Thói quen nấu ăn tại nhà có thể tăng nguy cơ ung thư, bạn cần bỏ ngay

Nấu một món quá lâu, sử dụng nhiệt độ cao để nướng, chiên ngập dầu là những thói quen cần bỏ trong nhà bếp.

Theo nghiên cứu của Supermarket News, đại dịch COVID-19 đã truyền cảm hứng cho mọi người nấu ăn ở nhà nhiều hơn. Tỷ lệ tăng lên tới 65% so với trước đây.

Đây là xu hướng tích cực nhưng các đầu bếp tại gia cần nhận thức, thực phẩm và cách chế biến có thể ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào. Nhiễm khuẩn chéo hoặc nấu chưa chín một số loại thực phẩm thường là những mối nguy hiểm phổ biến nhất trong nhà bếp. Ngoài ra, một số phương pháp nấu ăn cũng gây ra nguy cơ nhiễm bệnh.

thoi quen nau an tai nha co the tang nguy co ung thu ban can bo ngay 50d 6411237

Món ăn chiên nướng ngập dầu không tốt cho sức khỏe.

Nướng, chiên ngập dầu và áp chảo tạo ra hàm lượng cao các hợp chất gây ung thư trong món ăn.

Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, các amin dị vòng và hydrocacbon thơm đa vòng là các chất hóa học được hình thành khi thịt bò, thịt lợn, cá hoặc gia cầm được nấu chín bằng nhiệt độ cao, chẳng hạn như rán hoặc nướng trực tiếp trên lửa.

Các hợp chất hóa học này có khả năng tác động tới DNA, dẫn đến tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư đường tiêu hóa, tuyến t.iền liệt và ung thư phổi. Nhiệt độ nấu cao và thời gian nấu lâu hơn, rủi ro sẽ tăng thêm.

Ngoài ra, Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết, thực phẩm giàu tinh bột được nấu ở nhiệt độ cao như khoai tây chiên hoặc bánh mì nướng cháy, tạo ra acrylamide cũng là một chất gây ung thư.

Tình trạng cháy khét của món ăn là dấu hiệu cho thấy các hợp chất có hại đang tồn tại. Hydrocacbon thơm đa vòng xuất hiện khi nước trái cây hoặc chất béo nhỏ giọt lên bề mặt thực phẩm được nung nóng hoặc lửa, dẫn đến ngọn lửa bốc cao và khói. Bản thân khói có chứa hóa chất, bám vào thực phẩm khi nấu chín.

thoi quen nau an tai nha co the tang nguy co ung thu ban can bo ngay abf 6411237

Cần loại bỏ các phần thực phẩm cháy.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Nghiên cứu Ung thư và Ung thư Lâm sàng, tiếp xúc với khói dễ làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Các phương pháp nấu ăn như chiên ngập dầu hay áp chảo cũng có khả năng gây ra những điều không mong muốn khác.

Trong thông cáo báo chí từ Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (IARC), thịt chế biến sẵn được phân loại là chất gây ung thư Nhóm 1 – cùng loại với hút thuốc và uống rượu – đặc biệt liên quan đến ung thư đại trực tràng. Cơ quan này định nghĩa thịt chế biến là “thịt qua quá trình ướp muối, xử lý, lên men, hun khói hoặc các quy trình khác để tăng hương vị hoặc cải thiện khả năng bảo quản”.

Theo Viện Ung thư Quốc gia, bạn nên tránh nấu quá lâu, giảm sự tiếp xúc của thực phẩm với ngọn lửa trần và nhiệt độ cao, loại bỏ phần thực phẩm bị cháy sẽ giảm hình thành các chất độc hại. Sử dụng giấy bạc khi nướng và ướp với các loại thảo mộc, gia vị cũng giảm nguy cơ gây ung thư. Luộc, hấp, sử dụng nhiệt độ thấp, ít dùng dầu mỡ đều là những phương pháp nấu ăn ít rủi ro hơn.

Hé lộ nguyên nhân tại sao người không hút thuốc vẫn bị ung thư phổi

Nghiên cứu làm sáng tỏ nguồn gốc của ung thư phổi ở những người không bao giờ hút thuốc.

he lo nguyen nhan tai sao nguoi khong hut thuoc van bi ung thu phoi 390 6044753

Nghiên cứu làm sáng tỏ nguồn gốc của ung thư phổi ở những người không bao giờ hút thuốc. Ảnh SHUTTERSTOCK

Một phân tích gien của bệnh ung thư phổi ở người không có t.iền sử hút thuốc đã phát hiện ra rằng phần lớn các khối u này phát sinh từ sự tích tụ của các đột biến gây ra bởi các quá trình tự nhiên trong cơ thể, theo Science Daily .

Nghiên cứu được dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ và lần đầu tiên phát hiện có đến ba phân nhóm phân tử của ung thư phổi ở những người chưa bao giờ hút thuốc.

Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác của các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia, thuộc Viện Y tế Quốc gia Mỹ, được công bố ngày 6.9, trên tạp chí Nature Genetics .

Người dẫn đầu nghiên cứu, nhà dịch tễ học, tiến sĩ Maria Teresa Landi, bác sĩ của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, cho biết: “Chúng tôi nhìn thấy có nhiều dạng phụ khác nhau của ung thư phổi ở những người không bao giờ hút thuốc. Trong tương lai, chúng tôi có thể có những phương pháp điều trị khác nhau dựa trên những dạng phụ này”.

Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.ong do ung thư trên toàn thế giới. Hằng năm, hơn 2 triệu người trên thế giới được chẩn đoán mắc bệnh.

Hầu hết những người phát triển ung thư phổi có t.iền sử hút t.huốc l.á, nhưng có đến 10-20% những người chưa bao giờ hút thuốc cũng phát triển ung thư phổi. Ung thư phổi ở những người không bao giờ hút thuốc xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn và ở độ t.uổi sớm hơn so với ung thư phổi ở những người hút thuốc, theo Science Daily.

Các yếu tố rủi ro về môi trường, như hít phải khói t.huốc l.á, tiếp xúc với radon, ô nhiễm không khí và amiăng, hoặc đã từng mắc các bệnh phổi trước đó, có thể là nguyên nhân gây ra một số dạng ung thư phổi ở những người không bao giờ hút thuốc, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa biết nguyên nhân gây ra phần lớn các bệnh ung thư này.

Trong nghiên cứu dịch tễ học lớn này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng giải trình tự toàn bộ bộ gien để mô tả đặc điểm của những thay đổi bộ gien trong mô khối u và đối chiếu với mô bình thường của 232 người không bao giờ hút thuốc, nhưng vẫn bị ung thư phổi. Các bệnh nhân này vẫn chưa trải qua quá trình điều trị ung thư.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các bộ gien của khối u để tìm các dấu hiệu đột biến, như thiệt hại do các hoạt động tự nhiên trong cơ thể, ví dụ, sửa chữa ADN bị lỗi hoặc căng thẳng ô xy hóa, hoặc do tiếp xúc với chất gây ung thư.

Kết quả cho thấy, các dấu hiệu đột biến hoạt động giống như một kho lưu trữ các hoạt động của khối u dẫn đến sự tích tụ các đột biến, cung cấp manh mối về nguyên nhân gây ra ung thư, theo Science Daily .

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng phần lớn bộ gien khối u của những người không bao giờ hút thuốc mang các dấu hiệu đột biến do tổn thương từ các quá trình tự nhiên xảy ra bên trong cơ thể.

Vì nghiên cứu chỉ giới hạn ở những người không bao giờ hút thuốc, các nhà nghiên cứu không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu đột biến nào trước đây có liên quan đến việc hút t.huốc l.á trực tiếp. Họ cũng không tìm thấy những dấu hiệu đó trong số 62 bệnh nhân đã hít phải khói thuốc.

Tuy nhiên, tiến sĩ Landi cảnh báo rằng quy mô thí nghiệm còn nhỏ và mức độ phơi nhiễm là khác nhau. Ông cho biết, cần có nghiên cứu lớn hơn để biết thêm tác động của việc hít phải khói thuốc đối với sự phát triển của ung thư phổi ở những người không bao giờ hút thuốc.

Bác sĩ Stephen J. Chanock, Giám đốc Bộ phận Di truyền và dịch tễ học ung thư của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, lưu ý: “Chúng tôi hy vọng cuộc điều tra về các đặc điểm của khối u theo bộ gien sẽ mở ra những khám phá mới với nhiều loại ung thư”, theo Science Daily .

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *