaccine và có thuốc Molnupiravir nên hoạt động quan trọng nhất là vẫn là phòng ngừa.
Thành phố đang cao điểm mùa mưa, cần phải ngăn chặn việc đọng nước, loại bỏ những địa điểm, vật dụng có thể tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng. Người dân cần lưu ý nếu biểu hiện như sốt, nhức mỏi đau cơ không có nguyên nhân, hoặc có xuất huyết da thì sớm đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.
Lãnh đạo HCDC cũng thông tin thêm, tính đến trưa 12/5, TP.HCM có 1.283 ca mắc tay chân miệng. Tính theo số ca thì trong tuần tăng gấp 4 lần so với trung bình các tuần trước đó, nhưng nếu so sánh theo cùng kỳ năm ngoái thì vẫn đang thấp, giảm 85%. Hiện có 2 ca nặng và chưa có trường hợp t.ử v.ong. Tuy nhiên, thành phố không chủ quan lơ là, tiếp tục giám sát chặt chẽ để hạn chế ngăn chặn bùng phát dịch.
Bệnh truyền nhiễm vào mùa, TP.HCM phát hiện 53 ổ dịch sốt xuất huyết trong 1 tuần
Thời tiết nắng nóng kèm theo mưa đầu mùa là điều kiện để các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng bùng phát mạnh tại TP.HCM.
Trong những tuần qua, TP.HCM ghi nhận số ca sốt xuất huyết và tay chân miệng liên tục gia tăng, nhiều ca bệnh sốt xuất huyết nặng và t.ử v.ong.
Số ca tay chân miệng tăng 136%
Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng 1, mỗi ngày có khoảng 30 bệnh nhân ngoại trú đến khám tay chân miệng. Số bệnh nhân nội, ngoại trú trong tuần qua khoảng 300 ca.
Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết, số liệu đầu tuần có 39 ca điều trị tay chân miệng tại bệnh viện, trong đó có một ca nặng ở mức trung bình.
“Do thời tiết nắng nóng, số ca bệnh tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng, dự báo sẽ còn tăng mạnh trong khoảng tháng 6 đến tháng 8”, bác sĩ Quy chia sẻ.
Trong khi đó, tại Bệnh viện Nhi đồng 2, nếu trong tuần từ ngày 3.4 đến 9.4 có 70 ca ngoại nội trú điều trị tay chân miệng thì từ ngày 3.5 đến 9.5, con số này tăng lên gấp gần 8 lần với 537 ca, trong đó 497 ca ngoại trú, 40 ca nội trú.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, mỗi ngày có khoảng 50 – 100 bệnh nhân đến khám tay chân miệng, khoảng 10% trẻ phải nhập viện.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 18 (từ ngày 29.4 đến 5.5), TP.HCM ghi nhận 420 ca tay chân miệng, tăng 136,4% so với trung bình 4 tuần trước là 55 ca. Trong đó, số ca ngoại trú tăng 325,9% và nội trú tăng 75%.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM. Ảnh Lê Cầm
Phát hiện 53 ổ dịch sốt xuất huyết
Theo HCDC, trong tuần 18, toàn thành phố ghi nhận 53 ổ dịch sốt xuất huyết mới phát sinh ở 28 phường, xã thuộc 6/22 quận huyện, thành phố Thủ Đức, tăng 27 ổ dịch mới so với tuần trước đó. Số ổ dịch tích luỹ đến tuần 18 năm 2022 là 269 ổ dịch.
Trong tuần 18, ghi nhận có 680 ca bệnh sốt xuất huyết tăng 45,7% so với trung bình 4 tuần trước là 467 ca. Số ca mắc tích lũy đến tuần 18 là 6.176 ca, tương đương với cùng kỳ năm 2021 .
Từ đầu 2022 đến nay, ghi nhận 4 ca sốt xuất huyết t.ử v.ong. Có 20 trong số 22 quận huyện có số ca bệnh trong tuần tăng so với số ca trung bình 4 tuần trước.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, cho biết mỗi ngày có khoảng 100 – 150 trẻ đến khám sốt xuất huyết, trong đó tỷ lệ nhập viện 15%.
“Nếu so với năm 2019, 2020 thì con số này không tăng, tuy nhiên so với 2021 do bùng phát dịch Covid-19 thì số ca bệnh tăng, đặc biệt trong thời điểm hiện nay mùa mưa đến sớm”, bác sĩ Tiến cho biết.
Trẻ bị sốc sốt xuất huyết điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố. Ảnh BVCC
Chủ động phòng, phát hiện bệnh sớm, không nên chủ quan
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM khuyến cáo phòng Y tế quận huyện có văn bản nhắc nhở các đơn vị y tế cơ quan, phòng khám tư nhân, các cơ sở chẩn đoán, bác sĩ gia đình trên địa bàn ngay sau khi tiếp nhận các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, phải báo cáo cho Trung tâm Y tế để điều tra, xác minh trong vòng 24 giờ.
Theo bác sĩ Tiến, những cơn mưa đầu mùa báo hiệu mùa dịch sốt xuất huyết đã cận kề. Do đó cả nhân viên y tế và phụ huynh không được chủ quan, cần theo dõi phát hiện sớm, đưa trẻ đến nhập viện sớm, không nên chỉ lo nghĩ trẻ mắc Covid-19 hay bệnh khác.
Phụ huynh cần theo dõi trẻ, nếu thấy trẻ sốt cao trên 2 ngày, có một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện, ngay cả trong đêm, như: quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì; đau bụng, c.hảy m.áu cam, m.áu răng hoặc ói ra m.áu, tiêu phân đen; tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống
“Khi thấy trẻ sốt, kèm chảy nước dãi, phụ huynh không nên chủ quan, nghĩ do mọc răng mà cần quan sát trong miệng trẻ xem có loét, viêm gì không và đưa đi khám để kịp thời phát hiện nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng”, bác sĩ Quy khuyến cáo.