Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) tối 9-5 cho biết số ca bệnh tay chân miệng trong tuần vừa qua đã tăng gần gấp 4 lần so với trung bình 4 tuần trước.
Số ca bệnh tăng ở cả nhóm bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú.
Thăm khám trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) – Ảnh: XUÂN MAI
Theo thông tin từ HCDC, trong 4 tháng đầu năm 2022, TP.HCM ghi nhận 936 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, với 95% trẻ mắc bệnh ở độ t.uổi từ 1 – 5 t.uổi.
Riêng chỉ trong tuần 18 (từ ngày 29-4 đến 5-5) TP ghi nhận 420 ca tay chân miệng, tăng gần gấp 4 lần so với trung bình 4 tuần trước đó. Số ca bệnh tăng ở cả nhóm bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú và khám ngoại trú.
Số ca tay chân miệng có sự gia tăng báo động ở hầu hết các quận, huyện và TP Thủ Đức, đặc biệt ở quận 12, Bình Tân, Gò Vấp, Tân Bình, huyện Hóc Môn và TP Thủ Đức.
HCDC cho biết thêm, đợt dịch tay chân miệng gần nhất tại TP.HCM xảy ra vào năm 2020 với 16.361 ca mắc, không ghi nhận ca t.ử v.ong. Chủ yếu vẫn là xảy ra ở trẻ trong độ t.uổi đi học.
Các chuyên gia dự đoán các dịch bệnh lưu hành thường niên tại TP.HCM như sốt xuất huyết, tay chân miệng sẽ diễn biến phức tạp trong năm nay, sau khi mọi hoạt động xã hội trở lại trạng thái bình thường sau 2 năm gián đoạn do COVID-19
Do đó, phòng ngừa dịch bệnh ngay từ sớm là điều rất quan trọng, không để dịch bùng phát và nhất là không để gây t.ử v.ong.
Phòng bệnh bằng cách nào?
Bệnh tay chân miệng lây truyền qua đường tiêu hóa nên trẻ dễ bị nhiễm bệnh do liên quan đến thực hành vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Việc dạy cho trẻ, người chăm sóc trẻ về vệ sinh cá nhân, nhất là việc rửa tay thường xuyên với xà phòng là rất quan trọng.
Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, giảm đến mức thấp nhất số trường hợp mắc, t.ử v.ong, không để dịch bùng phát, HCDC khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Rửa tay với xà phòng thường xuyên cho cả t.rẻ e.m và người lớn, đặc biệt trước khi người lớn tiếp xúc, chăm sóc trẻ.
2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, tay nắm cửa, mặt bàn/ghế, sàn nhà… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
5. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám, các dấu hiệu gồm sốt nhẹ hoặc vừa; mệt mỏi; đau họng; chảy nước bọt nhiều; tổn thương và đau rát ở răng hoặc chân răng; phát ban dạng phỏng nước 2-10mm màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông, sờ cộm, không đau, không ngứa; vết loét ở niêm mạc má, lợi và lưỡi.
6. Theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh chuyển nặng cần đưa trẻ đến nhập viện ngay gồm: sốt cao trên 39 oC không thể hạ bằng paracetamol; quấy khóc; giật mình nhiều lần; ói; tay chân run rẩy; co giật; tim đ.ập nhanh.
7. Cha mẹ có con bị tay chân miệng nên cho bé nghỉ học ít nhất 10 ngày để ngăn ngừa lây bệnh cho trẻ khác.
Cả gia đình có 12 F0: “Cơn bão Covid-19 quét qua, nhà có người bị bệnh nền, có lúc tôi lo lắng không thể nào ngủ được”
Anh Nguyễn Đạt – sinh năm 1991, ngụ tại Hóc Môn, TP.HCM chia sẻ về hành trình đi qua Covid-19 của gia đình anh, có lúc anh mất ngủ vì gia đình có nhiều người bị bệnh nền.
Tâm trạng hoảng hốt khi nhiễm Covid-19
Anh Đạt kể đầu tháng 9, chị gái anh Đạt đi test nhanh cộng đồng. Việc đi test nhanh được gia đình nghĩ là cho yên tâm vì mấy tháng cả nhà đều không ra ngoài. Anh Đạt giật mình khi chị gái thông báo dương tính với virus SARS-CoV-2, được y tế phường xét nghiệm lại PCR.
Ngay khi có kết quả, anh Đạt vô cùng lo lắng vì chị gái sống cùng nhà nhưng mắc bệnh lao. Thế rồi, lần lượt các thành viên trong gia đình có triệu chứng của Covid-19.
Anh Đạt hoang mang đặt mua test thử trên mạng về test cho cả nhà. 11 que thử đều hai vạch. Gia đình anh cả 3 thế hệ sống chung, người lớn nhất 68 t.uổi, người bé nhất 7 t.uổi.
Thể rồi, con hẻm nơi gia đình anh Đạt cứ mỗi ngày lại thêm 1 gia đình được cơ quan y tế giăng dây trước cửa. Con hẻm có hơn 20 hộ dân đến nay đã dương tính 2/3.
Kết quả test dương tính khiến cả gia đình anh Đạt lo sợ.
Những ngày đầu, anh Đạt vô cùng lo lắng. Bởi vì gia đình anh 3 thế hệ, nhiều người có bệnh nền. Ví dụ anh trai sinh năm 1974 bị xơ gan, bệnh thần kinh, chị gái bị lao phổi, mẹ anh Đạt 68 t.uổi cao huyết áp, có bệnh mạch vành… Nỗi lo bao trùm lên tất cả. Anh Đạt hoang mang, mất ngủ. Anh không thể nào chợp mắt được. Anh nghĩ ra những tình huống xấu của gia đình.
Hoang mang, sợ hãi, anh Đạt nhấn điện thoại lên gọi điện cầu cứu khắp nơi. Anh báo lên y tế phường nhưng cũng chưa được hỗ trợ. Anh Đạt lên Facebook, cứ có thông tin nhóm hỗ trợ nào anh lại vội vàng gọi. Anh Đạt kể không nhớ gọi biết bao nơi cầu cứu. Anh lo nhất là chị gái và anh trai có bệnh nền. Tuy nhiên, bên trạm y tế cũng không hỗ trợ được vì các bệnh viện đều quá tải.
Lúc đó, anh vào nhóm Giúp nhau mùa dịch hỗ trợ y tế. Anh được 1 bác sĩ tại TP.HCM nhận hỗ trợ cả gia đình. Bác sĩ gửi cho gia đình anh Đạt thuốc hạ sốt, thuốc kháng viên, kháng đông và hướng dẫn anh Đạt theo dõi sức khoẻ cả gia đình.
Để theo dõi, anh Đạt phải mua máy SpO2. Hàng ngày, anh đo nồng độ oxy m.áu cho từng người. Cả nhà 12 thành viên ai cũng sốt. Trẻ nhỏ sốt 2, 3 ngày, người lớn có người sốt 3, 4 ngày, có người cả tuần vẫn nóng sốt. May mắn, SpO2 của mọi người đều ổn. Mỗi lần sốt, anh Đạt lại cho uống thuốc hạ sốt cách nhau 4 – 6 h. Anh trai anh có t.iền sử xơ gan nên uống thuốc càng thận trọng hơn, chủ yếu hạ sốt bằng chườm ấm.
Quên cả bản thân mình
Anh Đạt cũng bị Covid-19 hành dữ dội. Sốt lên tới 40 độ C không hạ. Người đau nhức mỏi như có ai đ.ánh. Xương khớp rệu rã hoàn toàn, mất vị giác, khứu giác. Anh Đạt vẫn cố gắng lo cho các thành viên trong gia đình. Hiện tại, anh cho rằng chỉ có mình mới có thể giúp chính gia đình mình. Vì vậy, dù vô cùng mệt anh vẫn vận động, nấu nướng cho cả nhà.
Ai cũng bị sốt, 4,5 người mất vị giác, khứu giác nên anh Đạt chọn các món ăn như dạng bún, phở nhiều nước. Buổi sáng, anh nấu cháo cho cả nhà. Cố gắng ăn thật tốt để đảm bảo dinh dưỡng. Trẻ nhỏ cũng bị sốt nên chúng mệt mỏi, anh Đạt lại cố gắng tìm cách nấu những món ăn mà trẻ yêu thích.
Khi được bác sĩ tư vấn, anh Đạt cố gắng làm theo và dần dần cũng bình tĩnh lại hơn. Gia đình anh đều do anh sắp xếp, nhận tư vấn từ bác sĩ.
Đến nay, chỉ còn 1 người nữa vẫn đang sốt. Anh Đạt cho biết y tế phường xuống test cho 3 người có kết quả âm tính. Còn những người khác đều hết triệu chứng, hi vọng qua 14 ngày mọi việc sẽ ổn hơn.
Những ngày theo dõi sức khoẻ, anh Đạt cũng tìm hiểu các bài tập thở, tập vận động nhẹ nhàng để mọi người cùng tập đặc biệt là mẹ anh, chị gái. Anh cho rằng các thành viên không ai trở nặng do anh tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ cho từng người.
Bản thân anh cũng không cho phép mình bi quan vì anh là trụ cột chính trong gia đình. Sau cơn bão Covid-19 quét qua gia đình, anh Đạt thấy gia đình mình còn may mắn vì các thành viên đều bình an.
Đến nay, mọi lo lắng dịch bệnh đã tạm lui, anh Đạt lại cố gắng lo các nguồn hỗ trợ thực phẩm để giúp những người trong xóm của mình. Anh chia sẻ trong xóm đã 4 tháng qua không đi làm nên nhà ai cũng khó khăn vì thế anh tìm các nguồn hỗ trợ, san sẻ với cộng đồng.